Ngưu lang chức nữ là gì

Thất Tịch vốn là ngày lễ quan trọng với người phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên khi trào lưu Âu hóa tràn vào kéo theo những ngày lễ như Valentine,… trở nên thịnh hành trong giới trẻ thì cũng đồng thời làm cho những lễ hội truyền thống dần mai mọt.

Cho đến năm 2001, chủ tịch tập đoàn Hồng Đậu là Chu Diệu Đình đã quyết định mang event đặc biệt có tên “Thất Tịch – Hồng Đậu Tương Tư Tiết”, sau này đổi thành “Hồng Đậu Thất Tịch Tiết” vào ngày Thất Tịch.

Vốn dĩ “Hồng đậu” theo nghĩa gốc trong bài thơ là một loại, hạt cứng, dùng làm trang sức chứ không ăn được. Nhưng khi đọc cùng âm “hóngdòu” thì lại giống với loại đậu đỏ, vì vậy nó được người ta chọn để ăn vào ngày này nhằm cầu chúc nhiều điều tình yêu đôi lứa, lúc này chưa phổ biến rộng rãi với quốc tế.

Sau đó, vào khoảng 3 năm trước (2019), nick Facebook tên Qing An (một nhân vật khá nổi tiếng trong cộng đồng Hoa ngữ) đăng tải một status với nội dung kêu gọi bạn bè thân thiết ăn đậu đỏ ngày thất tịch để cầu duyên. Chỉ là đăng cho vui những không ngờ ý tưởng thú vị này được hưởng ứng mãnh liệt, lan tỏa tới tận Việt Nam nước ta. Từ đó, trào lưu ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch nổi lên và được giới trẻ tiếp nhận một cách mạnh mẽ tới tận hôm nay.

Tại sao nên ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch?

Theo quan niệm của nhiều nước, đậu đỏ vốn được xem là một vật mang lại nhiều may mắn bởi màu đỏ tương trưng cho sự tốt lành, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Bên cạnh đó nhiều người còn ăn chè đậu đỏ để cầu nhân duyên.

Người ta đồn nhau rằng nếu những cặp đôi yêu nhau ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch (Mùng 7 tháng 7 Âm lịch) thì họ sẽ có một tình yêu bền vững, còn với những người đang lẻ bóng một mình sẽ tìm được ý trung nhân.

Thật sự nếu ăn chè đậu đỏ mà tìm một nửa còn lại thì đã không có nhiều người lên mạng xã hội than vãn vì chuyện “ế” phải không nào? Tuy nhiên đây cũng là một cơ hội tốt để hội độc thân kiếm tìm cơ hội “thoát ế” và cầu tình duyên đến với mình. Và dẫu có thành sự thật hay không thì chè đậu đỏ vẫn là một món ăn vô cùng tốt cho sức khỏe mà chúng ta nên thử.

“Sự tích” về ngày Thất tịch

Dân gian có câu “Tháng Bảy mưa ngâu, bắc cầu Ô Thước” dùng để kể về một câu chuyện tình về Ngưu Lang – Chức Nữ và cũng là nguồn gốc của ngày Thất tịch (7.7 âm lịch) hàng năm.

Thất Tịch là một lễ hội quan trọng của người Trung Quốc. Theo như tên gọi, ngày này luôn rơi vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, vì thế người Trung Quốc còn gọi là Lễ hội Trùng Thất hay còn được coi là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau hàng năm.

Có rất nhiều phiên bản khác nhau về truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ, nhưng câu chuyện thường được nghe nhiều nhất được kể lại như sau:

“Ngày xưa, dưới hạ giới có chàng chăn bò trẻ tuổi có tên gọi Ngưu Lang (nghĩa là: anh chàng chăn bò). Một lần chàng tình cờ nhìn thấy bảy nàng tiên xinh đẹp đang tắm dưới hồ, được cổ vũ bởi người bạn đồng hành tinh quái là chú bò đực, chàng đã lấy trộm váy áo của họ. Các nàng tiên cử cô em út xinh đẹp nhất có tên gọi là Chức Nữ (nghĩa là: cô gái dệt vải) ra để lấy lại váy áo. Không hiểu thế nào mà Chức Nữ gặp Ngưu Lang rồi thì lại không muốn lấy lại váy áo quay về trời nữa mà cam tâm tình nguyện cùng chàng nên đôi.

Ngưu Lang và Chức Nữ sống bên nhau rất hạnh phúc, họ có hai đứa con kháu khỉnh. Nhưng Chức Nữ vì mải vui bên chồng mà quên mất nhiệm vụ của nàng là dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời. Hậu quả là Thiên Hậu giận dữ đã rút cái kẹp tóc của bà vạch ra một con sông rộng trên bầu trời (chính là sông Ngân) để chia cắt đôi vợ chồng mãi mãi.

Từ đó, Chức Nữ phải vĩnh viễn ngồi trên một bờ sông, buồn bã dệt vải, còn Ngưu Lang chỉ nhìn thấy vợ mình từ xa và phải chịu trách nhiệm nuôi hai con. Nhưng có một ngày, tất cả các con quạ cảm thấy thương họ và chúng bay lên trời dựng thành chiếc cầu Ô Thước bắc qua sông Ngân để cho đôi vợ chồng được đến bên nhau.

Vậy là, hàng năm vào mùng 7 tháng 7 âm lịch, vợ chồng Ngưu Lang – Chức Nữ lại được đoàn tụ dù chỉ một lần trong năm, nước mắt họ khóc khi gặp nhau rơi xuống trần thành mưa ngâu. Và ngày mùng 7 tháng 7 hàng năm được gọi là lễ Thất Tịch (nghĩa là: đêm mùng bảy)”.

Ở Nhật Bản vào ngày Thất tịch, người ta thường treo những mảnh giấy ghi điều ước lên cây trúc và trang trí thật đẹp cầu mong cho ước nguyện sẽ trở thành sự thật.

Ở Trung Quốc để các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo trong ngày này và để cầu mong lấy được ông chồng tốt. Ngày này còn có các tên gọi khác như ngày Khất xảo tiết, ngày Thất thư đản, ngày Xảo tịch. Nhật Bản cũng có lễ hội Thất Tịch, kỷ niệm ngày gặp gỡ giữa Orihime (Chức Cơ) tức sao Chức Nữ và Hikoboshi (Ngạn Tinh) tức sao Ngưu Lang, được gọi là lễ Tanabata. Tại Hàn Quốc gọi là Chilseok. Chính vì thế, ngày Thất tịch còn được gọi là ngày Lễ Tình nhân ở phương Đông.

Ngày lễ Thất tịch ở Hàn Quốc (Chilseok) còn là dịp cuối cùng để người Hàn ăn các loại bánh làm từ lúa mỳ như bánh Suritteok.

Mười điều thú vị về Thất tịch:

  1. Các cô gái thể hiện khả năng thêu thùa, may vá

Đã trở thành một thông tục khá thú vị ở Trung Quốc, trong đêm trước ngày Thất Tịch, các cô gái sẽ vượt qua một thử thách nhỏ để thử khả năng thêu thùa và may vá.

Các cô gái sẽ ném một chiếc kim vào bát nước trong đêm may. Nếu chiếc kim không bị chìm xuống và lướt trên mặt nước, chứng tỏ cô gái này rất giỏ nữ công gia chánh và sẽ là một người phụ nữ đam đang trong gia đình.

2. Những phụ nữ độc thân cùng cầu nguyện

Người Trung Quốc và Nhật Bản luôn quan niệm, việc cầu nguyện về chuyện tình duyên hay hôn nhân và gia đình trong ngày lễ Thất Tịch thường sẽ được linh nghiệm và thành công.

Chính vì vậy, trong ngày này, phụ nữ độc thân thường sẽ cùng nhau cầu nguyện để tìm thấy được một nửa ưng ý của đời mình. Đối với người vừa đính hôn hay đã đám cưới sẽ cầu mong sớm sinh quý tử.

3. Nhiều tập tục khác nhau giữa các vùng

Điều thú vị đó là mỗi vùng ở Trung Quốc lại có tập tục khác nhau trong ngày Thất Tịch điều này tạo nên nhiều nét văn hóa đặc sắc trong dịp lễ lớn này.

Như ở Tây Nam Trung Quốc, phụ nữ sẽ sơn móng chân và gội đầu bằng nhựa cây để trở nên xinh đẹp nhất có thể nhằm tìm được một ý trung nhân trong ngày Thất Tịch.

4. Một sự kiện lịch sử

Lễ Thất Tịch là một sự kiện mang tính truyền thống của người Trung Hoa. Lễ Thất Tịch đã được tổ chức từ khoảng năm 207 trước Công Nguyên cho đến năm 220 sau Công Nguyên và có nguồn gốc từ thời Hán.

Chính vì vậy đây cũng là một trong những sự kiện lịch sủ quan trọng trong văn hóa lâu đời của người Trung Quốc.

5. Chòm sao lớn nhất

Chòm sao Chức Nữ vốn đại diện cho nàng Chức Nữ trong sự tích ngày Thất Tịch cũng là một trong 5 ngôi sao lớn nhất trên bầu trời.

So với Mặt Trời, chòm sao này còn lớn gấp 16 lần và nhiệt độ vào khoảng 10000 độ và sáng hơn Mặt Trời gấp 25 lần.

6. Ngày lễ của con gái

Lễ Thất Tịch với người Trung Quốc từ thuở xưa đều dành riêng cho con gái. Theo dân gian truyền lại, các cô gái Trung Hoa từ xưa đã được học may vá thêu thùa khi còn bé.

Trong ngày Thất Tịch, các cô gái cũng sẽ cầu nguyện nàng tiên Chức Nữ cho mình có được sự thông minh và khéo léo như nàng.

7. Ngăn chặn chuyện tai ương

Nhiều nơi ở Trung Quốc tin rằng trang trí nhà cửa bằng sừng trâu và hoa trong ngày Thất Tịch sẽ giúp bảo vệ cả gia đình khỏi những chuyện không may. Các cô gái sẽ tắm gội sạch sẽ vào ngày Thất Tịch

Bên cạnh đó, vào đêm 7/7 âm lịch hàng năm, phụ nữ Trung Quốc sẽ tắm gội sạch sẽ và trẻ em cũng rửa mặt buổi sáng bằng nước ở vườn sau nhà với hy vọng sẽ trở nên xinh đẹp hơn.

8. Sẻ chia những điều tốt đẹp

Các lễ vật sau khi được dâng lễ Ngưu Lang và Chức Nữ như hoa quả, trà và phấn trang điểm sẽ được tặng lại cho những phụ nữ trẻ tuổi. Các lễ vật sau khi dâng sẽ được chia đều cho các chị em phụ nữ

Đặc biệt, phấn trang điểm sẽ được rắc lên mái nhà, nửa còn lại sẽ chia đều cho những chị em phụ nữ khác. Điều này được cho là sẽ mang lại vẻ đẹp cho các cô gái như nàng Chức Nữ.

9. Tạo cảm hứng cho những lễ hội khác

Bắt nguồn từ ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đồng loạt tổ chức các sự kiện tương tự trong ngày này.

Cậu Ngưu Lang Chức Nữ tên gì?

Cầu Ô Thước chính là hình ảnh đàn quạ họp lại làm thành cây cầu bắc qua sông Ngân Hà để giúp Ngưu LangChức Nữ gặp nhau. Vào ngày tiễn biệt, Ngưu LangChức Nữ nhớ nhung khóc sướt mướt.

Ngưu Lang Chức Nữ gặp ở đâu?

Tình yêu chung thủy của họ đã làm chim khách cảm động, hàng nghìn hàng vạn chim khách bay đến và bắc cầu Thước Kiều, để Ngưu LangChức Nữ gặp mặt tại Thước Kiều. Vương Mẫu Nương Nương đành chịu, cho phép hai người gặp mặt tại Thước Kiều vào mồng 7 tháng 7 hàng năm.

Ngưu Lang Chức Nữ khi nào?

Ngày 7/7 âm lịch ngày lễ Thất tịch, còn gọi ngày "ông Ngâu bà Ngâu" hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Thất tịch năm 2022 rơi vào thứ Năm, ngày 4/8 dương lịch.

Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau bao lâu?

Ngưu Lang là vị thần chăn trâu vì say mê Chức Nữ là một tiên nữ dệt vải. Ngưu Lang đã để trâu đi vào cung điện nên đã bị Ngọc Hoàng phạt cả 2 phải ở xa cách nhau và chỉ được gặp vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Ngày lễ Thất Tịch 2021 sẽ diễn ra vào thứ bảy ngày 14/08/2021 dương lịch.