Nội dung của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Ca dao là những bài học về những phẩm chất, tình cảm tốt đẹp của con người.

- Khái quát ý nghĩa bài ca dao: Bài ca dao: “…” đã cho thấy vẻ đẹp của người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân lao động.

B. Thân bài

Luận điểm 1: Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen – quốc hoa của dân tộc Việt Nam

- Câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của hoa sen trong muôn vài các loài hoa sặc sỡ khác.

- Gam màu chủ yếu của hoa sen là màu xanh của lá, màu trắng của hoa, màu vàng của nhị. Đây đều là những gam màu sáng, tươi, hòa quyện với nhau một cách hoàn hảo.

- Cách nói điệp từ, điệp hình ảnh nhưng đổi vị trí ở câu thơ 2 và 3 như gợi ra hình ảnh bông sen với hàng chục lớp cánh hoa mỏng manh bao bọc, ôm lấy nhau rồi cùng tỏa ra, sáng bừng giữa không gian.

- Không chỉ đẹp như một cô gái đôi mươi, hoa sen mặc dù sống trong đầm lầy “hôi tanh mùi bùn” nhưng vẫn vươn cao và tỏa ra hương thơm mát dịu, nhẹ nhàng mà quyến rũ vô cùng.

Luận điểm 2: Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã ẩn dụ để nói về vẻ đẹp và phẩm chất của con người Việt Nam, đặc biệt là người dân lao động.

- Dù sống trong bùn đen nhưng hoa sen vẫn mang trong mình cả vẻ đẹp kiều diễm bên ngoài lẫn hương thơm dịu nhẹ, phải chăng tác giả dân gian đang muốn ẩn dụ cho người dân lao động Việt Nam với những phẩm chất cao đẹp?

- Người dân Việt Nam bao đời nay luôn tự hào với những truyền thống tốt đẹp, với nền văn hiến, văn hóa lâu đời. Chính cái nôi văn hiến ấy đã tạo ra những con người với những phẩm chất đáng quý.

    + Hình ảnh hoa sen với từng lớp cánh mỏng manh bao bọc, ôm lấy nhau như thể hiện tình yêu thương, lòng tương thân tương ái, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của đồng bào ta trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.

    + Đặc biệt, hình ảnh hoa sen đứng trong bùn lầy nhưng vẫn tỏa ra hương thơm ngát như chính tâm hồn con người lao động Việt Nam, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn luôn giữ vững những phẩm chất trong sáng, cao đẹp.

Luận điểm 3: Biểu hiện phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam

- Người dân Việt Nam mang trong mình những phẩm chất đáng quý: chăm chỉ lao động, cần cù, chịu thương chịu khó, yêu thương đồng bào, kiên cường, dũng cảm,…

- Dù có chiến tranh, bị đàn áp, bóc lột, mua chuộc thế nào đi nữa thì người dân Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên chống giặc, trong khói bom đạn lửa, ta vẫn thấy được sự hiện diễn rõ nét của những con người nhỏ bé, tay cầm xẻng cuốc,… xông lên “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.”

- Dù có đói khổ, thiếu thốn, ta vẫn thấy một đồng bào đoàn kết, chia nhau từng miếng cơm manh áo, từng “hũ gạo cứu đói” (nạn đói 1945), cùng nhau chung tay làm việc vì một tương lai tươi sáng.

- Trong lao động sản xuất, dù điều kiện có khắc nghiệt đến đâu, người dân Việt Nam vẫn luôn cần cù chịu khó, “dầm mưa dãi nắng”, không quản khó khăn làm việc, tăng gia sản xuất để góp phần xây dựng đất nước.

⇒ Dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào, dù bùn có “hôi tanh” đến đâu thì tâm hồn người Việt Nam vẫn luôn trong sáng, giản dị và sáng ngời những phẩm chất cao đẹp, như bông hoa sen đẹp nhẹ nhàng mà đầy kiêu hãnh.

Đó cũng là một trong những lí do khiến cho hoa sen được chọn làm quốc hoa của dân tộc.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa bài ca dao: Vẻ đẹp của người dân lao động chính là niềm tự hào của đất nước ta.

- Bài học rút ra và liên hệ bản thân: Chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy những truyền thống, phẩm chất quý báu của ông cha ta.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 2

Câu 2 (trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn,...) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng mà chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Phương pháp giải:

Em có thể vẽ tranh hoặc viết một đoạn văn

Lời giải chi tiết:

- Bức tranh:

Nội dung của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Nội dung của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

- Viết đoạn văn:

     Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát tỏa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng chói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.

Câu 1

Câu 1 (trang 60, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Câu thứ hai…vừa mới nở”

Lời giải chi tiết:

- Ý kiến: “miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất”

- Lí lẽ: “quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí”

+ Bằng chứng: “Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”

- Lí lẽ: “nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen”

+ Bằng chứng: “Từ “lại” được dùng rất đắt”

- Lí lẽ: “một bông hoa sen vừa mới nở”

+ Bằng chứng: “Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị”

Câu 1

Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Em hãy xác định mối quan hệ giữa các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản dựa vào sơ đồ sau:

Nội dung của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Trước hết, vẻ đẹp…hôi tanh mùi bùn”

Lời giải chi tiết:

- Vấn đề bàn luận: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao

- Ý kiến lớn 1: Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình

+ Ý kiến nhỏ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.

+ Ý kiến nhỏ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

+ Ý kiến nhỏ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyển để chuẩn bị cho câu kết.

- Ý kiến lớn 2: Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

Câu 2

Câu 2 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Chỉ ra các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho các ý kiến.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Trước hết, vẻ đẹp của sen…hôi tanh mùi bùn”

Lời giải chi tiết:

- Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình

+ Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm

   Bằng chứng 1.1: Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục

+ Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

  Bằng chứng 1.2.1: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí

  Bằng chứng 1.2.2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen

  Bằng chứng 1.2.3: Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở

+ Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài

  Bằng chứng 1.3: câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết

- Ý kiến 2: Qua hình ảnh sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

+ Lí lẽ: Câu thứ tư: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

+ Bằng chứng 2.1: Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó

+ Bằng chứng 2.2: “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ theo nghĩa bóng

Câu 4

Câu 4 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo em, có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được không? Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Theo em, không thể thay đổi trật tự ý kiến lớn, ý kiến nhỏ vì các ý kiến đều dựa trên trật tự của văn bản, nếu thay đổi sẽ làm lộn xộn, lủng củng và mất đi tính chặt chẽ

- Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng dẫn dắt người đọc theo dõi các luận điểm một cách hợp lí, mạch lạc

Câu 6

Câu 6 (trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Văn bản trên đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài ca dao và văn bản trên, hãy nêu cảm nhận của em

Lời giải chi tiết:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh 

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Từ bao đời nay, nét trong sáng cao đẹp, phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam luôn được ca ngợi. Qua tục ngữ, ca dao ta thấy hiện lên từng nét đẹp của tâm hồn giúp ta hiểu được chân giá trị của con người. Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy nước đọng. Bông sen đơn sơ chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã lúp nào cũng ngan ngát. Hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn một vị nào khác dù hoa sen ở trong đầm. Đầm lầy càng u tối, hôi hám thì bông sen càng đẹp đẽ sáng tươi. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của con người Việt Nam hiện lên một cách thật tự nhiên, hợp lí đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.