Nhà thầu liên doanh là gì

Liên danh nhà thầu là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp đứng tên để cùng nhau dự thầu dưới tư cách là nhà thầu liên danh và thực hiện gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án theo hồ sơ mời thầu. "Nhà thầu liên danh" & "Liên danh nhà thầu" là khái niệm thuộc điều chỉnh của luật đấu thầu.

Liên doanh (joint venture) là cùng nhau hợp tác đầu tư, kinh doanh, giữa hai bên hay nhiều bên. Việc liên doanh được quy định theo luật đầu tư. Liên doanh hình thành 1 pháp nhân mới trên cơ sở đóng góp của hai hay nhiều bên về vốn, đất đai, thiết bị và nhân lực. Pháp nhân này hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp.

Nhà thầu liên doanh là gì
Nhà thầu liên danh hay liên doanh? Phân biệt sự khác biệt. Ảnh minh họa

Lý do phải thực hiện liên danh là gì?

Lý do các nhà thầu phải liên danh với nhau thành nhà thầu liên danh thường xuất phát từ nguyên nhân là nếu chỉ một doanh nghiệp bất kỳ trong đó tham gia thì có thể không đủ khả năng lực thực hiện gói thầu đó.

Một lý do khác là do gói thầu lớn và các thành viên trong liên danh muốn tối ưu hóa phần công việc trong hồ sơ mời thầu phù hợp với năng lực của mình mà không phải chịu trách nhiệm như trường hợp sử dụng nhà thầu phụ.

Quy định của pháp luật về liên danh như thế nào?

Khoản 35, Điều 4 Luật Đấu Thầu quy định: nhà thầu chính chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Mục h, Khoản 1, Điều 5 Luật Đấu Thầu quy định: Nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

Khoản 3, Điều 5 Luật Đấu Thầu quy định: Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.

Khoản 6, Điều 11 Luật Đấu Thầu quy định: Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Khoản 1, Điều 65 & 71 Luật Đấu Thầu quy định: Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng.

Như vậy, với hình thức hợp tác liên danh (joint name/ joint operation) thì các thành viên liên danh không phải thành lập pháp nhân mới; liên danh kết thúc khi nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng với chủ đầu tư hoàn thành. Nó khác hoàn toàn với việc "liên doanh".

Mối liên kết để cùng nhau thực hiện hoạt động kinh doanh – thương mại bằng cách thành lập pháp nhân mới

Được quy định trong luật đấu thầu và đến nay vẫn còn sử dụng

 

Được quy định lần đầu tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 đến nay từ “Liên doanh” không cùng dùng vì đã bị thay thế bằng cụm từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Mục đích chủ yếu để các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện tham gia dự thầu có cơ hội tham gia cạnh tranh, hợp tác mang tính cục bộ, thực hiện dự án xong thì kết thúc. Và có 2 mục đích phổ biến khi doanh nghiệp sử dụng hình thức này hồ sơ năng lực không đủ dự thầu hoặc không đủ vốn

Mục đích thành lập một pháp nhân hợp tác lâu dài không chỉ dừng lại ở một hay vài dự án rồi kết thúc

 

  

 

Một hình thức của hợp đồng BCC

Đầu tư theo hình thức thành lập pháp nhân

Đối với trường hợp đấu thầu quốc tế, luật yêu cầu DNNN phải liên danh với doanh nghiệp trong nước trừ trường hợp doanh nghiệp trong nước không đủ khả năng lực (liên quan đến thuế nhà thầu thu tại nguồn

Thu hút nguồn lực nhà nước ngoài, tạo nền tảng pháp lý cho NĐTNN an tâm trong hoạt động đầu tư, quan trọng thực hiện cam kết khi gia nhập WTO; các FTA

(Chinhphu.vn) - Ông Đặng Thế Minh (Hà Nội) hỏi: Trong đấu thầu, thuật ngữ "nhà thầu liên danh" có thể hiểu là hai hoặc nhiều nhà thầu liên doanh với nhau để dự thầu một gói thầu có đúng không?

Ông Minh tra trong từ điển tiếng Việt thì "liên doanh" là động từ, "liên danh" là danh từ, ông muốn biết ghi “Nhà thầu A liên doanh với nhà thầu B” hay "Nhà thầu A liên danh với nhà thầu B " là đúng? Trong hồ sơ mời thầu mẫu của ADB thì nhà thầu liên danh là viết là “joint venture” (liên doanh) chứ không phải là “joint name” (liên danh).

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Liên danh và liên doanh là hai khái niệm pháp luật có nội dung khác nhau, thuộc sự điều chỉnh của hai lĩnh vực pháp luật khác nhau. Điểm giống nhau ở khái niệm liên danh và liên doanh là sự liên kết bằng hợp đồng giữa hai hoặc nhiều pháp nhân để cùng thực hiện một hoạt động kinh doanh, đầu tư và thương mại.

Khoản 35,  Điều 4 Luật Đấu thầu quy định, nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Theo quy định của pháp luật về đấu thầu, liên danh nhà thầu là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp đứng tên để cùng nhau dự thầu và thực hiện gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án theo hồ sơ mời thầu, mà nếu chỉ một doanh nghiệp thì không đủ khả năng lực thực hiện gói thầu đó.

Các thành viên của liên danh thực hiện khối lượng công việc theo hồ sơ mời thầu. Nhiệm vụ mỗi thành viên của liên danh, thành viên đứng đầu liên danh được quy định trong hợp đồng liên danh.  

Liên danh nhà thầu là hình thức hợp tác mà các thành viên liên danh không phải thành lập pháp nhân mới; liên danh giải thể khi công việc của gói thầu theo hợp đồng với chủ đầu tư hoàn thành. 

Còn theo quy định của pháp luật về đầu tư, liên doanh là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam thành lập tổ chức kinh tế liên doanh với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh được thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên doanh, doanh nghiệp liên doanh được thành lập và hoạt động dựa trên hợp đồng liên doanh và đại diện cho các bên khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Liên danh các nhà thầu là gì?

Liên danh trong đấu thầu là việc hai hoặc nhiều công ty cùng đứng tên để cùng nhau dự thầu dưới tư cách là nhà thầu liên danh và thực hiện các gói thầu là toàn bộ hoặc một phần dự án theo hồ sơ mời thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013.

Tại sao phải liên danh nhà thầu?

Hoạt động liên danh được các nhà thầu thực hiện nếu muốn tiến hành hợp tác cùng tham gia vào dự án. Liên danh trong đấu thầu là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu. Từ đó, họ thực hiện công việc vì quyền lợi chung cũng như xác định nghĩa vụ cho các nhà thầu cụ thể.

Ai là nhà thầu chính trong liên danh?

Theo quy định tại Khoản 35 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013, nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Thỏa thuận liên doanh là gì?

Hợp đồng liên doanh là một loại hợp đồng mà trong đó các bên tham gia ký kết hợp đồng sẽ thỏa thuận về việc hợp tác kinh doanh dưới hình thức thành lập một công ty mới hoàn toàn do các bên đồng thời làm chủ sở hữu.