Mẹo kiềm chế nước mắt

Cùng viết bởi Klare Heston, LCSW

Tham khảo

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Klare Heston, LCSW. Klare Heston là nhân viên xã hội lâm sàng độc lập được cấp phép tại Ohio. Cô đã nhận bằng Thạc sĩ Công tác Xã hội của Đại học Khối thịnh vượng chung Virginia năm 1983.

Có 14 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 36.458 lần.

Khóc trước mặt người đang la mắng bạn thật sự là một trải nghiệm thảm hại. Điều này làm bạn xấu hổ và có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn ở cơ quan, trường học hoặc gia đình. Tất nhiên, khóc là một phản ứng bình thường của con người, nhưng trong một số tình huống, bạn phải cầm nước mắt - vậy thì phải làm sao? Nếu là người dễ khóc, bạn có thể áp dụng một số cách để tiết chế cảm xúc (và nước mắt). Ngoài ra, bạn cũng nên học cách chăm sóc bản thân sau khi khóc nhiều. Bạn cũng có thể giảm bớt các rắc rối trong tương lai bằng cách tập luyện một số phương pháp giải quyết mâu thuẫn.

Các bước

Phương pháp 1 của 3:Cầm nước mắt

Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

1Cấu vùng da ở giữa ngón trỏ và ngón cái. Hãy cấu mạnh vào vùng da ở kẽ tay. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cấu đủ mạnh để cảm thấy đau mà không để lại vết bầm. Cơn đau sẽ làm bạn mất tập trung và không còn muốn khóc.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Bạn cũng có thể bóp sống mũi. Động tác này sẽ ngăn nước mắt chảy ra khỏi tuyến lệ.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

2Hít thở sâu. Khi cảm thấy bức xúc, bạn chỉ cần từ từ hít thở thật sâu. Hoạt động này buộc cơ thể bình tĩnh và làm bạn mất tập trung vào người đang la mắng mình và đủ để bạn tránh được cảm giác muốn khóc.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

3Nhìn sang chỗ khác. Hãy nhìn vào một thứ khác thay vì nhìn người đang la mắng bạn. Tập trung vào bàn làm việc, nhìn vào tay, hoặc thứ gì đó ở trước mặt bạn. Việc không nhìn vào mắt của người đang nổi giận sẽ giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

4Lùi lại. Giữ khoảng cách với người đang la mắng bạn bằng việc lùi lại hoặc lùi về chỗ ngồi. Khi kiểm soát được không gian riêng của mình, bạn sẽ bớt cảm thấy yếu ớt và muốn khóc.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

5Tìm cách tránh khỏi tình huống đó. Nếu không thể cầm được nước mắt, bạn nên tìm cách thoát khỏi tình huống đó. Thử viện cớ nào đó nếu có thể, chẳng hạn như cảm thấy không khỏe. Bạn cũng có thể nói rằng mình đang đang mất bình tĩnh nên không thể tiếp tục trò chuyện với họ. Hãy đến nơi nào đó kín đáo để bình tĩnh lại.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Bạn có thể nói Tôi đang mất bình tĩnh và không thể trao đổi điềm tĩnh được. Tôi cần ra ngoài trong chốc lát, nhưng chúng ta có thể bàn bạc lại sau.
  • Nhà vệ sinh thường là nơi an toàn để tránh.
  • Đi dạo để thư giãn đầu óc cũng là một lựa chọn tốt. Thực hiện vài động tác thể dục cũng giúp bạn kiềm chế bản thân tốt hơn.

Phương pháp 2 của 3:Chăm sóc bản thân

Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

1Tìm nơi kín đáo. Hãy vào nhà vệ sinh, phòng riêng hoặc nơi nào đó mà bạn không bị làm phiền. Nếu cần phải khóc, bạn cứ khóc. Cho bản thân thời gian cần thiết để bình tĩnh trở lại.

  • Nếu bạn cố nín khi đang khóc, rất có thể sau đó bạn sẽ bật khóc trở lại.
Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

2Xử lý tình trạng sưng mắt. Chấm nước lạnh vào dưới mắt để chữa mắt đỏ và sưng. Bạn cũng có thể chườm đá viên quấn trong khăn.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nếu ở nhà và không vội đi đâu, bạn có thể quấn khăn xung quanh túi đậu đông lạnh rồi chườm lên mặt, hoặc đắp những gói trà xanh túi lọc đã ướp lạnh lên mắt .
Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

3Dùng thuốc nhỏ mắt. Dùng sản phẩm nhỏ mắt như V.Rhoto để giúp mắt hết đỏ. Nhỏ một hoặc hai giọt thuốc nhỏ mắt vào hai bên mắt. Mắt bạn sẽ nhìn rõ hơn sau 10-15 phút.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nếu là người hay khóc, bạn đừng dùng thuốc nhỏ mắt quá thường xuyên. Sản phẩm nhỏ mắt thật sự sẽ làm mắt bạn đỏ hơn nếu dùng quá nhiều. Dùng khoảng hai lần mỗi tuần là đủ.
  • Nếu đang đeo kính sát tròng, bạn cần đảm bảo dùng loại thuốc nhỏ mắt phù hợp với kính sát tròng.
Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

4Trang điểm lại. Nếu có trang điểm, bạn sẽ dành một phút để dặm lại. Lau sạch lớp trang điểm mắt bị chảy và bất kỳ phần trang điểm nào bị trôi trên mặt. Dùng phấn nền và sản phẩm che khuyết điểm để giấu đi vùng da bị đỏ. Hoàn tất bằng việc chải mascara, đánh má hồng hoặc bất kỳ phần nào đã bị trôi khi bạn khóc.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nếu thường hay khóc, bạn sẽ cần chuẩn bị sẵn một túi mỹ phẩm nhỏ để ở bàn làm việc hoặc túi xách.

Phương pháp 3 của 3:Giải quyết mâu thuẫn

Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

1Cho người khác biết bạn là người dễ khóc. Nếu là người mau nước mắt, bạn sẽ nói sự thật đó với cấp trên, đồng nghiệp, người thân và bạn bè. Nhấn mạnh rằng đó không phải là một vấn đề gì to tát và cho họ biết cách phản ứng tốt nhất khi điều đó xảy ra.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, bạn có thể nói Em rất dễ khóc nên anh/chị đừng lo nếu thấy em không vui - điều đó hoàn toàn bình thường. Em luôn cố gắng kiểm soát cảm xúc, nhưng nếu có khóc, em sẽ cần vài phút để bình tĩnh lại.
Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

2Trao đổi với người la mắng bạn. Sau khi đã bình tĩnh, hãy đến gặp người đã la mắng bạn và hỏi xem họ có thể nói chuyện riêng với bạn không. Nhắc lại vấn đề và xin lỗi nếu bạn đã làm điều gì sai. Sau đó, cho họ biết việc la mắng làm bạn cảm thấy như thế nào và lịch sự đề nghị họ sau này nên trao đổi một cách từ tốn.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Bạn có thể nói Em thật sự bối rối khi bị anh/chị la mắng, nên không thể nghĩ ra giải pháp phù hợp nào cho vấn đề trước đó. Lần sau khi gặp vấn đề như như vậy, em hy vọng chúng ta có thể trao đổi khi cả hai đều bình tĩnh.
Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

3Thử nghĩ xem tại sao mâu thuẫn đó làm bạn khóc. Tự hỏi xem bản thân cảm thấy như thế nào khi bị ai đó la mắng. Nếu nhận ra điều gì khiến nước mắt không ngừng tuôn rơi, bạn sẽ tìm ra phương pháp phù hợp để đối mặt với điều đó.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, nếu bạn bị quá tải vì ảnh hưởng của adrenaline, bạn nên bóp một quả bóng đàn hồi để giảm căng thẳng.
  • Nếu việc bị la mắng khiến bạn cảm thấy nhỏ bé và thấp kém, bạn có thể tự nhủ bản thân rằng họ là con người và cũng sẽ mắc sai lầm nên họ không có quyền gì để la mắng bạn.
  • Thử nhớ lại xem lúc nhỏ bạn có thường hay khóc không. Đặc điểm đó có thể theo bạn đến khi trưởng thành.
Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

4Tìm một vài chiến lược thay thế. Nghĩ xem bạn có thể làm gì hoặc nói gì khi ai đó nổi giận với bạn. Hình dung bản thân đang bình tĩnh và tự chủ khi bạn áp dụng các chiến lược mới.[13] X Nguồn tin đáng tin cậy Go Ask Alice Đi tới nguồn

  • Ví dụ, nếu sếp bạn thường hay to tiếng, bạn có thể nói Em xin lỗi vì anh không hài lòng về chuyện đó và em sẽ cố gắng tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, em cũng muốn nói thêm là em không thể tập trung vào những gì anh đang nói mỗi khi anh to tiếng. Chúng ta có thể trao đổi sau về vấn đề này một cách bình tĩnh hơn không ạ?
  • Nếu việc này không hiệu quả và sếp cứ liên tục la mắng, bạn nên thử trao đổi với bộ phận nhân sự ở công ty. Không ai quyền lăng mạ người khác ở nơi làm việc.
Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

5Đối mặt với căng thẳng một cách lành mạnh. Nếu gặp tình trạng căng thẳng kinh niên, bạn thường sẽ khóc trong những tình huống căng thẳng. Việc kiểm soát căng thẳng sẽ giúp bạn không khóc. Hãy nghĩ đến những hoạt động thư giãn mà bạn thường làm để kiểm soát căng thẳng.[14] X Nguồn tin đáng tin cậy HelpGuide Đi tới nguồn

  • Ví dụ, những hoạt động giúp bạn giải tỏa căng thẳng gồm có tập yoga, thiền, gọi điện thoại cho bạn bè, đi dạo ngoài trời hoặc nghe nhạc thư giãn. Hãy thử những hoạt động này khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc quá tải.
Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

6Trao đổi với chuyên gia tâm lý. Nếu việc bạn hay khóc ảnh hưởng đến các mối quan hệ hoặc gây trở ngại cho công việc hay học tập, tốt hơn hết bạn nên gặp chuyên gia tâm lý để tìm hiểu nguyên do. Chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân khiến bạn hay khóc và tìm cách để ngăn chặn tình trạng này.

Mẹo kiềm chế nước mắt
Mẹo kiềm chế nước mắt

7Bạn cũng có thể tâm sự với một người bạn nếu không cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với chuyên gia tâm lý. Khi giãi bày nỗi lòng của bạn với một người thân thiết, bạn đang mở lòng với họ và dần dần sẽ mở lòng với bản thân. Nếu không chia sẻ vấn đề của mình, bạn không thể nhìn thấy vấn đề. Nếu đó là những người bạn chân thành, họ sẽ an ủi và giúp bạn giải khuây thay vì chỉ ngồi đó và nhìn bạn vật lộn với khó khăn.  Hiển thị thêm