Ngoại ngữ - Tin học là gì

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục nhận được phản ánh của sinh viên về việc đã hoàn thành xong chương trình, được xét tốt nghiệp nhưng bị “giam” bằng tốt nghiệp với lý do không có chứng chỉ Tin học và chứng chỉ Ngoại ngữ hoặc nhà trường đưa ra các điểm số tối thiểu ở các loại chứng chỉ như TOEIC, IELTS. Nếu sinh viên cung cấp chứng chỉ đủ điểm sẽ được chấp nhận.

Tức là kết quả học tập các học phần tiếng Anh và Tin học đại cương không được xét công nhận đạt chuẩn đầu ra Năng lực ngoại ngữ và Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để ra trường, do đó dù đã hoàn thành toàn bộ các học phần nhưng các em phải tham gia ôn tập, thậm chí đến các “lò luyện” để có được chứng chỉ mới có cơ hội cầm bằng tốt nghiệp trên tay.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc phải có thêm chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học vô tình tạo nên sự trùng lắp trong đào tạo, tốn kém thời gian, tiền bạc của người học.

Ngoại ngữ - Tin học là gì

Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn

Trước thực tế này, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, hiện nay đa phần các cơ sở giáo dục đại học đào tạo theo học chế tín chỉ.

Học chế tín chỉ cho phép sinh viên đạt được văn bằng đại học thông qua việc tích lũy kiến thức, học môn nào xong tích lũy được thì “bỏ túi” môn đó, để tích lũy môn học khác. Bao giờ tích lũy đủ số tín chỉ mà nhà trường yêu cầu thì được tốt nghiệp.

“Phân tích vậy để thấy ý nghĩa của học chế tín chỉ là tích lũy kiến thức, do đó không có chuyện sinh viên học xong rồi lại phải học lại lần nữa để thi có chứng chỉ mới được cầm bằng tốt nghiệp. Việc yêu cầu sinh viên phải có thêm chứng chỉ mới được cấp bằng tốt nghiệp là hoàn toàn mâu thuẫn với ý nghĩa của học chế tín chỉ”, Giáo sư Lâm Quang Thiệp nhấn mạnh.

Giáo sư Lâm Quang Thiệp nhớ lại, trước đây (khoảng mấy chục năm) có chuyện yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ môn này môn kia trước khi tốt nghiệp thì mới được nhận bằng, sau vì thấy phi lý nên Nhà nước đã bỏ đi yêu cầu này, không hiểu sao giờ lại yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ mới được ra trường.

Ngoại ngữ - Tin học là gì

Sinh viên "kêu trời" vì chuẩn đầu ra đòi hỏi chứng chỉ Tin học, tiếng Anh

Đồng tình với quan điểm này, bà Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa 13 cho rằng, toàn bộ nội dung học tập đã được bố trí trong chương trình học, vậy tại sao lại cần thêm chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học nữa.

Đành rằng, yêu cầu về Ngoại ngữ là rất cần thiết nhưng không thể vì thế mà “ép buộc”, nếu sinh viên có định hướng công việc và cần sử dụng thì người ta sẽ phải học và nâng dần trình độ để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các đơn vị thì đó là quyền của người học.

Bà Bùi Thị An cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải xem lại hiện nay các trường đang làm thế nào, có cần thiết phải quy định sinh viên muốn tốt nghiệp phải có mấy loại chứng chỉ nhiêu khê, hình thức đó không?

Được biết, tháng 3/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ đại học, có hiệu lực từ ngày 3/5/2021, áp dụng đối với các khóa tuyển sinh sau ngày thông tư có hiệu lực thi hành.

Mục a) Khoản 1, Điều 14 của Quy chế đào tạo 08/2021/TT-BGDĐT quy định: Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Về yêu cầu này, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và nhiều chuyên gia cho rằng, rõ ràng sinh viên học theo học chế tín chỉ phải tích lũy tất cả các học phần có trong chương trình, có nghĩa là, sinh viên chỉ phải thi (đạt) một lần cho mọi học phần thuộc chương trình và không phải thi thêm bất kỳ nội dung nào khác ngoài chương trình.

Do đó việc bắt sinh viên phải dự thi cuối khóa để lấy 2 chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ (để đạt chuẩn đầu ra) như quy định ở Mục a) Khoản 1, Điều 14 của Quy chế đào tạo 08/2021/TT-BGDĐT là trái với bản chất của học chế tín chỉ.

Bạn đang tìm kiếm một ngôi trường xịn sò ở Thành phố Hồ Chí Minh? Vậy thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua Đại học Ngoại ngữ – Tin học Thành phố Hồ Chí Minh rồi. Toppy sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về ngôi trường này để các bạn có thể hiểu hơn nha. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Toppy nào!

  • Tên trường: Đại học Ngoại ngữ – Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tên tiếng Anh: Ho Chi Minh City University of Foreign Languages – Information Technology (HUFLIT)
  • Mã trường: DNT
  • Loại trường: Dân lập
  • Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên thông – Tại chức – Văn bằng 2 – Liên kết quốc tế
  • Địa chỉ: 155 Sư Vạn Hạnh, phường 13, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
  • SĐT:  (+84 28) 38 632 052 – 38 629 232
  • Email: [email protected]
  • Website: http://huflit.edu.vn
  • Facebook: www.facebook.com/huflit.edu.vn/

1. Lịch sử phát triển

Trường Đại học Dân lập Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh được thành lập ngày 26-10-1994. Ngày 15-10-2015 Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi loại hình trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh từ loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục. Tiền thân của Trường là Trường Dân lập Ngoại ngữ và Tin học Sài Gòn.

Đây là trường đại học dân lập đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực phía Nam và cũng là trường đại học đi đầu trong việc xác định ngoại ngữ và tin học là hai yếu tố quan trọng để hướng tới nền kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Gần ba thập niên trôi qua, với sự cố gắng của một tập thể lớn mạnh, HUFLIT đã trở thành ngôi trường đại học được xã hội đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Số lượng sinh viên đăng ký vào trường hàng năm liên tục tăng cao. Ngoài ra, trường còn thiết lập mối quan hệ quốc tế và hợp tác với nhiều đại học trong khu vực và trên thế giới.

2. Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu của trường trong những năm tới đó là xây dựng HUFLIT trở thành một ngôi trường đa ngành, đa hệ để có thể đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao và đủ năng lực cho xã hội và đất nước. Hơn nữa, ngoài việc không ngừng cải tiến các chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, trường còn luôn tích cực, chủ động hội nhập quốc tế thông qua các hoạt động hữu nghị và ngoại giao.

1. Đội ngũ giảng viên 

Trường hiện có hơn 500 cán bộ viên chức bao gồm cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên hành chính và phần lớn các giảng viên đều là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ,…. được đào tạo ở nước ngoài. Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thêm nhiều cơ hội thực hành các ngôn ngữ khác nhau, được trải nghiệm phương pháp giảng dạy và học tập của các nền giáo dục tiên tiến nên bên cạnh đội ngũ giảng viên trong nước, HUFLIT còn mời nhiều giảng viên thỉnh giảng đến từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Pháp,…

Thầy cô ở HUFLIT có chuyên môn cao, có khả năng dạy được ngoại ngữ và có nhiều kinh nghiệm, kiến thức thực tế. Thêm vào đó, giảng viên ở đây luôn tận tình, vui vẻ giúp đỡ sinh viên khi gặp khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.

2. Cơ sở vật chất

Trường hiện có 3 cơ sở đào tạo tại quận 10. Đây là một trong những quận nằm ở trung tâm thành phố, với giao thông vô cùng thuận tiện, gần sân bay, siêu thị, các trung tâm giải trí, … và thêm một cơ sở mới đang được xây dựng và hoàn thiện tại huyện Hóc Môn (khu vực ngoại thành). Nhằm nâng cao và tạo điều kiện học tập, giảng dạy cũng như nghiên cứu tốt nhất cho cán bộ nhân viên, giảng viên và sinh viên, cơ sở vật chất của HUFLIT được trang bị đầy đủ với hệ thống giảng đường, hội trường, phòng học rộng rãi, thoáng mát và các trang thiết bị hiện đại như máy tính, máy chiếu, loa, điều hòa,… Ngoài ra, trường còn được đầu tư đầy đủ các phòng chuyên phục vụ nghiên cứu, phòng thực hành, phòng mô phỏng,… để sinh viên có môi trường học tập hiệu quả hơn.

3. Hoạt động sinh viên

Hàng năm, trường tổ chức rất nhiều cuộc thi, các hoạt động văn nghệ giao lưu học hỏi cho sinh viên các khoa như: HUFLIT Open day, lễ hội văn hóa Phương Đông, HUFLIT-Giọng ca vàng, … Mỗi hoạt động được tổ chức đều là một thông điệp ý nghĩa mà nhà trường muốn gửi đến các bạn sinh viên nhằm nâng cao, rèn luyện tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với tập thể. Hơn nữa, tại những sân chơi, hoạt động này, sinh viên còn được học tập thêm nhiều kiến thức bổ ích khác ngoài những gì thầy cô dạy trên lớp. Và đặc biệt hơn hết, đó là sự nỗ lực và cố gắng tù phía nhà trường, bên ban tổ chức đã tạo nên những hoạt động ngoại khóa rất hay và ý nghĩa như vậy.

4. Học tập với môi trường ngoại ngữ

Hiểu được tầm quan trọng của ngoại ngữ-chìa khóa mở ra cơ hội, nhà trường luôn đặt sự ưu tiên hàng đầu trong việc đào tạo ngoại ngữ đối với sinh viên. Đây sẽ là lợi thế của các bạn sinh viên khi bước ra môi trường mới và có thể hội nhập được với quốc tế. Dưới mái nhà HUFLIT, các bạn sẽ tự tin hơn về bản thân mình với một ngôn ngữ mới.

Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM luôn có những chương trình giảng dạy mới, cập nhật xu hướng mới nhất, các giáo trình, tài liệu đều là những đầu sách nổi tiếng từ nước ngoài. Môi trường học tập xung quanh luôn có ngoại ngữ, thì các bạn sinh viên sẽ luôn lấy đó làm động lực cố gắng bằng bạn bè. Từ đó, HUFLIT có một môi trường học ngoại ngữ vô cùng sôi nổi và hiệu quả.

1.Thông tin chung

1.1 Thời gian xét tuyển

  • Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Xét tuyển bằng kết quả học bạ:
  • Đợt 1: Từ ngày 01/03/2022 đến 30/04/2022.
  • Đợt 2: Từ ngày 04/05/2022 đến 30/06/2022.
  • Đợt 3: Từ ngày 04/07/2022 đến 22/07/2022.
  • Đợt 4: Từ ngày 25/07/2022 đến 12/08/2022.
  • Đợt 5: Từ ngày 15/08/2022 đến 01/09/2022.
  • Đợt 6: Từ ngày 05/09/2022 đến 20/09/2022.

Sau mỗi đợt tuyển sinh, nếu còn chỉ tiêu trường sẽ xem xét tuyển đợt tiếp theo.

  • Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM năm 2022: Trường sẽ có thông báo chính thức khi có kết quả thi đánh giá năng lực năm 2022 của ĐHQG TP.HCM (theo đợt).
  • Xét tuyển thẳng: Theo kế hoạch xét tuyển và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022.

1.2 Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định.

1.3 Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên phạm vi cả nước.

1.4 Phương thức tuyển sinh

  • Phương thức 1: Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
  • Phương thức 2: Xét tuyển bằng kết quả học bạ THPT​
    • Xét tuyển theo điểm trung bình 3 môn của học kỳ II lớp 11 + học kỳ I lớp 12.
    • Xét tuyển theo điểm trung bình 3 môn lớp 12 THPT.​
  • Phương thức 3: Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM năm 2022.
  • Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

1.5 Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT

  • Phương thức 1: Trường sẽ công bố khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
  • Phương thức 2: Có điểm học bạ THPT của 3 môn xét tuyển từ 18.0 trở lên.
  • Phương thức 3: Tham dự kỳ thi đánh giá năng lực 2022 do ĐHQG TP.HCM tổ chức và có kết quả đạt từ ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu do Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM quy định.
  • Phương thức 4: Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

2. Các ngành tuyển sinh

Ngành và chuyên ngànhMã ngànhTổ hợp môn xét tuyểnCông nghệ thông tin
  • Hệ thống thông tin
  • Khoa học dữ liệu
  • An ninh mạng
  • Công nghệ phần mềm
7480201A00, A01, D01, D07Ngôn ngữ Anh
  • Biên – Phiên dịch
  • Nghiệp vụ văn phòng
  • Sư phạm
  • Tiếng Anh thương mại
  • Song ngữ Anh – Trung
  • Tiếng Anh Logistics
7220201A01, D01, D14, D15Ngôn ngữ Trung Quốc
  • Nghiệp vụ văn phòng
  • Tiếng Trung thương mại
  • Song ngữ Trung – Anh
7220204A01, D01, D04, D14Quản trị kinh doanh
  • Marketing
  • Quản trị nguồn nhân lực
7340101A01, D01, D07, D11Kinh doanh quốc tế7340120A01, D01, D07, D11Quan hệ quốc tế
  • Quan hệ công chúng
  • Ngoại giao đa phương
  • Truyền thông quốc tế
7310206A01, D01, D14, D15Tài chính – Ngân hàng7340201A01, D01, D07, D11Kế toán7340301A01, D01, D07, D11Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành7810103A01, D01, D14, D15Quản trị khách sạn7810201A01, D01, D14, D15Luật kinh tế
  • Luật kinh doanh
  • Luật thương mại quốc tế
  • Luật tài chính – ngân hàng
7380107A01, D01, D15, D66Đông Phương học7310608D01, D06, D14, D15Luật (Dự kiến)7380101A00, C00, D01, D66Ngôn ngữ Nhật (Dự kiến)7220209D01, D06, D14, D15Ngôn ngữ Hàn Quốc (Dự kiến)7220210D01, D10, D14, D15NgànhNăm 2019Năm 2020Năm 2021Xét theo KQ thi THPT QGHọc bạ (Đợt 1)Xét theo KQ thi THPT QGHọc bạ (Đợt 1)Xét theo KQ thi THPT QGHọc bạ (Đợt 1)Ngôn ngữ Anh3028,5029,253032,2529,00Ngôn ngữ Trung Quốc22,252223,252424,4523,00Quan hệ quốc tế2417,5025,5028,5029,5026,00Đông phương học20,252121,252221,0019,50Quản trị kinh doanh23,7517,5025,7528,5029,0026,00Kinh doanh quốc tế2517,5026,2528,5029,5026,00Tài chính – Ngân hàng16181918,5019,0018,50Kế toán15181818,5018,5018,50Luật kinh tế15181618,5016,0018,50Công nghệ thông tin19,7519,5019,7520,5020,5019,50Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành20,502120,7521,5021,0025,00Quản trị khách sạn1920202221,0025,00

Lưu ý: ngành Ngôn ngữ Anh, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Tài chính – ngân hàng, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quan hệ quốc tế điểm tiếng Anh nhân hệ số 2.

1. Ra trường có việc làm không?

Trường đã tạo nhiều mối quan hệ liên kết đào tạo và nghiên cứu với nhiều trường đại học trên thế giới. Số lượng sinh viên trao đổi hàng năm cũng không ngừng tăng lên. Do đó, sinh viên có rất nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp ở trong nước và quốc tế. Ngoài ra, trên website của trường thường xuyên cập nhật tin tức tuyển dụng cho sinh viên dễ dàng cập nhật và ứng tuyển.

2. Trường có nhiều học bổng cho sinh viên không?

Trường liên kết với rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị nên có rất nhiều bạn sinh viên có cơ hội nhận được học bổng từ trong trường đến ngoài trường. Trường luôn khen thưởng đối với những bạn sinh viên xuất sắc, có nỗ lực trong học tập. Ngoài ra, HUFLIT còn có những học bổng hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì vậy, đây là một ngôi trường luôn hỗ trợ sinh viên cả về tinh thần lẫn tài chính.

3. Em có thể tìm hiểu thêm thông tin của Trường ở đâu?

Trường hiện tại có rất nhiều kênh thông tin để các bạn sinh viên tìm hiểu về Trường.

HUFLIT có một trang website rất chất lượng. Tại đây, bạn có thể tìm tất cả thông tin tuyển sinh, thời khóa biểu, thông báo, mẫu đơn,… Hơn nữa, sinh viên có thể trực tiếp đặt câu hỏi trên trang web này để thầy cô có thể giải đáp thắc mắc. Nó như là một quyển sách thu nhỏ, trong đó có đầy đủ chi tiết thông tin của trường vậy. Do đó, nếu bạn có thắc mắc gì thì có thể tìm hiểu trực tiếp trên trang của Trường nữa nha.

Một số hình ảnh của trường:

Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học Thành phố Hồ Chí Minh

Ký túc xá của trường cơ sở Hóc Môn

Ký túc xá của trường cơ sở Hóc Môn

Hội trường Đại học Ngoại ngữ- Tin học TP.HCM

Hội trường Đại học Ngoại ngữ- Tin học TP.HCM

Thư viện Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM

Thư viện Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM

Sinh viên thuyết trình phản biện bằng Tiếng anh

Sinh viên thuyết trình phản biện bằng Tiếng anh

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc những chia sẻ của Toppy. Hi vọng rằng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ngôi trường này và có thể lựa chọn được một ngôi trường đại học phù hợp để gửi gắm thanh xuân và tương lai của mình. Còn chần chờ gì mà không đăng ký nguyện vọng vào HUFLIT ngay thôi!