Nhiệm vụ chính của cách mạng trung quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì

(TG) - Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại trong thế kỷ XX của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta chiến thắng là vì đã chọn đúng con đường giải phóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản, phát huy được sức mạnh dân tộc và thời đại. Một trong những nhân tố thời đại ấy là sự tác động, chỉ đạo, giúp đỡ to lớn của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III).

Nhiệm vụ chính của cách mạng trung quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì
Quần chúng cách mạng và tự vệ chiến đấu Hà Nội chiếm Phủ Khâm sai (Bắc Bộ phủ), ngày 19-8-1945. (Ảnh: TƯ LIỆU TTXVN)

Quốc tế III được thành lập ngày 2/3/1919 tại Mátxcơva (Liên Xô).Trong 24 năm hoạt động, với bảy kỳ Đại hội, Quốc tế III đã có nhiều đóng góp to lớn, chỉ đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc với nhiều nội dung, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác ở từng loại hình cách mạng các nước khác nhau.

Quốc tế III đã có sự tác động, chỉ đạo, giúp đỡ hết sức to lớn với phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước thuộc địa nói chung, với cách mạng Việt Nam nói riêng.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - một thành viên của Quốc tế III, nhân tố có tính quyết định. Có thể khẳng định sự tác động của Quốc tế III với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam trên một số nội dung sau:

Việc Quốc tế III xác định đúng đắn vấn đề dân tộc, thuộc địa, bổ sung khẩu hiệu của C.Mác và Ph.Ăngghen đề ra trong“vô sản tất cả các nước liên hiệp lại” bằng khẩu hiệu “vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”; thông qua Sơ thảo lần thứ nhấtdo V.I.Lênin khởi thảo và các “điều kiện gia nhập Quốc tế Cộng sản”; coi cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản tại Đại hội lần thứ II của Quốc tế III có một ý nghĩa vô cùng lớn lao không chỉ đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc nói chung mà đặc biệt có ý nghĩa thức tỉnh và định hướng đối với cách mạng Việt Nam.

Trước khi Quốc tế III thành lập, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhân sĩ, trí thức, sĩ phu yêu nước đã anh dũng, mưu lược trong tập hợp lực lượng ở trong nước để đấu tranh chống Pháp và đi ra nước ngoài “cầu viện”, tìm chỗ dựa. Các xu hướng giải phóng dân tộc theo lập trường dân chủ tư sản, theo xu hướng quân chủ lập hiến và theo con đường cách mạng vô sản đã xuất hiện. Tuy nhiên, việc cứu nước và giải phóng dân tộc theo con đường nào thì vẫn chưa được xác định rõ ràng. Trong khi phải đối phó với một kẻ thù hùng mạnh hơn, có kinh nghiệm xâm lược đã được tổng kết, có tiềm lực kinh tế - quân sự và có cả sự liên kết quốc tế của các nước đế quốc thực dân thì sự thiếu liên kết, thậm chí chia rẽ bởi những khuynh hướng khác nhau trong phong trào giải phóng dân tộc, sự thiếu liên hệ quốc tế, định hướng tư tưởng đã dẫn đến thất bại.

Việc Quốc tế III coi vấn đề dân tộc, thuộc địa, vấn đề tăng cường lãnh đạo chỉ đạo giúp đỡ toàn diện, phối hợp hành động giữa cách mạng chính quốc với cách mạng thuộc địa là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất, nằm ở vị trí trung tâm chú ý của Quốc tế Cộng sản đã định hướng cho các lực lượng yêu nước và cách mạng Việt Nam, đoàn kết họ lại với nhau để tìm ra một con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam, thoát khỏi tư tưởng đi tìm chỗ dựa của những người yêu nước đương thời. Hồ Chí Minh chú trọng nghiên cứu kỹ những văn kiện cơ bản và tư tưởng chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng nước ta, đặc biệt đánh giá cao những tư tưởng vĩ đại của V.I.Lênin trong, coi đó là “chiếc cẩm nang thần kỳ” là “con đường” giải phóng cho chúng ta, chấm dứt tình trạng bế tắc về đường lối cứu nước ở Việt Nam.

Tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản là cực kỳ quan trọng nhưng để biến đường lối đó thành hiện thực phải trải qua một công tác tổ chức thực hiện lâu dài, phải có những điều kiện và biện pháp cụ thể.

Quốc tế III đã tạo ra môi trường hoạt động quốc tế thuận lợi giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc và những người yêu nước Việt Nam trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, nghiên cứu khảo sát thực tế, học tập kinh nghiệm của các đảng, các phong trào, tạo diễn đàn đấu tranh để các đảng cộng sản ở chính quốc quan tâm đúng mức đến việc giúp đỡ cách mạng thuộc địa.

Quốc tế Cộng sản đã giao nhiệm vụ cho các Đảng Cộng sản Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Tiệp Khắc giúp đỡ in ấn tài liệu, chuyển tài liệu về Việt Nam. Tổ chức nhiều lớp học ở trường Đại học phương Đông và các lớp ở Quảng Châu để bồi dưỡng đào tạo cán bộ trong phong trào. Chính nhờ sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản thông qua các phân bộ của mình, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam có một bước chuyển biến căn bản từ tự phát sang tự giác, từ lẻ tẻ rời rạc đi đến có tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 2/1930, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam.

Thiếu sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản hoặc trực tiếp hoặc thông qua các chi bộ của mình, chủ nghĩa Mác - Lênin khó có thể được truyền bá vào phong trào cộng sản và công nhân ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Những tác phẩm cơ bản nhất như “Cộng sản sơ giải”, “Bệnh ấu trĩ tả khuynh”, “Hai sách lược của Đảng Công nhân Nga trong cách mạng dân chủ tư sản”, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” khó có thể vượt qua hàng rào kiểm soát của chủ nghĩa thực dân Pháp. Nhờ có việc thâm nhập lý luận Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, cách mạng Việt Nam đã có bước nhảy vọt về chất tạo ra những tiền đề cho việc chuẩn bị thành lập đảng mác-xít lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Quốc tế III đã đào tạo và bồi dưỡng cho cách mạng Việt Nam nhiều cán bộ ưu tú trở thành những lãnh tụ chân chính của cách mạng Việt Nam. Thông qua việc phân công và đào tạo trong công tác thực tiễn và qua các trường lớp của Quốc tế III (Trường Quốc tế Lênin, Trường Lao động cộng sản Phương Đông) nhiều chiến sĩ cộng sản Việt Nam đã trưởng thành trở thành các lãnh tụ chính trị xuất sắc của Đảng ta: Hồ Chí Minh, Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai... Nhờ được đào tạo cơ bản và có hệ thống mà Đảng ta có bước trưởng thành vững chắc về lý luận. Một số chiến sĩ cộng sản Việt Nam đã trở thành những “giáo sư đỏ” tham gia vào việc đào tạo cán bộ cho Quốc tế III. Trong 10 năm đầu thành lập Đảng, các chức vụ chủ chốt trong Đảng như Tổng Bí thư, Bí thư các xứ uỷ, tỉnh uỷ hầu hết là do cán bộ được đào tạo từ Quốc tế Cộng sản đảm đương. Chính vì vậy các chủ trương của Quốc tế III được thực hiện có hiệu quả ở Đông Dương. Nhờ đó cho dù lịch sử có những biến động, những thay đổi ở mỗi giai đoạn cụ thể khác nhau tác động đến sự cần thiết phải có sự điều chỉnh về sách lược mà Đảng ta đề ra ngay từ thời kỳ xây dựng Đảng là đúng đắn và chính xác. Điều đó có được chỉ có thể cắt nghĩa do sự trưởng thành của cán bộ, đảng viên Việt Nam được đào tạo trong Quốc tế III. Nhiều đồng chí đã được giao các trọng trách cao trong Quốc tế III. Nhiều đồng chí trở thành cán bộ giảng dạy lý luận của Quốc tế III.

Trong thời gian 10 năm hoạt động của Trường Lao động cộng sản Phương Đông (1921 - 1931), Quốc tế III đã đào tạo cho Đảng ta gần 100 cán bộ, đại đa số các đồng chí này khi về nước nắm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt của Đảng, lãnh đạo phong trào cách mạng từ cấp Trung ương đến các xứ uỷ, thành uỷ, tỉnh uỷ.

Quốc tế III thường xuyên chỉ đạo, uốn nắn kịp thời những vấn đề thuộc về đường lối, những vấn đề chiến lược và chỉ đạo chiến lược dễ dẫn đến tả khuynh hoặc hữu khuynh trong thực hiện - một điều khó tránh khỏi với một Đảng còn non trẻ. Quốc tế III đã đúng đắn khi phê bình sự công kích lẫn nhau của các tổ chức cộng sản và có chỉ thị cho Đảng về sự cần thiết phải hợp nhất Đảng theo đúng nguyên tắc của Quốc tế III. Quốc tế III cũng phê bình những biểu hiện tả khuynh trong Xô viết Nghệ An và Xô viết Hà Tĩnh cùng với một vài biểu hiện hữu khuynh, cầu an, dao động sau thất bại của phong trào. Với thái độ bôn-sê-vích và tính nhân đạo cộng sản, thái độ phê bình và chỉ trích của Quốc tế III là có tình có lý. Quốc tế III vẫn biểu dương mặt tốt và thấy rõ cả những sai lầm khó tránh khỏi của một Đảng còn trẻ tuổi. Thái độ này giúp cho những người cộng sản Việt Nam đứng vững và vượt qua khó khăn trong những năm khủng bố trắng của thực dân Pháp.

Nhờ có Quốc tế III những người cộng sản Việt Nam có điều kiện tập hợp và kiểm điểm, đánh giá lại phong trào thời gian qua, xây dựng Chương trình hành động năm 1932, Quốc tế III chủ trương và chỉ đạo mở nhiều cuộc thảo luận về các vấn đề cách mạng Đông Dương trong Quốc tế III những năm từ 1931 - 1934 để chuẩn bị cho các văn kiện chính trị và hồi phục Đảng ở Đại hội I.

Nhờ có Quốc tế III, Đảng ta kịp thời chuyển hướng sang thời kỳ Mặt trận dân chủ và sáng tạo ra một hình thức Mặt trận thích hợp ở Đông Dương - Mặt trận dân chủ Đông Dương mà không sa vào hình thức mặt trận nhân dân chống đế quốc nói chung. Sự tiếp thu đường lối mặt trận của Đảng ta trong và sau Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản năm 1935 đã đánh dấu sự vượt qua tư tưởng giai cấp chống giai cấp để chuyển sang sự kết hợp giai cấp - dân tộc trong cách mạng Việt Nam. Quốc tế III đánh giá cao và biểu dương kịp thời cách mạng Đông Dương trên toàn thế giới, giúp cho các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới có thể học tập từ kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam.

Sự tiếp thu đường lối mặt trận của Đảng ta trong và sau Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản năm 1935 đã đánh dấu sự vượt qua tư tưởng giai cấp chống giai cấp để chuyển sang sự kết hợp giai cấp - dân tộc trong cách mạng Việt Nam.

Cao trào 1930 - 1931 ở Việt Nam được Quốc tế III xem như là “những hình thức chủ yếu” của phong trào cách mạng dân tộc, đã “giáng một đòn trực diện” vào hệ thống đế quốc chủ nghĩa, coi Xô viết Nghệ Tĩnh là “thành tích đặc biệt to lớn”. Quốc tế III lưu ý các đảng cộng sản đặc biệt là Đảng Cộng sản Pháp trong lĩnh vực công tác thuộc địa cần phải học tập nhiều ở các đồng chí Đông Dương. Chính vì vậy, từ một phân bộ dự bị trực thuộc Đảng Cộng sản Pháp, tháng 4/1931, Quốc tế III đã quyết định công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một bộ phận dự bị trực thuộc Quốc tế Cộng sản. Hàng chục bài báo được đăng trên Tạp chíđưa tin về tình hình và diễn tiến của phong trào cách mạng Đông Dương nhằm biểu dương phong trào, đúc rút kinh nghiệm hoạt động và kêu gọi sự đồng tình giúp đỡ của cộng đồng cộng sản quốc tế với Việt Nam. Quốc tế III chỉ rõ “phải triệt để tìm mọi phương kế thực hiện việc giúp đỡ những người cộng sản Đông Dương chăm lo việc gây dựng lại cơ sở cho Đảng Cộng sản Đông Dương”, chỉ cho những người cộng sản Đông Dương hiểu rõ đường lối của Quốc tế III cùng những phương pháp hoạt động khôn khéo để tập hợp lại thợ thuyền làm đội tiền phong cho cách mạng Đông Dương. Sự hy sinh của Tổng Bí thư Trần Phú được Quốc tế III đánh giá là một tổn thất to lớn không gì bù đắp được của giai cấp vô sản Đông Dương mà còn là một tổn thất nặng nề của phong trào cộng sản quốc tế.

Chính sự ủng hộ mạnh mẽ, sự đồng tình biểu dương Đảng Cộng sản Đông Dương của Quốc tế III mà nhiều đảng, nhiều phong trào trên thế giới biết đến Đông Dương, Việt Nam, kính trọng hoạt động của Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Quốc tế III đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đội tiền phong của giai cấp vô sản Đông Dương đi theo đường lối của Quốc tế III, trực tiếp lãnh đạo thợ thuyền, dân cày và lao động nghèo khổ xứ Đông Dương, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Đó là biểu hiện của Đảng Bôn-sê-vích. Quốc tế III công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một bộ phận chính thức của Quốc tế Cộng sản tại Đại hội VII và bầu đồng chí Lê Hồng Phong là uỷ viên chính thức và là một trong hai uỷ viên là người các nước thuộc địa.

Nhiệm vụ chính của cách mạng trung quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì

V.I.Lênin đọc diễn văn tại Quảng trường Đỏ ở Mátxcơva trước các đơn vị tham gia khóa huấn luyện quân sự toàn dân, ngày 25/5/1919

Trong giai đoạn thế giới đứng trước nguy cơ chiến tranh do chủ nghĩa phát xít tiến hành, Quốc tế III đã có những chỉ đạo kịp thời về các hình thức đấu tranh, thành lập mặt trận thống nhất, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Đảng ta đã vận dụng sáng tạo những tư tưởng ấy, chuyển hướng chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, chuẩn bị về mọi mặt, chớp thời cơ, lãnh đạo toàn dân tộc tổng khởi nghĩa thắng lợi.

Sự tác động của Quốc tế III đối với cách mạng Việt Nam nói chung, đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nói riêng là sâu sắc, vai trò của Quốc tế III đối với cách mạng Việt Nam là quan trọng, đó là những cơ sở góp phần vào mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Luận giải vai trò Quốc tế III đối với cách mạng Việt Nam nói chung, đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nói riêng để chúng ta có thái độ đúng đắn đấu tranh với các quan điểm sai trái như: phủ nhận vai trò của Quốc tế III; phủ nhận vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng ta trong việc vận dụng sáng tạo và phát triển quan điểm của Quốc tế III vào hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam; phủ nhận đóng góp của cách mạng Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản quốc tế.

Luận giải vai trò Quốc tế III cũng là cơ sở nhận thức lịch sử cụ thể để đánh giá vai trò cá nhân của các lãnh tụ của Quốc tế III và của cách mạng Việt Nam đối với dân tộc; đấu tranh chống tư tưởng phủ nhận, xét lại lịch sử. Đồng thời, thông qua đó, chúng ta thống nhất tư tưởng và hành động, tiếp tục kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội - con đường duy nhất đúng đắn mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn./.

Thượng tá,ThS. Nguyễn Ngọc Hương