Hình thức tổ chức sản xuất là gì

Tổ chức sản xuất là một thuật ngữ hiện nay được áp dụng khá nhiều trong doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất. Việc tổ chức sản xuất hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh và làm hài lòng khách hàng. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về khải niệm tổ chức sản xuất và cách tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp hiện nay.

Hình thức tổ chức sản xuất là gì


Nội dung

TỔ CHỨC SẢN XUẤT LÀ GÌ ?

Tổ chức sản xuất là một thuật ngữ được dùng trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. Tiếng anh chúng được gọi là Production Organization và thường được hiểu như là việc bố trí và xắp xếp người lao động, người kiểm soát và theo dõi dòng nguyên vật liệu công cụ sản xuất để tạo nên một sản phẩm nào đó đã được lên kế hoạch.

Ý NGHĨA CỦA TỔ CHỨC SẢN XUẤT

Hiện nay tại các doanh nghiệp thì việc tổ chức sản xuất đóng một vai trò quan trọng để giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển. Trong mọi quy trình sản xuất từ lên kế hoạch sản xuất cho đến thành phẩm đều cần có khâu tổ chức. Điều này giúp mang lại lợi ích cho doanh nghiệp tại nhiều mặt.

  • Giúp doanh nghiệp kiểm soát và sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu, nhân lực của công ty.
  • Tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giúp làm ăn có lãi và tái sản xuất và mở rộng trong tương lai
  • Tổ chức sản xuất khoa học còn giúp bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm và ảnh hưởng đến các khu vực khác

Hình thức tổ chức sản xuất là gì

CÁC CHỨC NĂNG CỦA TỔ CHỨC SẢN XUẤT

Việc tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp được thể hiện thông qua các chức năng như sau:

Chức năng kế hoạch:

Có thể nói việc tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp sẽ giúp xây dựng và thúc đẩy thành công cho doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai.

Việc này được thể hiện ở việc hoạch định cũng như chuẩn bị mọi công cụ, tài nguyên để hoạt động được diễn ra một cách trôi chảy nhất.

Chức năng thực hiện:

Nhờ tổ chức sản xuất chi tiết sẽ giúp các quy trình được thực hiện một cách nhịp nhàng hiệu quả từ đó tạo ra những sản phẩm đồng đều về chất lượng cũng như giảm thiểu tối đa thời gian sản xuất nhờ có quy trình chuẩn từ trước.

Chức năng kiểm tra

Đây là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Sau khi quá trình sản xuất được hoàn tất thì bước kiểm tra sẽ được thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng với yêu cầu của khách hàng mong muốn và các quy chuẩn đề ra. Tổ chức sản xuất hợp lý sẽ giúp kiểm tra đánh giá chất lượng nhanh chóng và chính xác hơn.

5 NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

Nguyên tắc 1: kết hợp hài hòa giữa chuyên môn hóa và kinh doanh tổng hợp.

Tính chuyên môn hóa trong sản xuất đã được đề cao và nhắc đến khá nhiều hiện nay. Khi mà khối lượng sản xuất ngày một lớn thì việc tổ chức sản xuất từng khâu cho từng bộ phận lại chiếm ưu thế hơn. Chúng giúp giảm thời gian sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm một cách đồng đều.

Kinh doanh tổng hợp được chỉ là loại hình hoạt động kinh tế bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất công nghiệp cho đến phân phối hàng hóa dịch vụ.

Hình thức tổ chức sản xuất là gì

Nguyên tắc số 2: Tập trung vào quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp của bạn cần phải cân đối giữa các khâu sản xuất, duy trì cũng như đảm bảo các bộ phận được triển khai một cách ổn định bà trơn tru. Cần kiểm tra quan sát và điều chỉnh ở những khâu bị quá trải hay giảm hiệu suất.

Nguyên tắc 3: xắp xếp nhân sự phù hợp

Trong nguyên tắc này đánh vào việc bạn sắp xếp nhân sự và nguồn lực con người một cách phù hợp nhất. Cần phân bổ thời gian cụ thể số ca làm việc hợp lý để cân bằng cho nhân viên không bị quá tải.

Nguyên tắc số 4: đảm bảo sản xuất được liên tục.

Trong quy trình sản xuất bạn sẽ thường bắt gặp những trường hợp thiếu nguyên vật liệu, nhân lực hay hỏng hóc máy móc. Lúc này kế hoạch tổ chức sản xuất cần phải được tính đến để giúp xem xét phòng ngừa các tình huống này xảy ra để đảm bảo quá trình được diễn ra một cách kịp thời và liên tục

Nguyên tắc 5: hoạt động sản xuất gắn liền với hoạt động quản trị.

Đây là nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất luôn gắn liền với định hướng của doanh nghiệp thông qua quản trị của lãnh đạo. Khi tổ chức sản xuất gắn liền với hoạt động quản trị thì các nhà lãnh đạo sẽ có thể nắm được quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Từ đó đưa hoạt động sản xuất đi đúng hướng và đạt được mục tiêu mong muốn.

\>> Xem thêm: Sản xuất theo đơn đặt hàng MTO là gì ?


Có thể nói việc tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là công việc quan trọng giúp doanh nghiệp có thể từng bước đạt được mục tiêu đề ra từ đó phát triển doanh nghiệp một cách tốt nhất và mang lại nhiều lợi ích về sau này. Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm và vai trò quan trọng của việc tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp.

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức ᴠà điều hành doanh nghiệp, TS. Trần Văn Hùng, Bộ Kế hoạch ᴠà Đầu tư, Cục Phát triển Doanh nghiệp, 2012)

Các loại hình sản xuất là gì?

Loại hình sản xuất là hình thức tổ chức sản xuất được quy định bằng mức độ chuyên môn tại địa điểm làm việc, số lượng chủng loại và sự đa dạng của đối tượng được tạo nên từ khu vực làm việc.

Mô hình sản xuất là gì?

Một mô hình sản xuất là một sự mô tả bằng số học về quá trình sản xuất được dựa trên mức giá và sản lượng của đầu vào lẫn đầu ra. Có hai cách tiếp cận chính để biểu diễn khái niệm về hàm sản xuất.

Mục đích của sản xuất là gì?

Hoạt động sản xuất là toàn bộ các hoạt động của con người để tạo ra sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của dân cư và xã hội. Những hoạt động đó người khác phải làm thay được và phải được pháp luật của quốc gia thừa nhận.

Loại hình sản xuất khối lượng lớn là gì?

Loại hình sản xuất hàng lớn là loại hình có khả năng sản xuất ra một khối lượng hàng hóa cực lớn, diễn ra liên tục trong vòng 4-5 năm. Bên cạnh đó, phương thức sản xuất này chỉ sản xuất một số chủng loại nhất định. Tuy nhiên, khối lượng sản xuất ra lại cực kỳ lớn.