Cách làm 1 bài tổng thuật

Tổng thuật là đưa ra chủ đề chung của 2 văn bản, những bài viết nào đã đề cập đến (tác giả nào, ngày, trên tạp chí nào?); chủ đề bộ phận, đưa các con số hoặc ví dụ.

thực hành văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (511.34 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
LÊ THỊ THANH NGÀ
THỰC HÀNH VĂN BẢN
Bài giảng THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

1. KHÁI NIỆM VĂN BẢN

Văn bản là sản phẩm và phương tiện của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở dạng viết,
thường là tập hợp của các câu có tính trọn vẹn về nội dung, tính hoàn chỉnh về hình thức, có
tính liên kết chặt chẽ và hướng tới mục tiêu giao tiếp nhất định.
(Theo Bùi Minh Toán, tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục)
Theo khái niệm trên, văn bản có các đặc trưng sau:
- tính trọn vẹn về nội dung
- tính hoàn chỉnh về hình thức
- tính mục đích
Tính trọn vẹn về nội dung thể hiện: một văn bản chỉ có một nội dung song được xây dựng
nên từ những nội dung nhỏ hơn.
Tính hoàn chỉnh về hình thức thể hiện: một văn bản chỉ có một hình thức song được cấu
tạo nên/ liên kết lại từ những bộ phận nhỏ hơn.
Tính mục đích thể hiện: một văn bản luôn thực hiện một mục đích giao tiếp được định
trước.

2. TIẾP NHẬN VĂN BẢN KHOA HỌC

Khái quát về văn bản khoa học (VBKH)
Khái niệm
Văn bản khoa học là lớp văn bản thể hiện vai của người giao tiếp trong lĩnh vực khoa
học, là lĩnh vực giao tiếp lí trí của tất cả những ai (nhà khoa học, giáo viên, kĩ sư, sinh
viên, học sinh) tham gia vào việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập, phổ biến khoa học
Một văn bản khoa học không chỉ thông báo, trình bày mà còn phải chứng minh, phân
tích, suy luận, lý giải, đánh giá những hiện tượng và quy luật của tự nhiên cũng như xã
hội.

Đặc trưng

Văn bản khoa học có 3 đặc tính sau:
- Trừu tượng  khái quát
- Logic nghiêm ngặt
- Chính xác  khách quan

Các văn bản khoa học phải đạt tính trừu tượng  khái quát bởi nhận thức khoa học là
nhận thức thông qua khái quát và trừu tượng hóa; nhận thức khoa học là để phát hiện ra
các quy luật tồn tại của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, trong xã hội và
phản ánh chúng.

Các văn bản khoa học phải đạt tính logic nghiêm ngặt bởi văn bản khoa học là lời
trình bày để thuyết phục và gợi mở trí tuệ. Lời trình bày đó phải biểu hiện năng lực tổng
hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy tắc chặt chẽ của tư duy logic.
Các văn bản khao học phải đạt tính chính xác  khách quan bởi khao học yêu cầu
phản ánh chính xác, chân thực, khách quan các quy luật của tự nhiên và xã hội.

Các dạng/thể loại
- Các công trình nghiên cứu khoa học
- Các tạp chí, tập san, báo cáo, thông báo khoa học
- Các sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo
- Các bài thi, tiểu luận, đồ án, luận án, luận văn,
- Lời bài giảng, lời thuyết trình, lời phát biểu trong các hội nghị, hội thảo, thảo luận
khoa học
- Lời trình bày, thuyết minh các công trình khoa học, báo cáo khoa học
- Lời hỏi đáp về các vấn đề khoa học

Đặc điểm ngôn ngữ
Đặc điểm về từ ngữ
- từ đơn nghĩa
- dùng nhiều thuật ngữ khoa học
- không dung từ địa phương, cảm thán
- dùng nhiều kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ
Đặc điểm về cú pháp
- chứa nhiều câu phức, câu ghép
- chủ yếu là các câu đầy đủ, không rút gọn
- nhiều câu vắng chủ ngữ hoặc chủ ngữ không xác định
Đặc điểm về cấu trúc
- cấu trúc các đoạn văn rõ ràng
- nhiều văn bản có khuôn mẫu nghiêm ngặt

Tiếp nhận văn bản khoa học

2.2.1. Đặt vấn đề

Mỗi văn bản hướng tới một mục tiêu nhất định. Đó chính là mục đích giao tiếp của văn
bản và trả lời cho các câu hỏi: văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Để làm gì? Mục tiêu của
văn bản quy định việc lựa chọn chất liệu của nội dung, việc tổ chức chất liệu nội dung, việc
lựa chọn phương tiện ngôn ngữ và tổ chức văn bản theo một cách thức nhất định (phong cách
chức năng).
Trong đời sống hàng ngày cũng như trong việc học tập và nghiên cứu khoa học của sinh
viên, việc tiếp nhận đầy đủ, chính xác một văn bản là việc diễn ra thường xuyên, liên tục.
Muốn nắm bắt được những nội dung thông tin có trong văn bản, muốn hiểu văn bản một cách
sâu sắc người đọc phải có kỹ năng tiếp nhận văn bản. Nhưng kỹ năng tiếp nhận văn bản

không phải tự nhiên có được mà phải qua một quá trình làm việc nghiêm túc, công phu và
bền bỉ mới có thể đạt tới.
Văn bản khoa học là lớp văn bản làm công cụ cho hoạt động giao tiếp lí trí, thể hiện vai
của người giao tiếp trong lĩnh vực khoa học. Vì vậy, tiếp nhận văn bản khoa học cần sử dụng
một hệ thao tác riêng biệt.
Trước khi đi đến với hệ thao tác để tiếp nhận VBKH chúng ta cần phải trả lời cho được
một số câu hỏi sau:
(?) Tiếp nhận VBKH là gì? Tiếp nhận VBKH là việc đọc để hiểu và ghi nhớ được văn
bản khoa học đó.
(?) Hiểu VBKH là gì? Văn bản có các đặc trưng: tính trọn vẹn về nội dung; tính hoàn
chỉnh về hình thức; tính mục đích do đó hiểu văn bản có nghĩa là chỉ ra được nội dung, hình
thức và mục đích của văn bản.

2.2.2. Hệ thao tác tiếp nhận VBKH

2.2.2.1.Phân tích VBKH

Phân tích VBKH là thao tác giúp hiểu văn bản. Hiểu văn bản có nghĩa là chỉ ra được
nội dung, hình thức và mục đích của văn bản. Song mỗi một văn bản nói chung và VBKH
nói riêng luôn có 01 nội trọn vẹn (01 nội dung lớn tổng hợp nên từ những nội dung nhỏ
hơn); luôn có 01 hình thức hoàn chỉnh (01 hình thức chung được cấu thành từ những bộ
phận nhỏ hơn); luôn hướng tới giải quyết/thực hiện 01 mục đích cuối cùng thông qua giải
quyết/thực hiện được những mục đích nhỏ hơn trước đó. Vì vậy khi đọc văn bản rồi chỉ ra
được nội dung lớn, hình thức chung và mục đích cuối cùng của văn bản mới giúp ta hiểu
sơ bộ văn bản. còn khi đọc mà chỉ ra được toàn bộ những nội dung nhỏ, hình thức bộ
phận và mục đích cơ sở của văn bản sẽ giúp ta hiểu chi tiết văn bản.

2.2.2.1.1. Phân tích sơ bộ

Phân tích sơ bộ 01 VBKH là việc chúng ta lần lượt trả lời 3 câu hỏi sau:
a. Văn bản viết về cái gì?(nội dung văn bản/ đề tài văn bản)
Câu hỏi này buộc chúng ta phải tìm hiểu về mảng hiện thực được nói tới trong văn bản.
Đó là đề tài của văn bản.
Mảng hiện thực này thường rất phong phú, đa dạng. Đó có thể là một sự việc, một hiện
tượng; đó có thể là một suy nghĩ, một tâm trạng; và đó có thể là một sự kiện, một vấn đề

được tác giả quan tâm. Làm thế nào để phát hiện được mảng hiện thực được tác giả trình bày
trong văn bản?
Để phát hiện mảng hiện thực được tác giả đưa vào trong văn bản, người ta dựa vào:
- Đầu đề văn bản: Nhìn chung, đầu đề của các văn bản (đặc biệt là văn bản khoa học) tự
nó đã chỉ ra hiện thực và nhiều khi cả giới hạn, phạm vi của hiện thực được phản ánh.
Vì vậy, dựa vào đầu đề, chúng ta có thể xác định chính xác được nội dung của văn
bản và đến thẳng được vấn đề mà văn bản đặt ra
- Các đề mục trong văn bản: Không phải văn bản nào cũng có đề mục, nhưng đối với
các văn bản khoa học có chứa đề mục thì chính những đề mục sẽ góp phần làm sáng
rõ thêm cho đầu đề văn bản và giúp chúng ta xác định càng chính xác hơn nội dung
của văn bản.
- Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong văn bản: Trong văn bản, những từ ngữ thể
hiện đề tài thường được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm duy trì sự thống nhất nội dung
văn bản.
b. Văn bản viết nhằm mục đích gì?(chủ đề văn bản)
Câu hỏi này hướng chúng ta tới việc tìm hiểu chủ đề chung của văn bản.
Thông qua mảng hiện thực khách quan được đưa vào văn bản, bao giờ người viết cũng
nhằm đạt tới một mục đích nhất định. Nhưng cái đích đó có đạt được hay không lại tùy thuộc
vào cách xử lý hiện thực được đưa vào văn bản của tác giả. Có thể cùng một hiện thực nhưng
cách xử lý khác nhau sẽ dẫn chúng ta tới cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau đối với văn
bản.
Cách xử lý hiện thực và hướng người viết đạt đến chính là chủ đề chung của văn bản.
Cái đích đó, tùy từng văn bản cụ thể, sẽ có sự khác nhau. Có thể đó là sự ca ngợi, sự đồng
tình ủng hộ; cũng có thể là sự phê phán, chỉ trích hoặc đó có thể là sự bộc lộ tâm tình, bày tỏ
thái độ đối với hiện thực được nói tới trong văn bản. Bởi vậy, việc xác định chủ đề của văn
bản là cần thiết đối với việc phân tích tìm hiểu nội dung văn bản.
Chủ đề của văn bản khoa học thường được nói rõ ở đầu đề của văn bản. Để tìm hiểu chủ
đề chung của văn bản ngoài việc dựa vào đầu đề văn bản, các đề mục lớn nhỏ còn cần phải
dựa vào hệ thống những câu chủ đề chứa đựng trong các đoạn văn và phần mở đầu và kết
thúc văn bản.

c. Văn bản có bố cục như thế nào?
Câu hỏi này buộc chúng ta phải tìm hiểu kĩ về kết cấu logic, cách lập luận của văn bản.
Nói cách khác, ta phải tìm hiểu những yếu tố thuộc hình thức tổ chức của văn bản.
Cùng một nội dung, một mục đích nhưng tổ chức khác nhau sẽ đem lại những hiệu quả
khác nhau, đặc biệt đối với văn bản khoa học. Bố cục của văn bản KH thường dễ phát hiện
nhờ một hệ thống đề mục từ lớn đến nhỏ theo lối diễn dịch.

2.2.2.1.2. Phân tích chi tiết

Phân tích chi tiết 01 VBKH là việc chúng ta lần lượt trả lời 3 câu hỏi sau:

a. Văn bản viết về những cái gì?(hệ thống đề tài văn bản)

Câu hỏi này buộc chúng ta phải tìm hiểu chi tiết về mảng hiện thực được nói tới trong văn
bản  mảng hiện thực đó được xây dựng nên bởi những mảng hiện thực nhỏ hơn nào. Đó là
hệ thống đề tài của văn bản.
Đối với các văn bản khoa học có chứa đề mục thì hệ thống đề mục của văn bản chính là
hệ thống đề tài của văn bản.
Song không phải văn bản nào cũng có đề mục, nên để xác định được hệ thống đề tài văn
bản chúng ta thực hiện các bước sau:
- Bước 1. Chia phần văn bản: văn bản trước hết được chia thành 3 phần: mở - thân -
kết. Tiếp tục chia mở - thân - kết thành những phần nhỏ hơn, tiếp tục chia những phần
nhỏ hơn đó thành những phần nhỏ hơn nữa đến khi không thể chia nhỏ hơn được nữa.
- Bước 2. Xác định nội dung (đề tài) của mỗi phần văn bản: đọc kỹ mỗi phần văn bản
vừa được chia để xác định nội dung (đề tài) của mỗi phần văn bản đó. Lưu ý: xác định
nội dung của những phần nhỏ nhất trước rồi tiếp tục xác định nội dung của những
phần văn bản lớn hơn trên cơ sở nội dung của các phần nhỏ hơn đó.

b. Văn bản viết nhằm những mục đích gì?(hệ thống chủ đề văn bản)

Câu hỏi này hướng chúng ta tới việc tìm hiểu toàn bộ những chủ đề nhỏ hơn trong văn
bản để hướng tới thực hiện chủ đề chung của văn bản.
Tiếp theo bước 1 ở trên (chia phần văn bản) và dựa vào những đề tài lớn nhỏ xác định
được ở bước 2 đi xác định chủ đề của mỗi phần văn bản đó.

c. Văn bản có hệ thống phương tiện liên kết như thế nào?

Câu hỏi này buộc chúng ta phải tìm hiểu toàn bộ hệ thống phương tiện liên kết tạo nên kết
cấu logic, cách lập luận của văn bản.

Tóm lại, để tiếp nhận có hiệu quả một văn bản, ta cần thực hiện các thao tác phân tích sơ
bộ văn bản để tìm hiểu đề tài, chủ đề và hình thức tổ chức của văn bản; phân tích chi tiết văn
bản để tìm hiểu hệ thống đề tài, hệ thống chủ đề, hệ thống phương tiện lien kết văn bản. Chỉ
khi chỉ rõ ra được những yếu tố này ta mới có thể nói rằng ta đã hiểu đúng, đầy đủ và sâu sắc
văn bản.

2.2.2.2.Tóm tắt văn bản khoa học

Sau khi phân tích văn bản khoa học, chúng ta thường có nhu cầu tóm tắt văn bản đó. Tóm
tắt văn bản chủ yếu là ghi lại những nội dung chính của văn bản gốc dưới dạng dồn nén các
thông tin theo một mục đích nào đó đã được định trước. Để tóm tắt văn bản khoa học cần
thực hiện những thao tác chủ yếu sau:

a. Mục đích của việc tóm tắt

Tóm tắt văn bản khoa học nhằm nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây là những mục đích
cơ bản nhất:
- Lưu giữ tài liệu ở dạng ngắn gọn nhất
- Ghi nhớ nhanh những nội dung cơ bản, những ý cốt lõi, những luận điểm chủ yếu của
văn bản gốc
- Sử dụng bản tóm tắt làm trích dẫn hoặc làm căn cứ để khôi phục lại nội dung thông
tin của văn bản gốc
- Giúp việc nhìn bao quát toàn bộ nội dung cũng như quá trình lập luận, dẫn dắt của
văn bản gốc dễ dàng hơn.

b. Yêu cầu chung của việc tóm tắt

Việc tóm tắt văn bản cần đạt được các yêu cầu sau:
- Bản tóm tắt phải đảm bảo ngắn gọn, cô đọng
- Bản tóm tắt đảm bảo phản ánh trung thành những nội dung cơ bản, những hướng đích
và cách thức lập luận, cách thức trình bầy của văn bản gốc.
- Bản tóm tắt cần phải phù hợp với mục đích đặt ra.
c. Các bước tóm tắt văn bản

Bước 1. Định hướng tóm tắt. Ở bước này chúng ta cần phải:
- Xác định rõ mục đích tóm tắt: đây là bước khởi đầu chi phối tất cả các quá trình tóm
tắt sau này, từ việc chọn cách tóm tắt, lọc các chi tiết đến việc tính toán độ dài ngắn
của văn bản. Vì thế, chỉ khi chúng ta định rõ được mục đích thì việc tóm tắt mới nên
bắt đầu.
- Chọn cách tóm tắt: dựa vào mục đích đặt ra, chúng ta lựa chọn cách tóm tắt sao cho
phù hợp. Dưới đây là một vài cách tóm tắt thường hay sử dụng:
+ Tóm tắt thành đề cương
+ Tóm tắt thành văn bản nhỏ
+ Tóm tắt thành một câu
Bước 2. Tiến hành tóm tắt
Sau khi định hướng tóm tắt chúng ta tiến hành tóm tắt văn bản. Dựa vào kết quả của việc
phân tích văn bản chúng ta có thể tiến hành tóm tắt văn bản một cách thuận lợi.
Cách 1. Tóm tắt văn bản thành đề cương
Khi tóm tắt văn bản thành đề cương ta cần chú ý:
- Dựa vào bố cục của văn bản gốc để hình thành bộ khung cho đề cương tóm tắt. Đối
với văn bản có sẵn các đề mục thì mỗi đề mục sẽ ứng với một ý lớn, một mục trong
đề cương. Đối với văn bản không có đề mục ta cần dựa vào các luận điểm để lập
thành từng mục ý cho đề cương.
- Khi lập bộ khung đề cương, chúng ta nên sử dụng các ký hiệu I, II, ; 1,2,3; A, B,
để tách các bậc ý lớn nhỏ, ý chính phụ thật rõ ràng. Đối với các văn bản gốc đã có
sẵn ký hiệu, ta có thể dùng ngay các ký hiệu đó cho văn bản tóm tắt. Đối với các văn
bản không có sẵn ký hiệu, chúng ta dựa vào các bậc ý trong văn bản mà ghi ký hiệu
cho phù hợp. Điều quan trọng là nhất thiết phải dùng cùng loại ký hiệu cho những ý
cùng bậc. (Không nhất thiết văn bản nào cũng phải dùng ký hiệu song việc dùng ký
hiệu sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cách lập luận, cách dẫn dắt của người viết, đồng
thời giúp chúng ta bao quát được các bậc ý một cách rõ ràng hơn)
Cách 2. Tóm tắt thành văn bản nhỏ
Tóm tắt thành văn bản nhỏ là việc rút gọn văn bản gốc về mặt dung lượng. Văn bản tóm
tắt vẫn phải có bố cục 3 phần tương tự văn bản gốc.

Phần mở đầu và kết thúc của văn bản tóm tắt chính là câu chủ đề có trong phần mở đầu
và phần kết thúc của văn bản gốc. Đối với văn bản gốc không có câu chủ đề ở phần mở đầu
và kết thúc, ta cần phải viết câu chủ đề để đưa vào bản tóm tắt.
Phần khai triển có thể được tóm tắt lần lượt bằng cách bám theo hệ thống các luận điểm
được trình bày trong văn bản gốc. Các luận điểm này thường được thể hiện ngay trong các
câu chủ đề của các đoạn văn, vì thế khi tóm tắt, ta có thể sử dụng ngay các câu chủ đề này.
Nếu các đoạn văn không có câu chủ đề hoặc ta không dùng câu chủ đề có sẵn thì ta phải tự
khái quát ý của từng đoạn hoặc một vài đoạn thành một hai câu để đưa vào văn bản tóm tắt.
Khi sắp xếp các câu như vậy, ta cần sử dụng phương tiện ngôn ngữ thích hợp liên kết các câu
lại sao cho văn bản tóm tắt trở thành một thể thống nhất, mạch lạc.
Chú ý, khi tóm tắt cần lưu ý sử dụng hệ thống thuật ngữ của văn bản gốc.
Cách 3. Tóm tắt thành một câu
Cách này đòi hỏi chúng ta phải nắm được đề tài và chủ đề của văn bản gốc rồi diễn đạt
chủ đề và đề tài của văn bản gốc trong một câu.
2.2.3. Kỹ năng đọc hiểu giáo trình trước khi nghe giảng
2.2.3.1.Khái niệm, hình thức tổ chức của một cuốn giáo trình (GT)
- Khái niệm: GT là hệ thống bài giảng về một môn khoa học, kỹ thuật dùng cho việc
giảng dạy ở bậc ĐH.
- Hình thức tổ chức
a. Về bố cục: GTlà một loại văn bản đã chia sẵn các chương mục, với các ký hiệu tương
ứng, theo một logic chặt chẽ từ tổng quát đến bộ phận. Các tiêu đề của các đề mục lớn
nhỏ đã cho biết ngay chủ đề của chương cũng như các chủ đề bộ phận của văn bản.
b. Về cách lập luận: chỉ sử dụng cách suy luận diễn dịch. Cụ thể là:
- Mở đầu chương bao giờ cũng là một hai đoạn văn, trong đó nêu ra một luận điểm cơ
bản làm chủ đề chung của cả chương. Các đề mục lớn (I, II, III) viết sau đoạn mở
đầu chương là các chủ đề bộ phận có nhiệm vụ giải thích rõ lần lượt các khía cạnh của
luận điểm cơ bản đó. Nắm chắc các đoạn mở đầu sẽ có định hướng để đọc hiểu các đề
mục trong chương.
- Mở đầu đề mục lớn(I hoặc II hoặc III) thường là một đoạn chứa đựng luận điểm
chủ yếu của đề mục đó, đóng vai trò là chủ đề bộ phận của chương. Các đề mục nhỏ

(1,2,3) viết sau đoạn mở đầu là sự triển khai các nội dung của chủ đề bộ phận đó
bằng những khái niệm, khái luận, những ý bộ phận.
- Mở đầu đề mục nhỏ (1,2,3) cũng thường là một khái niệm, một lập luận mà nội
dung của nó được giải thích bằng các đoạn văn nhỏ sau đó.
c. Về tính sư phạm: tính sư phạm là một đặc trưng nổi bật phân biệt GT với các loại tài
liệu khoa học khác. Tính sư phạm được thể hiện qua một số đặc điểm sau:
- Kết cấu logic chặt chẽ, văn phong trong sáng dễ hiểu.
- Ở mỗi đề mục đều có đoạn mở đầu và tiểu kết.
- Cuối chương có phần tóm tắt, có liệt kê các khái niệm chủ yếu cần nhớ, hệ thống câu
hỏi và bài tập, có chỉ dẫn các tài liệu tham kháo cần đọc.
- Các nội dung quan trọng trong chương được làm nổi bật bằng các kiểu chữ, phông chữ
khác nhau như in nghiêng, đậm, in hoa
- Sử dụng các biểu tượng, hình ảnh khác nhau để thu hút sự chú ý và ra các mệnh lệnh
cho người học
2.2.3.2.Các thao tác đọc giáo trình
- Các mức độ đọc giáo trình
a. Đọc biết: đọc nhanh để biết GT viết về cái gì hoặc để tìm vấn đề nào đó xem được
viết ở phần nào của GT.
b. Đọc hiểu: đọc lại, chậm hơn để giải thích được các nội dung đã biết theo chiểu xuôi.
c. Đọc sâu: đọc lại, đặt ngược vấn đề hoặc đi sâu vào từng đoạn, những ý chính, những
cụm từ cảm thấy có vấn đề, đặt câu hỏi tại sao và tự trả lời. Hãy tra cứu các loại từ
điển có liên quan khi gặp những thuật ngữ.
d. Đọc mở rộng: đọc thêm giáo trình của các tác giả khác, đọc tài liệu tham khảo.
- Bẩy bước đọc biết, đọc hiểu và đọc sâu một chương (một bài) trong giáo trình

Bước
Câu hỏi đặt ra
Việc cần thực hiện để trả lời được câu hỏi bên
1
Chương (bài) này viết về cái

gì? Gồm bao nhiêu nội dung
lớn
- Phân tích tên chương (bài)
- Nghiên cứu đoạn mở đầu chương (bài) và đoạn kết (nếu có)
- Điểm nhanh các mục lớn (I, II,) trong chương (bài)
Tổng hợp lại để viết trả lời cho câu 1
2
Mục lớn thứ nhất viết về cái
gì? Gồm mấy tiểu mục?
- Phân tích tiêu đề đề mục
- Phân tích đoạn mở đầu đoạn kết (nếu có) của đề mục
- Điểm qua các tiểu mục (1,2,) trong mục lớn này
Tổng hợp lại để viết trả lời cho câu 2
3
Tiểu mục thứ nhất viết về
cái gì?
Đặt câu hỏi với các tiểu mục
tiếp theo và làm việc tương
tựnhư với tiểu mục 1
- Phân tích tiêu đề đề mục
- Phân tích đoạn mở đầu đề tìm chủ đề của tiếu mục
- Xem tiểu mục gồm mấy đoạn văn
- Phát hiện ý/luận điểm cơ bản trong từng đoạn văn. (lưu ý các cụm từ in
nghiêng, in đậm)
- Tìm hiệu cách lập luận và các ví dụ minh họa
- Phân tích quan hệ logic giữa các đoạn văn
- Phân tích đoạn kết của tiểu mục (nếu có)
Tổng hợp lại để viết trả lời cho câu 3
4
Nội dung thực chất của mục
lớn thứ nhất là gì?
Tổng hợp kết quả của các bước 2, 3 đề viết một tóm tắt dưới hình thức:
hoặc đề cương vắn tắt; hoặc 1 đoạn văn; hoặc 1 câu.
5
Có gì chưa rõ hoặc cần thảo
luận trong nội dung mục lớn
thứ nhất?

Đặt câu hỏi với mục lớn tiếp
Đặt câu hỏi
Viết ra câu hỏi để hỏi giáo viên
Làm việc tương tự như đã làm việc với mục lớn thứ nhất
6
Những luận điểm và khái
niệm quan trọng nhất thuộc
chương (bài) này là gì?
Tổng hợp kết quả của các bước trên để viết một tóm tắt dưới hình thức:
hoặc đề cương; hoặc 1 văn bản nhỏ
7
Trong chương này có bao
nhiêu bài tập phải làm, bao
nhiêu câu hỏi phải trả lời?
- Hãy làm bài tập và viết câu trả lời vào vở. Đó là biện pháp tự kiểm tra

mức độ đọc hiểu và đọc sâu tốt nhất.
- Hỏi giáo viên những gì chưa rõ, những bài tập chưa giải quyết được
2.2.3. Kỹ năng tổng thuật các văn bản khoa học
2.2.3.1.Mục đích của việc tổng thuật
Tổng thuật văn bản là việc giới thiệu, thuyết minh, tóm tắt lại những nội dung thông tin
cơ bản nhất rút ra được từ một vài công trình khoa học nhằm giới thiệu với người đọc, đặc
biệt là các nhà KH, một cách khái quát nhất những thành tựu KH, những vấn đề đang được
đặt ra, những khuynh hướng nghiên cứu trong lĩnh vực KH bài tổng thuật đề cập. Do đặc
điểm này, việc tổng thuật văn bản KH thường nhằm vào các công trình KH mới được công
bố (ở trong nước hay ở nước ngoài) hoặc những công trình đã được công bố trong nhiều thời
điểm hoặc cùng công bố tập trung trong một thời điểm của một hoặc nhiều tác giả mà người
đọc chưa có điều kiện trực tiếp nghiên cứu và tìm hiểu.
Trong đời sống, có thể chúng ta phải tiến hành tổng thuật nhiều nội dung khác nhau và
tổng thuật theo nhiều kiểu khác nhau. Có khi là tổng thuật các vấn đề KH, có khi lại là các
vấn đề chính trị, xã hội; có khi dựa theo bài viết ; có khi lại tổng thuật dựa theo ý kiến, phát
biểu tại hội thảo
Dưới đây xin giới thiệu việc viết tổng thuật các văn bản khoa học.
2.2.3.2.Yêu cầu của việc tổng thuật
a. Nêu được những nội dung cơ bản, những tư tưởng chính của các văn bản gốc
Tùy mục đích của việc tổng thuật mà có thể lựa chọn những cách tổng thuật khác nhau.
- Tổng thuật theo vấn đề: đây là việc tổng thuật theo cách quy nội dung của các văn bản
thành những vấn đề tách biệt để trình bày. Với cách này, có thể một văn bản sẽ được nhắc đi
nhắc lại nhiều lần trong các đề mục khác nhau của bài tổng thuật.
- Tổng thuật theo cách điểm lần lượt từng văn bản: theo cách này, việc tổng thuật sẽ
được tiến hành theo cách lần lượt điểm lại từng văn bản gốc mà người tổng thuật có trong
tay. Với cách này mỗi văn bản gốc chỉ được nhắc một lần nhưng sâu hơn, kĩ hơn so với cách
tổng thuật theo vấn đề.
b. Đảm bảo tính trung thực, khách quan khi trình bày lại các thông tin có trong văn
bản gốc
Điều này đòi hỏi người viết tổng thuật tuyệt đối không được làm sai lạc nội dung thông
tin của các văn bản gốc khiến người đọc hiểu sai tác giả và về công trình của họ.
Tuy vậy, trong những trường hợp nhất định, chúng ta cần làm rõ hoặc cần có những
nhận xét nào đó về các thông tin đưa ra trong văn bản gốc, để ta có thể nêu được ý kiến riêng
của cá nhân mình (điều quan trong là phải viết như thế nào để người đọc hiểu đó là ý kiến
của người tổng thuật chứ không phải của tác giả văn bản gốc).
Dù tổng thuật theo vấn đề hay tổng thuật theo cách lần lượt điểm từng văn bản, người
viết tổng thuật cũng phải cho người đọc rõ tên tác giả, tên công trình khoa học, nơi xuất bản,
năm xuất bản, trang trích dẫn. Khi cần thiết, người viết tổng thuật có thể cung cấp thêm
những thông tin bổ sung về cuộc đời tác giả, hoàn cáchr ra đời của tác phẩm giúp người
đọc hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về nội dung tổng thuật.
2.2.3.3.Các bước tổng thuật
Bước 1. Định hướng tổng thuật
Xác định mục đích và nội dung tổng thuật
Chọn cách tổng thuật: theo vấn đề hay điểm lần lượt từng công trình
Xác định các công trình bài viết khoa học sẽ tổng thuật
Dự kiến số trang định viết
Bước 2. Lập đề cương tổng thuật
Sắp xếp các ý lớn thành đề cương khái quát
Bổ sung, sắp xếp các ý nhỏ vòa mục trong đề cương khái quát để có được đề cương chi
tiết.
Bước 3. Viết văn bản tổng thuật
Đây là bước dùng từ ngữ, câu văn, đoạn văn để diễn đạt các ý, lấp đầy những đề mục có
trong đề cương hoàn thành văn bản tổng thuật. (Chú ý: dùng từ ngữ chính xác, đặc biệt là
hệ thống thuật ngữ, tách đoạn phù hợp)
Một văn bản tổng thuật thường được viết theo bố cục 3 phần:
Phần mở đầu: Giới thiệu chung về vấn đề tổng thuật
Phần triển khai:
Nêu lần lượt các vấn đề hoặc điểm lần lượt các công trình cần tổng thuật. Vì phải bao
quát một số lượng công trình tương đối lớn với nhiểu vấn đề đa dạng, phong phú nên khi tổng

thuật ta chỉ chọn những gì đáng chú ý nhất, cốt lõi nhất trong tư tưởng của tác giả, trong nội
dung các tác phẩm để đưa vào bản tổng thuật.
Cùng việc nêu vấn đề, điểm côngtrình chúng ta có thể đưa ra những nhận định, ý kiến
bàn bạc của riêng mình. Để thực hiện được điều này người viết tổng thuật phải có kiến thức
sâu rộng về lĩnh vực đang tổng thuật và phải có năng lực đánh gia nhận xét khoa học khi đưa
ra những ý kiến riêng.
Phần kết thúc: Tóm tắt lại những nội dung đã trình bầy, đưa ra đánh giá chung hoặc
những đề xuất, những lưu ý cần thiết. Cuối bản tổng thuật cần lập một bản danh mục tất cả
các tài liệu đã được dùng để tổng thuật với đầy đủ: tên tác giả, tên tác phẩm, nơi xuất bản,
trang trích dẫn
Bước 4. Kiểm tra lại bài tổng thuật. Kiểm tra xem bài tổng thuật
- Có phù hợp với mục đích đặt ra không? - Có bản danh mục tài liệu tham khảo không?
- Có sai sót gì về nội dung không? - Có sơ suất gì trong cách diễn đạt không?
Nếu khâu nào sai sót thì cần điều chỉnh, sửa đổi lại cho phù hợp.
3. TẠO LẬP VĂN BẢN
Tạo lập văn bản là một trong hai quá trình giao tiếp dưới dạng viết. Nó không đơn thuận
là việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để viết văn bản mà gồm nhiều giai đoạn: đinh
hướng, lập chương trình biểu đạt, thực hiện chương trình và kiểm tra hiệu đính.
3.1. Định hướng  xác định đề tài văn bản
Khi bắt tay vào viết một văn bản, cần định hướng  xác định rõ nội dung  mảng hiện
thực muốn trình bày trong văn bản
3.2. Xác định lý do và mục đích viết đề tài
Sau khi xác định được đề tài cần xác định chính xác được tại sao mình muốn viết về
mảng hiện thực này (lý do) và viết về nó để làm gì (mục đích).
3.3. Xác định hệ thống chủ đề văn bản
Quá trình xây dựng văn bản gắn liền với quá trình xác định hệ thống chủ đề: từ chủ đề
chung đến chủ đề bộ phận của văn bản. Chủ đề chung là vấn đề cơ bản bao trùm lên toàn bộ
văn bản. Chủ đề chung được thể hiện thông qua chủ đề bộ phận của văn bản. Chủ đề bộ phận
chính là các chủ đề nhằm triển khai, làm sáng tỏ chủ đề chung. Chúng chính là các mặt,các

khía cạnh các phương tiện biểu hiện chủ đề chung.
Cơ sở cơ bản đề triển khai chủ đề chung thành các chủ đề bộ phận là phân tích hai loại
quan hệ sau:
- Các quan hệ mang tính khách quan:
+ Quan hệ có tính chất nội tại giữa đối tượng và các thành tố tạo nên đối tượng
+ Quan hệ giữa đối tượng với môi trường xung quanh nó
- Các quan hệ mang tính chất chủ quan: là quan hệ giữa người viết với đối tượng
được phản ánh, thể hiện nhận thức, phân loại đánh giá của người viết đối với các nội
dung trình bầy về đối tượng.
3.4. Xác định hệ thống đề tài văn bản
Mỗi chủ đề bộ
3.5. Xây dựng lập luận phục vụ chủ đề văn bản
Đối với văn bản có mục đích tác động vào nhận thức người đọc, thuyết phục họ tin vào
những điều được trình bầy trong văn bản thì lập luận giữ một vai trò rất quan trọng.
Lập luận là đưa ra các lý lẽ, bằng chứng nhằm hướng người đọc đến kết luận mà người
viết cho là đúng đắn. Như vậy, để có một lập luận, người viết phải biết tìm các lý lẽ, bằng
chứng (các luận cứ) và phải biết cách trình bầy các luận cứ một cách thuyết phục đề đạt được
mục đích của bài viết.
3.5.1. Tìm luận cứ
Có 3 loại luận cứ: dẫn chứng thực tế; số liệu thống kê; luận điểm đã được chứng minh
a. Các dẫn chứng thực tế có tính chất người thật, việc thật
Nêu dẫn chứng thực tế với tư cách là luận cứ có tác dụng đánh trực tiếp vào trực giác
người đọc, huy động được vốn sống của họ. Cách nêu dẫn chứng này lại giản tiện, không cần
thiết phải tra cứu. tuy nhiên dẫn chứng thực tế phải phản ánh đúng bản chất thì mới có giá trị
thuyết phục.
b. Số liệu thống kê là loại luận cứ có sức thuyết phục lớn nhất, đặc biệt trong các văn
bản khoa học.
Khi nêu số liệu, cần ghi rõ nguồn gốc (điều tra trực tiếp hay lấytừ nguồn tư liệu tin cậy
nào)
c. Các luận điểm đã được chứng minh là đúng hoặc đượcmọi người thừa nhận
Trích dẫn các luận điểm thường được sử dụng có hiệu quả trong các vănbản khoa học. Có
2 cách trích dẫn luận điểm: trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp.
Trích dẫn trực tiếp: tư liệu được trích dẫn nguyên văn và đặt trong dấu ngoặc kép. Người
trích dẫn cần chú thích rõ xuất xứ trích dẫn để người đọc có thrr kiểm tra làm tăng sức tin cậy
của luận chứng.
Trích dẫn gián tiếp: tư liệu trích dẫn không cần phải đúng nguyên văn từng câu từng chữ
mà chỉ cốt truyền đạt được ý tưởng gốc. Các thông tin xuất xứ cũng cần được chỉ ra rõ ràng.
Một số lưu ý khi trích dẫn ý kiến, quan điểm của người khác:
- Khi trích dẫn trực tiếp không được phép thêm bớt từ ngữ của câu được trích dẫn.
- Khi cần thiết có thể lược bỏ một phần nào đó ý trích dẫn song không được làm sai
lệch ý tưởng. Đoạn lược bỏ được thay bằng ký hiệu []
- Nếu có lý do xác đáng, người trích dẫn có thể thêm một số từ ngữ nào đó vào ý kiến
trích dẫn (để nhấn mạnh, giải thích). Cần đặt từ ngữ được thêm vào đó trong ngoặc
đơn và nói rõ đó là lời của ai.
3.5.2. Tìm luận chứng
tính thuyết phục của lập luận còn phụ thuộc vào cách luận chứng, tức là biết vận dụng các
phép suy luận logíc để đưa các lý lẽ và dẫn chứng cần thiết để chứng minh cho luận điểm
được nêu.
a. Lập luận diễn dịch: là cách lập luận xuất phát từ các tri thức chung, đã được kiểm
nghiệm mà suy ra các tri thức riêng.
b. Lập luận quy nạp: là cách lập luận ngược chiều với diễn dịch. Đó là suy luận đi từ
những biểu hiện cụ thể riêng biệt đến những nhận định tổng quát.
c. Lập luận quy nạp kết hợp diễn dịch
d. Lập luận bằng cách nêu phản đề (lập luận bác bỏ): là cách người lập luận đưa ra các ý
kiến trái ngược với ý kiến của mình rồi lần lượt bác bỏ từng luận điểm đó bằng cách
tìm ra tính vô lý của lập luận, bác bỏ từng luận cứ, nêu hậu quả tai hại của quan điểm
cần bác bỏ.
3.5.3. Sử dụng các phương tiện liên kết lập luận
Trong khi luận chứng, một mặt các luận điểm phải được trình bầy rõ ràng tách bạch
nhưng mặt khác, chúng phải được liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên một chỉnh thể hướng

tới mục đích của bài viết. Vì vậy, các phương tiện liên kết lập luận giữ vai trò vô cùng quan
trọng.
a. Ý nghĩa của các phương tiện liên kết:
- Ý nghĩa trình tự: trước tiên, thoạt tiên, thoạt đầu, trước hết, sau đó, tiếp theo, một là,
hai là, cuối cùng
- Ý nghĩa tương đồng: ngoià ra, bên cạnh đó, vả lại, hơn nữa, mặt khác
- Ý nghĩa nhân quả: bởi thế, vì vậy, cho nên, do đó
b. Chức năng của các phương tiên liên kết:
- Chức năng dẫn nhập luận cứ: vì, bởi vì, do,
- Chức năng dẫn nhập kết luận: nên, cho nên, vì vậy, như vây, do vậy, do đó, tóm lại,
kết luận là
- Chức năng nối kết giữa các luận cứ: ngoài ra, bên cạnh đó, vả lại, nhưng, hơn thế nữa,
thêm vào đó, một mặt, mặt khác,
3.4. Viết đoạn mở, đoạn kết và các đoạn thân
Bài viết nào cũng phải có mở đầu và kết thúc. Song đây lại chính là hai phần viết khó
khăn nhất, đặc biệt là phần mở đầu. Mở bài thất bại thì sau đó người ta không muốn đọc tiếp
nữa. Một đoạn kết hay sẽ làm người ta nhớ mãi bài viết của bạn. Vì vậy, hãy để hết tâm trí
vào đoạn mở và đoạn kết.
3.4.1. Viết đoạn mở
Có hai cách mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp:
- Mở trực tiếp: giới thiệu ngay vào đề tài, chủ đề của bài viết
- Mở bài gián tiếp: dùng một vấn đề có liên quanđến chủ đề để thu hút sự chú ý và dẫn
dắt người đọc đến vấn đề mà tác giả sẽ bàn luận sau đó mới giới thiệu đề tài, chủ đề
bài viết.
3.4.2. Viết đoạn kết
Đoạn kết phải thống nhất nội dung với phần thân, đoạn mở. Có nhiều cách viết đoạnkết
tùy theo dụng ý của người viết và yêu cầu của bài viết, chúng ta có các cách kết sau:
- Tóm tắt ý trong phần thân bài
- Tóm tắt và đưa ra lời bình luận hoặc chính kiến của tác giả
- Tóm tắt đưa ra kết luận và mở rộng vấn đề

3.4.3. Viết các đoạn thân
Các đoạn văn thuộc phần thân thực chất là các đoạn văn có chủ đề (câu chủ đề) là các ý
bộ phận (các chủ đề bộ phận). Để viết tốt một đoạn văn chúng ta cần phải có sự rèn luyện  
xem phần các thao tác làm việc với đoạn văn.
3.2. Viết đoạn văn và liên kết đoạn văn
3.2.1.Đoạn văn là gì?
Đoạn văn là đơn vị cơ sở để tổ chức văn bản, thường gồm một số câu gắn bó với nhau
trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề đó theo địnhhướng giao tiếp
chung của văn bản.
Đoạn văn có thể dài ngắn khác nhau: có thể chiếm cả trang viết với vài chục câu nhưng
có thể chỉ gồm vài ba câu cá biệt có đoạn văn chỉ có một câu. Số lượng câu trong đoạn văn
thực sự không quan trọng lắm, tuy nhiên tùy từng trường hợp cụ thể đoạn văn cũng phải có
độ dài nhất định để đủ phát triển đầy đủ ý.
3.2.2. Cấu trúc một đoạn văn
Một đoạn văn thông thường được cấu thành bởi 3 bộ phận chính sau:
- Câu chủ đề
Câu chủ đề có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng, chủ đề nêu nội dung hạn định về chủ đề sẽ
được đề cập thảo luận trong đoạn văn. Có thể thấy trong nhiều trường hợp, câu chủ đề chính
là câu thể hiện luận điểm của đoạn văn.
Đây là câu quan trọng nhất của đoạn văn. Nó chỉ ra một cách vắn tắt vấn đề được bàn tới
và nội dung chính của cả đoạn. Vì vậy, câu chủ đề phải là câu khái quát nêu lên ý chính của
đoạn văn: bao gồm cả chủ đề lẫn nội dung hạn định về chủ đề. Trong thực hành văn bản thì
câu chủ đề rất cần thiết cho cả người viết lẫn người đọc. Nhờ nó người viết có thể dự kiến
được những thông tin thực sự cần thiết đưa vào đoạn văn. Nhờ nó, người đọc có thể dự đoán
được hướng khai triển và nội dung cơ bản của đoạn văn để định hướng tiếp thu thích hợp.
Câu chủ đề thường đứng ở đầu đoạn văn, nhưng cũng có thể đứng cuối đoạn văn. Có
trường hợp do đoạn văn quá dài, câu chủ đề đứng đầu đoạn văn có thể được lặp dưới hình
thức nào đó,bằng một câu khác ở cuối đoạn văn, mục đích là để người đọc nắm được nội
dung chính của đoạn văn dễ dàng hơn.
- Các câu khai triển

Các câu khai triển có nhiệm vụ thuyết minh luận giải cho chủ đề, thông thường là bằng
cách nêu nguyên nhân, cho ví dụ, đưa ra con số thống kê, trích dẫn, liên hệ với thực tế
Các câu khai triển bao giờ cũng trực tiếp hoặc gián tiếp có quan hệ với chủ đề đoạn văn
và nội dung của chúng thực chất là sự phát triển, mở rộng giải thích cho nội dung hạn định
về chủ đề.
- Câu kết
Câu kết báo hiệu sự kết thúc của đoạn văn, tóm lược những luận điểm quan trọng nhất
cua rđoạn văn, gợi lên ở người đọc những suy nghĩ tiếp theo về các luận điểm chính được nêu
trong đoạn văn, đồng thời có thể chuẩn bị cho đoạn văn tiếp theo.
Trong thực tế, chúng ta thường gặp câu kết ở hai dạng: a/ hoặc diễn giải lại câu chủ đề; b/
hoặc tóm lược lại các luận điểm chính vừa được nêu trong đoạn văn.
Câu kết có thể được bắt đầu bằng các từ, ngữ như: tóm lại, suy cho cùng, rốt cuộc, xét
cho cùng, nói cách khác, nói chung,
3.2.3. Tính nhất thể và tính mạch lạc của đoạn văn
Đoạn văn nhất thể là đoạn văn chỉ thảo luận, bàn bạc xoay quanh một ý chính, tức là chỉ
xoay quanh chủ đề và hạn định đã được nêu ở chủ đề. Nói cách khác trong khuôn khổ một
đoạn văn,chỉ nên thảo luận một ý chính, xoay quanh chủ đề bộ phận của đoạn, nếu cần thảo
luận một ý mới thì tốt nhất hãy bắt đầu một đoạn văn khác.
Để đoạn văn được nhất thể, các câu khai triển của nó phải gắn bố, quan hệ trực tiếp hay
gián tiếp với chủ đề. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này thì đoan văn sẽ rời rạc, tản mạn, lạc
đề.
Đoạn văn mạch lạc là đoạn văn rất dễ đọc, dễ hiểu, các ý các luận điểm được trình bày rõ
ràng,theo một trình tự dễ tiếp thu nhất. Mạch lạc của đoạn văn có được là do:
- Có sự liên kết nội dung, thể hiện ở các liên kết chủ đề và liên kết logic: các lớp chủ đề
được duy trì và phát triển. Các luận điểm, các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lý,
hợp logic, chẳng hạn theo trình tự thời gian, mức độ chuyên sâu, mức độ quan trọng,
theo quan hệ logic toàn thể - bộ phận, cái chung  cái riêng, nguyên nhân  kết quả
- Có sự liên kết về hình thức, thể hiện ở các phép liên kết hình thức gắn bó các câu với
nhau. Các phép liên kết hình thức chỉ có giá trị khi chúng là sự thể hiện những liên kết
về nội dung. Có thể kể đến 4 phép liên kết sau:

+ Liên kết quy chiếu: các đối tượng, hành động, tính chất hay hoàn cảnh trong câu
này là điểm gốc quy chiếu cho đối tượng, hành động, hoàn cảnh hay tính chất
trong các câu khác. Lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, thế đại từ, phép đối chiếu là
những biểu hiện thường gặp của phép liên kết này.
+ Liên kết tỉnh lược: một vế câu, một thành phần câu, một thành tố của đoản ngữ
trong câu này có thể được giả định là có mặt ở câu khác nhờ một sự tỉnh lược tích
cực, theo nghĩa chúng rất cần thiết cho việc hiểu đầy đủ nghĩa của các câu khác.
+ Liên kết liên từ: giữa các câu trong đoạn văn với nhau (cũng như giữa các vế câu
trong một câu), tồn tại những quan hệ ngữ nghĩa nào đó. Có một lớp các từ
chuyên biểu thị những quan hệ đó, do vậy mà có tác dụng liên kết câu về mặt hình
thức. Đó là các liên từ. Liên từ thật sự là những tín hiệu chuyển tiếp chỉ ra quan hệ
giữa các câu, giúp văn bản được mạch lạc. Ví dụ, trái lại, tuy nhiên, khác với,
chỉ ra quan hệ tương phản; thoạt tiên, sau đó, thế rồi, rốt cuộc chỉ ra quan hệ
thời gian; do đó, vì thế, cho nên, bởi vậy chỉ ra quan hệ nguyên nhân- kết quả
Dĩ nhiên không phải câu nào cũng chứa các tín hiệu chuyển tiếp, việc lạm dụng nó
sẽ kiến đoạn văn chở nên dài dòng, nặng nề, rối rắm Vấn đề là phải biết dùng
các tín hiệu chuyển tiếp một cách thích hợp, hợp lý để làm rõ được các quan hệ
giữa các câu trong đoạn văn với nhau.
Ngoài ra, việc sử dụng một cách linh hoạt các tác tử lập luận như đã lại,
vừa vừa, không thể trừ phi, càng càng cũng giúp cho các luận điểm
được trình bày rõ ràng, mạch lạc.
+ Liên kết theo trường tự vựng: là cách liên kết các câu trong văn bản nhờ việc sử
dụng các từ nằm trong trường lirn tưởng từ vựng nào đó. Chẳng hạn, sử dụng
trong các câu khác nhau những từ trái nghĩa, những từ biểu thị các sự vật nằm
trong một phạm trù (mắt, mũi, chân, tay là các bộ phận cơ thể; may, gió, trăng,
sao, các hiện tượng tự nhiên).
HỆ THỐNG VĂN BẢN BÀI TẬP
A. Bài tập 1
Yêu cầu
- Điền dấu câu cho các đoạn văn sau
- Xác định đề tài và chủ đề của mỗi một đoạn văn sau
- Xác định các phương tiện liên kết được sử dụng trong mỗi đoạn
- Tóm tắt mỗi đoạn bằng 01 câu
1. Đá quý muốn mang tên ngọc phải hội tụ đủ những yếu tố đặc sắc mà các loại đá thường
không có đầu tiên nó phải hoàn toàn trong suốt không có bọt cát hoặc bụi nghĩa là đạt đến độ
hoàn hảo với kim cương thì phải hoàn toàn không màu ruby hồng ngọc phải có màu đỏ máu
bồ câu saphia lam ngọc màu xanh lục phơn phớt sáng emerald ngọc bích màu xanh lá cây
sáng đó là chuẩn để tăng giá trị viên đá tính quý phái của đá còn nằm ở đặc tính chiết quang
tán sắc mạnh tạo ra vẻ sáng rực rỡ lóng lánh ngũ sắc đầy quyến rũ ngoài ra độ cứng vô địch
của kim cương và nhóm cương thạch corundum làm cho đá quý bền vững với năm tháng
không bao giờ bị cát bụi thời gian làm phai mờ vẻ sáng độc đáo vốn có.

2. Số 0 không phải tự nhiên mà có mà là một phát minh lớn của loài người vào thế kỷ thứ IV
TrCN các nhà bác học người Babilon phía nam Irắc ngày nay lần đầu tiên nghĩ ra con số 0 họ
sử dụng nó trong cách đếm hết sức đặc biệt hàng đơn vị không gồm 10 con số mà là những
60 vào khoảng năm 600 các nhà bác học Ấn Độ cũng nghĩ ra con số 0 họ truyền nó cho người
Ả Rập cùng với cách viết hàng chục hàng trăm hệ đếm thập phân đến lượt mình người Ả Rập
lại truyền con số 0 và các chữ số khác đã được cải biên cho người châu Âu điều này xảy ra
vào khoảng năm 1000.

3. Cuộc đời tôi là một chuỗi nếu như. Từ nhỏ tôi chỉ muốn làm một ông chủ trang trại như
bố tôi và không chịu học nếu như mẹ tôi không bắt tôi sống ở London. Tôi sẽ thi trượt trong
kỳ thi vào đại học Y nếu như tôi không phải là thành viên giỏi bơi lội có thể đại diện cho nhà
trường trong những Olimpic thể thao của sinh viên. Tôi sẽ suốt đời làm ông thầy thuốc nông
thôn nếu như giáo sư Wright không chọn tôi làm phụ tá cho ông trong phòng thí nghiệm
riêng, nơi tôi tìm ra peenixilin. Phát minh này tôi dự tính phải 15 đến 20 năm mới được triển
khai trong thực tế nếu như chiến tranh thế giới chưa xảy ra, thương vong không nhiều đến
mức các loại thuộc chưa kiểm tra cũng được phép sử dụng, thì peenixilin chưa chứng minh
được công hiệu của mình và bản thân tôi chưa được giải Nôben.
4. Đối với người Nhật uống trà là một nghệ thuật, một lễ nghi gọi là trà đạo - con đường, cách
uống trà. Trà đạo có cơ sở triết lý là tư tưởng Thiền tông và xuất phát từ nhu cầu tìm cái đẹp
trong sinh hoạt thường ngày như: ngắm vườn, cắm hoa Nghi lễ uống trà theo quan niệm
của người Nhật có nhiều nét giống với balê cổ điển phương Tây nhưng niềm vui trong
thưởng thức hai loại hình này lại thuộc vào hai thể loại khác nhau. Nếu như trong balê, diễn
viên mang lại sự thư giãn về tinh thần và thể xác cho người xem thì trong lễ uống trà tất cả
đều là diễn viên và càng đông người tham gia thì niềm vui càng lớn. Mặc dù có rất nhiều thao
tác được quy định một cách tỉ mỉ nhưng về cơ bản nghi lễ uống trà là sự nghi thức hóa việc
pha và mời khách uống một loại nước giải khát được pha chế từ bột chè xanh và nước sôi.
Mỗi buổi trà đạo đòi hỏi phải được tổ chức trong những căn phòng nhỏ hoặc rất nhỏ và phải
sử dụng những dụng cụ bằng tre hoặc bằng các loại vật liệu dân gian thay thế cho đồ dùng
bằng ngà bằng sứ hay những đồ quý giá khác. Phòng trà hẹp thường là 9 feet vuông thể hiện
sự kiêm tốn, tránh khoe giàu sang. Khách uống trà muốn vào phòng phải bò qua một cửa hẹp
độ 3 feet vuông như vậy tâm hồn mới đi vào trạng thái tĩnh. Những vị khách tham gia trà đạo
phải có vốn kiến thức nhất định về thơ ca, hội họa, văn học cổ điển, nghệ thuật cắm hoa và
khi đã đi vào tới phòng trà thì người ta không quan tâm đến giai cấp địa vị mà chỉ coi trọng
kiến thức sự nhã nhặn và lịch sự. Có thể nói nghi lễ uống trà của người Nhật là một phần
quan trọng trong toàn bộ nền văn hóa Nhật Bản.
5. Tàu Titanic là thành tựu và niềm tự hào một thời. Phải chăng vì thế mà việc con tàu bị
chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15 tháng 4 năm 1912 làm hơn 1500 người thiệt
mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương nghệ thuật. Titanic có
nghĩa là vĩ đại, đặt tên như thế cho con tàu con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một
công trình có một không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con người tưởng mình có
thể đạt được trong tiến bộ KHKT ấy không là gì trước sức mạnh thiên nhiên. Sau khi con tàu
vĩ đại ấy bị đắm một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội
dung như sau: trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy con tàu va vào tảng băng bên dưới có
dòng chữ sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên; còn bức ảnh thứ hai,
người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cứu sinh của mình cho người đàn bà
đang bế con trên tay, lần này bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ sự yếu đuối của thiên
nhiên và sức mạnh của con người. Sức mạnh, sự vĩ đại đích thực của con người hẳn không
nằm trong khả năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên mà chính trong khả năng chế ngự
được bản thân vượt thắng sự ích kỷ. Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho Ấn Độ bằng
cuộc đấu tranh bất bạo động đã nói: sức mạnh vĩ đại nhất mà con người có trong tay chính là
tình yêu.
B. Bài tập 2
Yêu cầu
- Xác định hệ thống đề tài và hệ thống chủ đề của mỗi một văn bản sau
- Xác định các phương tiện liên kết được sử dụng trong mỗi văn bản
- Tóm tắt mỗi văn bản bằng 01 câu
- Tóm tắt mỗi văn bản thành đề cương
- Tóm tắt mỗi văn bản thành văn bản nhỏ
Nghệ thuật quảng cáo hiện đại
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin về sản phẩm dịch
vụ hoặc cho các phần tử trung gian, hoặc cho các khách hàng cuối cùng trong một khoảng
thời gian và không gian nhất định.
Muốn làm quảng cáo phải nắm được chức năng của quảng cáo
Thứ nhất, đó là chức năng của thông tin. Quảng cáo là một loại thông tin thị trường
nhằm đưa tin về hàng hóa. Một nhà kinh tế đã nói: Làm kinh doanh mà không quảng cáo
khác nào nháy mắt với bạn gái trong bóng tối, chỉ có mình bạn biết bạn làm gì. Tuy nhiên
thông tin quảng cáo không thể thay thế được thông tin thị trường do tính cục bộ, chủ quan
của quảng cáo. Nếu mọi người tiêu dùng đều tin ở quảng cáo thì khác nào đổ thóc giống ra
mà ăn.
Chức năng thứ hai của quảng cáo là chức năng tạo sự chú ý. Quá trình diễn biến tâm lý của
khách hàng thường trải qua các giai đoạn: chú ý, thích, quyết định mua, hành động mua.
Bằng ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắcquảng cáo sẽ tác động vào chính điểm khởi đầu của
chuỗi tâm lý khách hàng, khai thông những bế tắc trong chuỗi.
Những yêu cầu cơ bản của quảng cáo
Với những chức năng quan trọng như vậy, nghệ thuật quảng cáo đòi hỏi mỗi thông
điệp quảng cáo phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Đảm bảo tính thông tin
Quảng cáo là một thông tin về sản phẩm, nhưng do lượng thông tin ngắn và kinh phí
quảng cáo hạn hẹp nên đòi hỏi thông tin quảng cáo phải ngắn gọn, rõ ràng và tập trung. Tuyệt
đối tránh những thông tin quảng cáo dài lê thê kiểu giới thiệu sản phẩm của từng hãng.
Đảm bảo tính hợp lý
Mỗi thông tin quảng cáo có thể đưa ra bằng một hoặc hai phương tiện đảm bảo tin
quảng cáo đến với người tiêu dùng nhanh nhất. Pháp và Mỹ là hai nước có những yếu tố văn
hóa trái ngược nhau rất đáng chú ý. Những bà nội trợ Mỹ mất nhiều thời gian xem tivi và đọc
báo hơn, và họ tin tưởng hơn vào quảng cáo trước khi mua hàng. Do vậy với nhà kinh doanh
Mỹ, cần thiết phải gia tăng quảng cáo trên các phương tiện tivi, báo ảnh, quảng cáo qua bưu
điện. Các bà nội trợ Pháp mất nhiều thời gian hơn để đi mua sắm, xem xét các món hàng trên
giá đựng hành hóa, và lắng nghe ý kiến của người bán lẻ.
Vì vậy các nhà kinh doanh Pháp thường tập trung trưng bày đẹp cửa hàng cửa hiệu và cố
gắng hạ giá thành chứ không tính đề những phương án quảng cáo đắt tiền.
Đảm báo tính pháp lý
Những gì hợp pháp ở nơi này nhưng lại có thể là phi pháp ở nơi khác. Lý do chính là sự cạnh
tranh giữa các quốc gia về quan điểm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ khả năng cạnh tranh, sự
khuyến khích công dân, các tiêu chuẩn đạo đức và chủ nghĩa dân tộc. Ví dụ, Vương quốc
Anh và Mỹ cho phép so sánh trực tiếp các nhãn cạnh tranh với nhau (như Pespi và Coca
Cola), trong khi Philippines lại cấm. Các nước Hồi giáo thì cấm tuyệt đối sử dụng hình ảnh
phụ nữ vì đó là vi phạm tiêu chuẩn đạo đức xã hội.
Đảm bảo tính nghệ thuật
Tuy không phải là sản phẩm nghệ thuật nhưng ít nhất thông điệp quảng cáo phải phù
hợp với thẩm mỹ người xem. Gấn đây trên VTV1 xuất hiện thông điệp quảng cáo cho tivi M
của hãng M có hình ảnh diễn viên X sau một loạt đấm đá hết sức gai mắt và vô lý, anh ta bỏ

mặt nạ và nói sẽ còn đã hơn nếu xem bằng tivi M. Ngay cả xem bằng tivi cũ của nhà đã
thấy quá bực mình rồi thì có lẽ xem bằng tivi M chắc còn gai người hơn nhiều.
Đảm bảo sự dịch chuyển giữa các quốc gia
Nếu công ty bán hàng ở một nước có ngôn ngữ khác thì hầu như luôn luôn thong tin
phải được chuyển sang ngôn ngữ đó. Khó khăn dễ thấy nhất là việc lồng tiếng, vì nó không
bao giờ tương ứng với sự chuyển động của môi. Ngay cả trong cùng ngôn ngữ thì các từ sử
dụng cũng có thể có ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, US Airlines đã sử dụng hình ảnh của
Paul Hogan, một ngôi sao điện ảnh trong phim Đundee cá sấu, trong vùng xa xôi hẻo lánh ở
Asutralia bên bìa của tạp chí hàng không với lời chú thích Paul has been camping there
(Paul cắm trại ở đó), và điều này có nghĩa là Paul phô trương sự đồng tính của mình (trong
tiếng Australia).
Đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa
Điểm mạnh của việc quảng cáo theo tiêu chuẩn hóa là tiết kiệm được chi phí và thâm
nhập nhanh và các quốc gia. Hãnh Mc Cann  Ericsson đã tiết kiệm đực 90 triệu USD nhờ
thực hiện chương trình quảng cáo giống nhau trên toàn cầu suốt 20 năm.
Trên đây chỉ là một vài ý nhỏ về nghệ thuật quảng cáo. Một tiêu chuẩn quyết định sự
thành công là Quảng cáo phải đi vào lòng người.

***
Hứng thú thẩm mỹ mà một nhà toán học cảm nhận được khi làm toán giống một cách kỳ
lạ với hứng thú mà một nghệ sĩ cảm nhận được khi sáng tác một tác phẩm nghệ thuật. Nó
phản ánh cùng một tình cảm hưng phấn do đã đến gần được cái thiêng liêng trong một
khoảng khắc ngắn ngủi và đã vén lên được một mảnh khiêm tốn của chân lý vĩnh hằng. Song
cũng có một sự khác biệt về tầm vóc giữa một công trình sáng tạo nghệ thuật với một công
trình toán học.
Giống như các qui luật tự nhiên, toán học cũng có tính phổ biến. Chúng không hề mang
dấu ấn của tác giả làm ra chúng, trong khi một tác phẩm nghệ thuật lại mang đậm dấu ấn
phong cách của người nghệ sĩ. Do đó những nhà toán học thuộc những nền văn hóa khác
nhau, làm việc trong những điều kiện khác nhau, sử dụng những phương pháp không giống
nhau nhưng cuối cùng cũng đi đến cùng một định lý. Trong khi đó Bản giao hưởng thứ

chín nhất thiết phải gắn liền với tên tuổi của Beethoven và tác phẩm Mùa thu vàng chỉ có
thể là kết quả mô phỏng độc đáo khung cảnh mùa thu của Leevitan.
Một lý do nữa chứng minh rằng toán học tồn tại độc lập với lí trí của chúng ta. Chúng có
tính khách quan khác biệt với con người phát minh ra chúng, trong khi các tác phẩm văn học
thì mang đậm tính chủ quan phản ánh cá tính của tác giả. Tính khách quan của toán học khiến
cho nó có thể được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học, trong khi đó nói chung rất hiếm có
trường hợp hai hay nhiều người cũng vẽ một bức tranh hay viết một cuốn tiểu thuyết.

Những hiểu biết về Stress
Nhip sống hiện nay không nới tay với ai. Tiếng ồn, nạn kẹt xe, sự chạy đua với thời gian,
những lo lắng cho ngày mai, những sự gò ép gia tăng Không nhiều thì ít, chúng ta đều bị
stress. Trong trí óc chúng ta, điều này có nghĩa là bị căng thẳng, làm việc quá sức, bị đặt dưới
áp lực. Thực ra còn có nhiều điều mà mỗi người trong chúng ta, tuy có liên hệ nhưng đôi khi
vô tình không nhận thấy.
Stress ở mức thấp có thể là chất kích thích tự nhiên, nhưng ở mức độ cao sẽ trở thành độc
hại. Stress là phản ứng của cơ thể trước một tình huống khác thường, hoặc khó khăn, trước sự
gò ép từ môi trường chung quanh, vì vậy đó là phản ứng đương đầu đối phó.
Vấn đề là ở chỗ có loại stress tốt (có lợi), và loại stress xấu (có hại). Một tin vui, một sự
sung sướng đưa đễn đột ngột, làm phát sinh loại stress tốt, giúp chúng ta tỉnh táo chuẩn bị
mọi việc trong cuộc sống. Cũng còn có thêm một dạng stress tốt, giúp chúng ta giữ được bình
tĩnh, gan dạ, phản ứng sáng suốt trước một thử thách, mặc dù trong lòng ta thật sự có một
cơn giông bão. Các hormon, nhất là adrenaline được phóng ra, kích thích cơ thể ngay lập tức.
Máu chảy nhanh trong cơ bắp và trong não, tăng thêm sức mạnh cơ thể, động viên tối đa sức
chú ý. Một em bé băng ngang trong khi bạn lái xe, nhờ adrenaline bạn có thể hãm xe lại với
tốc độ siêu nhanh. Phóng nhanh như thế cũng có lợi cho hoạt động trí não. Sự cần thiết
phải hoàn tất một công việc vào ngày mai tạo nên loại stress hưng phấn. Máu chảy nhiều hơn
trong não, nhờ thế hoạt động của não được thúc đẩy và hiệu năng đạt đến đỉnh cao. Stress tốt
giúp chúng ta tăng thêm năng lực trong kỳ thi, hoặc trong cuộc phỏng vấn tuyển dung nhân
viên. Tuy nhiên, những loại kích thích như vậy nếu lên quá cao có thể trở thành độc hại, gặm
mòn nội lực. Hiện tượng này có thể so sánh với việc tiêu hóa. Để tiêu hóa thực phẩm, dạ dày

tiết ra axit, nhưng nếu quá nhiều axit dạ dày sẽ bị loét. Vì sao lại đi đến chỗ quá liều lượng
stress trở thành tai hại? Theo bác sĩ Patrick Legeron, chuyên gia tâm thần, thuộc bệnh viện
Sainte Anna, Paris, khi nói đến stress quá độ, chúng ta nghĩ ngay đến những biến cố quan
trọng trong đời sống, như cái chết của một người thân, bị cho nghỉ việc, đau ốm nặng, hoặc
những phiền muộn dai dẳng lo nghĩ về tiền bạc, những xung đột vợ chồng, gánh nặng công
việc chồng chất. Thực ra những dấu ấn nhỏ hàng ngày như: nhận được một cú điện thoại làm
bực mình, cãi nhau với con cái, người khác sai hẹn với minh thường là loại stress ngấm
ngầm, nếu tích lũy sẽ có tác dụng làm hỏng sức đề kháng của chúng ta.
Thông thường chúng ta trải qua ba giai đoạn phản ứng đối với stress. Giai đoạn báo
động, trong đó chúng ta phản ứng bằng cách tập trung để đối phó. Giai đoạn kháng cự, trong
đó chúng ta tìm cách thích nghi và duy trì sự cố gắng. Giai đoạn kiệt sức, chúng ta thấy nản
lòng, cần nghỉ ngơi, cần sự giúp đỡ.
Trong sinh hoạt nghề nghiệp, một chút streess giúp chúng ta có hiệu lực hơn trong trí não
và thể lực. Quá nhiều streess sẽ dẫn đến sự giảm sút hiệu năng, gây nhầm lẫn, thiếu tập trung,
khó giải quyết vấn đề. Streess là người bạn đồng hành mà chúng ta không thể tài nào lẩn
tránh, nhất là trong một thế giới sô bồ, vội vã như ngày nay. Vấn đề là chúng ta phải tạo cho
mình một cuộc sống lành mạnh, vị tha, giàu lòng nhân ái, say mê với công việc. Có như vậy,
chúng ta mới thường xuyên có được những streess tích cực, hạn chế tối đa những streess tiêu
cực.
Vì sao con người lại ốm đau?
Vi sao quá trình tiến hóa hàng ngàn năm không loại bỏ tất cả các gen chỉ tồn tại để hành
hạ hoặc giết chết con người?
Hai nhà nghiên cứu người Mỹ, Randolph Nesse và George Wiliams đã đi tìm các nguyên
nhân về mặt tiến hóa của những căn bệnh mà con người thường mắc phải. Theo họ, nhiều căn
bệnh hoàn toàn không thừa chút nào đối với con người, vì khả năng chịu đau đớn là một
hành động tự vệ có ích. Chẳng hạn như cơn sốt. Cơn sốt thường là phản ứng của cơ thể
trước việc nhiễm trùng, vì rất nhiều vi trùng không có khả năng sinh sản khi nhiệt độ của cơ
thể lên cao. Một vài loại bệnh tiêu chảy thực ra là hành động đuổi một loại vi trùng nào đó ra
khỏi cơ thể. Nỗi sợ hãi và cảm giác đau đớn bảo vệ con người trước những khả năng bị chấn
thương nguy hiểm. Cảm giác khó chịu sáng sáng của các phụ nữ mang thai có nhiệm vụ ngăn
cấm những bà mẹ tương lai này làm hư hại đứa con chưa ra đời bằng những chất độc có trong
đồ ăn thức uống.
Hai nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng loài người không bao giờ có thể chiến thắng
được bệnh tật. Chúng ta yếu hơn các loại vi trùng và các loại virus rất nhiều. Chúng có khả
năng sinh sản rất nhanh. Quá trình tiến hóa của vi trùng trong một ngày có thể trải qua những
bước phát triển mà chúng ta cần tới hàng ngàn năm. Khi hệ thống đề kháng của cơ thể tìm ra
được cách chống đỡ một loại virus nào đó, ngay lập tức nó trở lại với một vỏ bọc khác và
cuộc chiến phải bắt đầu lại.
Ngay cả trí thông minh cũng không giúp được con người trước những tên sát nhân tí hon
này. Càng ngày càng có nhiều loại vi trùng chiến thắng được các loại kháng sinh.
Sóng sánh màu rượu vang
Nhấp một ngụm nhỏ rượu vang, bạn cảm thấy vị cay nồng xông lên mũi. Nhấp thêm
một ngụm nữa, hương thơm nhẹ nhàng tinh kiết từ các loại nho chín mọng sẽ khiến bạn ngất
ngây.
Vang có hai loại: trắng và đỏ, được chế biến từ các loại nho ngon, để lên men tự nhiên
trong thùng gỗ. Vì thế nồng độ vang cao nhất chỉ ở khoảng 13
0
, không chứa cồn, rất dễ uống.
Các nhà sản xuất thường dùng 5 - 10 kg nho tươi để cho ra một chai vang 750ml. Vang càng
cất giữ lâu năm, hương vị càng đậm đà. Nếu loại rượu được sản xuất từ những giống nho thu
hoạch trễ vụ, hương vị sẽ càng thơm ngon hơn.
Uống vang là cả một nghệ thuật. Hình dáng của ly cũng tác động ít nhiều đến việc
thưởng thức. Khi dùng vang trắng, bạn nên sử dụng loại ly nhỏ, hình hoa tulip. Loại ly lớn,
hơi bầu tròn dành cho vang đỏ. Điều quan trọng là bạn không nên uống vội. Đầu tiên, hãy giữ
ly trước mũi, ngửi vài giây rồi mới nâng cốc lên nhấp một ngụm nhỏ. Theo các chuyên gia
thử rượu vang, vang trắng dùng để khai vị và uống cùng các món hải sản, cá, thịt gia cầm.
Vang đỏ nên dùng với các loại thịt đỏ.
Ngoài ra, vang còn là một loại gia vị đặc biệt, ướp vào thức ăn sẽ tạo nên hương vị hấp
dẫn. Chẳng hạn, khi chế biến các món thịt hoặc cá, nếu ướp thêm chút rượu vang, món ăn sẽ
thơm hơn, độ béo và mùi tanh cũng giảm đi.
Bạn nên cất giữ các loại vang ở khoảng 14
0
C. Trước khi uống, lấy rượu ra ngoài vài
phút để rượu thở thì hương vị sẽ thơm ngon hơn. Khi đã mở nắp, nên dùng hết trong ngày,
nếu không thì để trong tủ lạnh và dùng tối đa 3 ngày.
Các nhà nghiên cứu cho biết, mỗi ngày uống một lượng vang đỏ khoảng 120ml có thể
làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, đột quỵ, cải thiện não, điều hòa huyết áp. Đặc biệt,
vang còn có tác dụng chống ung thư, giảm nguy cơ ung thư phổi do hút thuốc lá.
Giấc mơ - Chìa khóa của sự sáng tạo
Giấc mơ là sản phẩm tư duy cao cấp của con người thể hiện trong khi ngủ. Theo thống
kê, một người bình thường, trung bình mỗi đêm ngủ có thể trải qua từ 4-6 giấc mơ ngắn dài
khác nhau. Một người sống đến 60 tuổi thường có khoảng 43.800 giờ sống với giấc mơ.
Cảnh tượng trong giấc mơ diễn ra muôn hình vạn trạng, vô cùng phong phú. Điều đáng
tiếc là hầu hết những kỳ tích mà con người tạo ra trong giấc mơ đều tiêu tan khi con người
tỉnh dậy. Tuy nhiên không phải tất cả mọi mộng ảo vì thế mà bị tuyệt diệt. Với những người
làm công việc nghiên cứu trí tuệ lâu dài hoặc tập trung suy nghĩ quá độ, những giấc mơ có
thể trở thành xung động linh cảm, thành chìa khóa thần mở cánh cửa đến với những phát
minh, sáng tạo.
Nhà toán học người Pháp René Descartes (1536-1650), trong đêm 10/11/1619 đã trải
qua một giấc mơ đặc biệt, bày vẽ cho ông cách mở kho báu khoa học tự nhiên: ứng dụng số
học vào hình học. Nhờ đó Descartes có được một sự gợi ý để sau này sáng lập ra học thuyết
hình học giải tích. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, nhà hóa học người Nga Dimitry
Ivanovich Mendeleyev (1834-1907) đã ngủ thiếp đi và trong giấc mơ ông nhìn thấy một trang
bảng biểu gồm nhiều ô, còn các nguyên tố hóa học thì đang lũ lượt theo nhau rơi vào từng ô
thích hợp. Ông bừng tỉnh, lấy bút ghi lại ý tưởng đó và cho ra đời Bảng tuần hoàn các nguyên
tố hóa học mà ta thường gọi tắt là Bảng tuần hoàn Mendeleyev. Nhà vật lý người Đan Mạch
Niels Bohr (1885-1962) có một đêm mơ thấy mình đang đứng trên mặt trời hừng hực khí
nóng, trước mặt là các hành tinh bay vun vút, xiết vèo vèo ngay cạnh người ông. Chính hình
thức ấy trong giấc mơ kỳ thú đã gợi ý cho ông sáng lập ra mô hình cấu trúc nguyên tử mà ta
thường gọi là mô hình nguyên tử Bohr. Lại nữa, nhà hóa học người Đức August Ketufe
(1829-1896) trong khi ngồi ngủ gật bên cạnh bếp lò vì quá mệt mỏi bởi công việc nghiên cứu
bỗng có một giấc mơ kỳ lạ về một con rắn và những cái vòng tròn. Giấc mơ này đã giúp ông
phát hiện ra cấu trúc phân tử của hợp chất hữu cơ Benzene (C
6
H
6
) là cấu trúc dạng vòng.
Tại Trường đại học Cambridge, nước Anh, đã thực hiện một cuộc điều tra đối với
những học giả có nhiều phát minh, sáng tạo, kết quả có tới 70% học giả cho rằng hoạt động
mang tính sáng tạo của họ ít nhiều có dựa vào những gợi ý xuất hiện trong giấc mơ. Trường
đại học Geneve Thụy Sĩ cũng từng thực hiện nhiều cuộc điều tra đối với các nhà toán học nổi
tiếng. Kết quả là đã có 51 trong số 60 nhà toán học trả lời rằng, có rất nhiều vấn đề đã được
giải đáp trong giấc mơ của họ.
Giấc mơ có thể tiếp thêm sức mạnh cho bạn tiến xa hơn những điều đã biết và chưa biết
để sáng tạo ra những điều tưởng như là không tưởng. Song công đầu của những thành công
sáng tạo gặt hái được từ trong giấc mơ lại là những gì ngoài giấc mộng. Phải có quá trình lao
tâm khổ tứ, làm việc, nghiên cứu miệt mài thì mới kích thích được bột phát linh cảm trong
mơ. Hãy chuyên tâm tìm tòi không biết mệt mỏi để có thể đào xới được tiềm năng tư duy,
làm lóe lên tia lửa của trí tuệ. Descartes rất đúng khi nói:Chỉ có những bộ óc đã có sự chuẩn
bị sẵn sàng thì trong mơ, ảo giác mới xuất hiện những khám phá mới mẻ.
C. Bài tập 3
Yêu cầu: Tổng thuật các văn bản sau
Văn bản 1. Vai trò giáo dục từ xa (Bài nói chuyện của GS. Vương Nhất Bình - chuyên
gia giáo dục UNESCO, khu vực châu Á  Thái Bình Dương)
Năm 1998 tại Pháp chúng tôi có tổ chức một hội nghị quốc tế lớn về giáo dục đại học
với sự tham dự của 500 đại biểu, 150 bộ trưởng, thứ trưởng các nước. Đay là hội nghị lớn
nhất trong lịch sử do UNESCO tổ chức. Tuyên bố của hội nghị nêu lên rằng giáo dục đại học
phải tiếp cận với mọi người trên cơ sở bình đẳng, không có sự phân biệt mà còn phải tạo cho
người học sự lựa chọn tối đa, có nhiều điểm vào và điểm ra trong hệ thống. Điều đó có nghĩa
là giáo dục đại học phải được đại chúng hóa, đa dạng hóa thông qua một hệ thống năng động
và mở cửa.
Có 5 nước châu Á thực hiện tốt chính sách đại chúng hóa giáo dục, phát triển nhanh nhờ
các trường tư thục đó là Triều tiên, Đài loan, Philippin, Nhật Bản và Thái Lan. Tại đây,
Chính phủ tập trung nguồn ngân sách hạn hẹp vào việc xây dựng trường đại học quốc gia
trọng điểm, đóng vai trò trụ cột trong hệ thống giáo dục, còn các trường tư thục, giáo dục mở,
giáo dục từ xa nhằm nâng cao dân trí. Các cơ sở đào tạo mở và từ xa ở các nước châu Á
không chỉ là sự phát triển giáo dục đại học về số lượng mà còn đóng vai trò cách mạng trong
tiến trình điều chỉnh hệ thống giáo dục, nâng cao chất lượng, nhờ vào tính linh hoạt và hợp lý
trong việc tạo ra và điều chỉnh những chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của nền kinh tế. Số trường có chương trình đào tạo qua mạng ngày càng tăng dần lên ở
các nước châu Á như Đại học Quốc gia Singspore, Đaị học đa phương diện Malaysia và
chương trình Quốc gia giáo dục mở và từ xa của chính phủ Trung Quốc.
Văn bản 2. Hệ tại chức nên áp dụng phương pháp học từ xa (Phát biểu của ông Lâm
Quang Thiệp  chuyên viên vụ Đại học  bộ GD & ĐT)
Có một vấn đề nhức nhối của giáo dục đại học hiện nay là chất lượng của hệ đào tạo
tại chức còn rất thấp. Theo chúng tôi nguyên nhân chính của tình trạng trên do chúng ta chưa
xác định rõ hệ đào tạo này được thực hiện theo hình thức giáo dục truyền thống hay giáo dục
từ xa. Theo tôi nếu học sinh học hệ này theo phương thức giáo dục từ xa sẽ rất thuận lợi cho
sinh viên tập trung học trong một khoảng thời gian ngắn. tính chất của giáo dục từ xa thường
thiết kế không có những quy định bắt buộc, do đó nó có khả năng thích ứng cao phù hợp với
hệ đào tạo không tập trung. Có nhiều người ở những điều kiện khác nhau đều được dự học,
do đó lớp học có thể thu nhận số lượng học viên lớn. Hiện nay hầu hết các trường đại học đều
quản lý hệ tại chức theo kiểu nửa giáo dục truyền thống nửa giáo dục từ xa nên chất lượng
thấp.
Văn bản 3. Trung Quốc coi trọng phát triển giáo dục từ xa (GS. Trương Đại Vĩ, trưởng
phòng Công nghệ giáo dục, bộ Giáo dục Trung Quốc)
Giáo dục từ xa là bộ phận không thể tách rời của giáo dục TQ, hình thức này được bắt
đầu từ việc sử dụng các thiết bị day học bằng tiếng và hình ở một số cơ sở đào tạo năm 1960.
Đến nay đài truyền TW TQ, các tỉnh, thành phố đều có các kênh phục vụ đào tạo từ xa. Mục
tiêu giáo dục từ xa của TQ gắn chặt với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục.
Do TQ có sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng nên chính phủ có kế
hoạch ứng dụng công nghệ thông tin theo 3 cấp khác nhau, dựa trên kế hoạch tổng thể. Mức
thứ nhất là đưa công nghệ vi tính vào trường phổ thông, lấy Multinmedia làm nòng cột. Mức
thứ hai là nối mạng vi tính và các thiết bị liên quan tại các cơ sở đào tạo. Mức thứ ba là nối
mạng và cung cấp các thiết bị cần thiết để phát triển giáo dục từ xa trên phạm vi rộng, đáp
ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội. Theo kế hoạch trong vòng 2 - 3 năm khoảng 80%
các trường PTCS, tiểu học và các cơ sở đào tạo ở mọi cấp độ khác nhau sẽ được trang bị thiết
bị kỹ thuật để nhận sóng trực tiếp, 4 - 5 năm trung tâm tư liệu nguồn sẽ xây dựng ở mỗi tỉnh.
Với kế hoạch tổng thể như vậy, giáo dục từ xa của TQ thực sự đáp ứng được nhu cầu học
rộng rãi của người dân.
Văn bản 4. Giảng dạy từ xa
Giảng dạy từ xa là một phương thức đào tạo trong đó tin học và những kỹ thuật mới
được áp dụng rộng rãi. Nhờ phương thức giảng dạy từ xa, từ học sinh các cấp đến sinh viên
và công nhân viên đều có thể theo học những lớp đào tạo liên tục. Hiện nay, ở Pháp, phương
pháp đào tạo hàm thụ đang có nguy cơ lạc hậu vì các giáo sư ngày càng sử dụng nhiều hơn
các phương tiện hiện đại như phần mềm vi tính đào tạo từ xa, đĩa CD  ROM, đĩa có compact
tương tác Phương thức giảng dạy từ xa mang lại nhiều lợi ích. Qua trung gian của vệ tinh,
trung tâm đào tạo có thể tổ chức giảng cùng một bài giảng cho các học viên đang ngồi trong
nhiều căn phòng ở khắp nước Pháp. Phương pháp giảng dạy từ xa được tiến hành như sau:
bài giảng được ghi âm trước, sau đó được phân phối cho hàng nghìn trường học, phòng
thương mại, trung tâm đào tạo có trang bị awngten parabon. Học viên phải tự tổ chức công
việc học tập của mình. Rất nhiều Viện đại học ở Pháp đang tiến hành giảng dạy từ xa. Mỗi
năm, Viện Nghiên cứu kỹ thuật Kinh tế và Kế toàn Quốc gia đào taoh khoảng 15.000 học
viên qua trung gian của mạng Minitel. Trong tương lai, nhờ nhưng xkyx thuật mới, bài giảng
qua hệ thống đào tạo từ xa sẽ phong phú, đa dạng, hấp dẫn và hiệu quả hơn. Việc áp dụng
phương pháp giảng dạy từ xa không có nghĩa là khai tử các trường học, vì máy tính không thể
thay thế được vai trò của giảng viên. Tuy nhiên, vẫn còn thầy cô lo ngại rằng kiến thức và vai
trò của họ sẽ bị máy tính lẫn lướt. Đây là trở ngại tâm lý rất lớn, khiến phương thức giảng dạy
từ xa chưa mang lại thành công ở Pháp. Một nguyên nhân khác ngăn trở bước phát triển của
phương thức này là giá thông tin (cước điện thoại, chi phí nối mạng vi tính, học phí). Một học
viên luôn nơm nớp lo về học phí thì không thể nào bình tâm học tốt được.
D. Bài tập 4
Yêu cầu:
- nhận biết phần mở và kết văn bản khoa học
- xác định các nội dung được viết ở các phần mở sau
- nhận biết cách kết
1. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay trước ngưỡng cửa của hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới, một nhu cầu bức thiết đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam là phải không ngừng
tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời xây
dựng được hình ảnh thân thiện với người tiêu dùng.
Một trong những yêu cầu gắt gao của người tiêu dùng tại các nước châu Âu và Bắc Mỹ
(hiện đang là những thị trường tiềm năng với sức tiêu thụ mạnh) là các nhà sản xuất và cung
ứng dịch vụ phải có sự cam kết chặt chẽ về trách nhiệm đối với xã hội, trong đó đối tượng cơ
bản là những người lao động. Vì vậy, Hệ thống quản lý về trách nhiệm xã hội (SA 8000)
đang là một vấn đề được các doang nghiệp rất quan tâm.
2. Ông Heirid, du khách người Bỉ vừa dùng khăn ướt lau mặt vừa kêu Bụi quá, bụi quá.
Quả thực quần áo của ông, đặc biệt là cái cổ áo bị phủ một lớp bụi bẩn. Cái khăn mặt trắng
mà ông đang dùng lau mồ hôi đã trở nên lem nhem. Cuộc tham quan đường phố Hà Nội bằng
xe ôm, giữa cái nắng nóng mùa hè của ông kết thúc trong sự mệt mỏi và chán chường như
vậy.
Vậy nguồn gốc gây bụi ở đâu? Có giải pháp nào làm sạch không khí thành phố Hà Nội.
3. Tóm lại, kinh doanh thời nay thật không dễ dàng. Thị hiếu người tiêu dùng thay đổi mau
lẹ, thật khó mà đoán biết trước được. Chỉ có trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện các
biến động về nhu cầu thị hiếu, giá trị của người tiêu dùng, dưới tác động của quá trình đổi
mới, trong điều kiện giao lưu quốc tế, có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tâm lý tiêu dùng thời
đại cùng với sự thay đổi thói quen, tập quán, phong tục cua người Việt Thì mới thành công
trên thương trường ngày nay. Trong lĩnh vực này chắc chắn tâm lý học sẽ đóng góp một phần
không nhỏ.
4. Trái đất là cái nôi và ngôi nhà của thập loại chúng sinh và cây cỏ. Suốt cuộc hành trình từ
hang động đến nhà chọc trời con người thường xuyên có tham vọng cải thiện cuộc sống của
mình. Nhưng chính con người đã tàn phá một cách khủng khiếp ngôi nhà chung của nhân
loại.
5. Hãy bắt đầu khi chưa quá muộn, hãy làm cho mọi người hiểu được bất kì hành vi cỏn con
nào của mình cũng làm thay đổi ít nhiều cái nôi thiêng liêng của chúng ta. Chúng ta không
thể không nghĩ đến cá thế hệ con cháu chúng ta. Hãy để lại cho muôn đời con cháu mai sau
giang sơn cẩm tú mà ông cha ta đã để lại cho chúng ta. Hãy để lại cho con cháu chúng ta
không phải là sa mạc mà là những cánh đồng màu mỡ, những thảo nguyên và rừng núi xanh
rờn, những tiếng gầm thiêng liêng của núi rừng, những tiếng gù êm ái của chim muông.
Môi trường sống bền vững, đó là vấn đề bức xúc của loài người, không trừ một nơi nào
trên trái đât.
6. Từ những năm 1980 đến nay, do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu,
công nghệ năng lượng , nền kinh tế thé giới đang biến đổi sâu sắc, nhanh chóng về cơ cấu,
chức năng và phương thức hoạt động. Đây không phải là một sự biến đổi bình thường mà là
một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế chuyển từ kinh tế công nghiệp sang
kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí
tuệ.
7. Con người sông trong xã hội ngày nay có được nhiều ưu thế hơn so với các thế hệ trước,
chẳng hạn được hưởng một mức sống cao hơn, được chăm sóc y tế tốt hơn, nhưng đồng thời
anh ta cũng phải đối diện với những nguy cơ về ô nhiễm môi trường, sự xuống cấp của những
giá trị xã hội cũng như lệ thuộc quá nhiều vào máy móc.
E. Bài tập 5
Yêu cầu: cho các câu luận đề sau:
- Xác định hệ thống ý triển khai luận đề
- Xác định hệ thống nội dung phải viết để khẳng định hệ thống ý
- Viết mở và kết
1/ Sách không chỉ cung cấp cho chúng ta tri thức, giúp chúng ta rèn luyện năng lực tư duy,
năng lực giao tiếp (ngôn ngữ nói và viết) mà còn giúp chúng ta sống tốt hơn trong thế giới
con người.
2/ Tha thứ là việc làm không đơn giản song tha thứ làm chúng ta khỏe hơn cả về thể chất lẫn
tinh thần.
3/ Để có thể kiếm được một công việc sau khi ra trường sinh viên còn phải học hỏi và bổ
sung thật nhiều những kiến thức, kỹ năng và các tố chất cần thiết khác ngoài chuyên môn như
giao tiếp tự tin, làm hồ sơ chuyên nghiệp, tiếp cận với công nghệ thông tin trong thời đại
công nghệ phát triển, học thêm ngoại ngữ hướng tới mục đích có thể thực hành giao tiếp tốt,
phát âm chuẩn, dùng ngoại ngữ để thuyết trình được các vấn đề chuyên môn.
4/ Ngủ là một trong những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được đối với con người vì thiếu
ngủ con người sẽ suy kiệt sức lực, hao mòn thân thể, chóng già, sinh bệnh tật, làm cho làn da
chóng nhăn, khô và sạm vì vậy chúng ta cần phải ngủ đủ , điều độ và hợp lý.
5/ Internet là một phần không thể thiếu của thế giới hiện đại song bên cạnh những tác động
tích cực thì cũng có không ít những tác động tiêu cực vì vậy mỗi chúng ta hãy biết cách sử
dụng internet để mang lại những kết quả tốt nhất cho cuộc sống của chúng ta.
6/ Thụ động, không tự tìm lấy cơ hội, tâm lý thích làm thầy, khả năng làm việc theo nhóm
yếu, trình độ tiếng Anh hạn chế và tư duy học tập lạc hậu là 6 điểm yếu mà sinh viên Việt
Nam cần phải khắc phục đ ể học tập, nghiên cứu tốt và tạo lập được sự nghiệp.
7/ Giấc ngủ có rất nhiều tác dụng như: làm tiêu tan sự mệt nhọc; tăng cường sức đề kháng
của cơ thể; thúc đẩy sự sinh trưởng; trẻ lâu và kéo dài tuổi thọ.
8/ Thiếu ngủ con người sẽ suy kiệt sức lực; lão hoá sớm; sinh bệnh tật; làm cho da chóng
nhăn, khô sạm.
9/ Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có
chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe
10/ Lắng nghe không phải là bản năng mà là nghệ thuật, biết lắng sẽ giúp bạn thành công
trong giao tiếp và trong cuộc đời.
11/ Đam mê khoa học và sáng tạo; học tốt các môn khoa học tự nhiên (đặc biệt là
sinh học, hoá học, vật lý); cẩn trọng tỉ mỉ là 3 yếu tố quan trọng để bạn có khả năng
trở thành nhà khoa học nghiên cứu Công nghệ sinh học và thành công trong ngành
nghề của bạn.
12/ Học tốt các môn khoa học tự nhiên (đặc biệt là sinh học, hoá học, vật lý) là một
điều kiện quan trọng của sinh viên ngành Công nghệ sinh học bởi vì những kiến thức
vững chắc về các môn này là nền tảng để bạn có thể tiếp thu các kiến thức phức tạp
của ngành CNSH và giúp bạn có tư duy logic tốt nhằm phục vụ cho công việc nghiên
cứu khoa học sau này.
13/ Rượu vang có rất nhiều tác dụng: là loại thức uống dùng tuyệt vời để khai vị; là một loại
gia vị tuyệt hảo của rất nhiều món ăn ngon; là một loại thực phẩm chức năng giúp ngăn ngừa
và hỗ trợ hiệu quả việc điều trị rất nhiều loại bệnh.
14/ Ngày nay, thương hiệu cá nhân đã và đang trở thành một yếu tố thiết yếu để đạt thành
công bởi nó giúp người sở hữu nó hiểu bản thân tốt hơn; tạo cho người sở hữu nó sự khác
biệt; mang lại cho người sở hữu nó những lợi ích cụ thể trong ngắn hạn cũng như dài hạn