Mẹ ít sữa có nên cai sữa cho con

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất thiết yếu và quan trọng với em bé trong quãng thời gian đầu đời. Sữa mẹ có lợi cho sự tăng trưởng của bé, giúp bé khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng, thích nghi thuận lợi với thế giới bên ngoài. Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và có thể cho bú tới năm 2 tuổi. Nhưng không phải mẹ nào cũng thuận lợi trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, vì có mẹ bị ít sữa và tình trạng này sẽ khiến mẹ lo lắng. Vậy mẹ bị ít sữa thì có thể cai sữa cho bé được chưa?

Nguyên nhân khiến mẹ bị ít sữa

Mẹ ít sữa có nên cai sữa cho con

Nhiều mẹ nghĩ rằng ít sữa vì bé đã đến tuổi cai sữa, rằng sữa mẹ đã đến giai đoạn hết chất dinh dưỡng và cũng không còn nhiều như trước. Có mẹ cũng nghĩ ít sữa là do cơ địa nữa. Nhưng điều này cũng không đúng hoàn toàn. Mẹ bị ít sữa là do một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Tinh thần căng thẳng và stress gây ảnh hưởng tới việc tiết sữa.

  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, ăn uống thiếu chất hoặc bồi bổ quá nhiều. Hoặc mẹ có thể ăn phải các loại thực phẩm ảnh hưởng đến sữa mẹ sau sinh như bạc hà, đồ uống có cồn, cà phê, măng chua, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…

  • Do tư thế bú sai cách hoặc dùng máy hút sữa sai cách.

  • Cho bé dùng sữa công thức sớm và lạm dụng ti giả sau sinh.

  • Những mẹ bị sinh non, sinh mổ, có bệnh lý về vú.

  • Trẻ bú ít

  • Mẹ bị mắc một số bệnh lý khác như rối loạn nội tiết, thiếu máu, rối loạn hormone…

Có nên cai sữa cho bé khi mẹ bị ít sữa?

Tốt nhất là mẹ thực hiện theo khuyến cáo của WHO là nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu như mẹ bị ít sữa thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và có lợi đối với sự phát triển của bé.

Mẹ cần cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, cho bé bú 2-4 giờ một lần và bú đúng tư thế. Một khi bé bú nhiều hơn thì lượng sữa mẹ cũng sẽ ra nhiều hơn, cải thiện tình trạng mẹ bị ít sữa.

Mẹ ít sữa có nên cai sữa cho con

Khi trẻ mọc răng, hay cắn núm vú mẹ khiến mẹ bị đau thì mẹ cũng đừng vội tránh bé hay cai sữa cho bé ngay. Mẹ có thể dùng một số cách như bịt nhẹ vào mũi, chặn ngón tay ở miệng của bé hoặc đơn giản, úp mặt bé vào ngực mẹ để bé tự nhả ra… Nhìn chung thì nếu mẹ còn có thể cho bé bú thì tiếp tục cho bé bú trong cả thời gian ăn dặm để bé có đủ dinh dưỡng phát triển.

Khi mẹ bị ốm thì tùy theo tình trạng bệnh hay việc uống thuốc mà có thể tiếp tục cho bé bú, đừng vội cai sữa trong những ngày này. Những trường hợp mẹ phải đi làm hay một vấn đề nào đó mà cho bé bú hỗn hợp thì chú ý không nên cho bú cùng lúc hai loại sữa, vì có thể dẫn tới tình trạng bị khó tiêu hoặc táo bón.

Trên đây là một số lưu ý về việc mẹ bị ít sữa với cai sữa cho bé, hy vọng có thể giúp ích cho mẹ trong việc chăm sóc bé nhé. 

Hỏi - 25/06/2013
Tôi sinh mổ ở Từ Dũ, nay bé được 3 tháng 2 tuần. Lúc mới sinh tôi cũng có hiện tượng căng tức ngực vì đầy sữa, nhưng khi dùng đồ hút sữa thì lại không ra được bao nhiêu, người nhà nói là do ít sữa nên quyết định cho bé bú thêm sữa công thức ngoài, và bản thân tôi cũng cảm thấy lo là mình không đủ sữa cho bé nên luôn ưu tiên cho bé bú sữa ngoài, còn sữa mẹ chỉ bú thêm xen kẽ mỗi cử. Dạo gần đây bé không chịu bú sữa bình, đút bình là bé khóc luôn và chỉ đòi sữa mẹ, nhưng đến giờ tôi dùng đồ hút sữa, sữa tôi cũng chảy ra rất ít (chỉ cỡ được 10 - 20ml dù đã ăn uống nhiều như bệnh viện dặn). Liệu tôi có thể đủ sữa cho bé bú không? Bé chỉ nặng 5k8 hồi 3 tháng (dài đòn 64cm), tăng 800gram tháng cuối, bác sĩ khám bảo bé tăng cân vậy là ít, vậy có nên cho bé bú sữa mẹ hay cho bé cai sữa mẹ và chuyển sang hoàn toàn bú sữa bình. (Vì tôi rất lo bé bị suy dinh dưỡng). Mong nhận được sự giải đáp của các bác sĩ.

Trả lời

Chào bạn,

Nếu không biết kỹ thuật vắt sữa hoặc dùng dụng cụ vắt sữa không phù hợp thì khó vắt ra được nhiều sữa nhưng khi cho bú trực tiếp thì vẫn đủ cho bé. Bé của bạn lên cân trung bình, cân nặng cũng trong vùng bình thường. Bạn muốn bé lên cân nhiều hơn thì nên chịu khó cho bé bú nhiều cữ hơn. Việc cho bú nhiều lần cũng sẽ giúp tiết sữa nhiều hơn. Nếu sợ bé thiếu sữa thì trước khi cho bé bú mẹ, bạn có thể đút cho bé 30 ml sữa bột. Bạn vắt bỏ một ít sữa trong đầu dòng (chứa nhiều nước hơn chất dinh dưỡng) rồi mới cho bé bú để bé tăng cân tốt hơn nhé.

Thân mến


BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Khi nào nên cai sữa cho con? Cai sữa thế nào là hợp lý để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho bé? Cùng Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc tìm hiểu những vấn đề cần quan tâm trong việc cai sữa cho bé bố mẹ nhé!

Cai sữa là gì?

Cai sữa là khi mẹ ngưng cho bé bú. Sau khi cai sữa, bé sẽ không bao giờ bú sữa mẹ nữa.

Nên cho bé bú bao lâu?

Nên cho bé bú ít nhất là 1 năm. Một số bà mẹ cho bé bú lâu hơn. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ nên là thức ăn duy nhất. Đa số bé ăn hay uống thêm các thức ăn khác (vẫn bú sữa mẹ) khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi, những thức ăn này bao gồm bột ngũ cốc, rau xay nhuyễn, trái cây và thịt, cá. Trẻ không nên uống nước trái cây và sữa bò cho đến sau 12 tháng tuổi

Mẹ ít sữa có nên cai sữa cho con

Khi nào nên cai sữa mẹ?

Các bà mẹ chọn thời điểm cai sữa khác nhau và vì các nguyên nhân khác nhau. Hầu hết là do bà mẹ chọn thời điểm cai sữa, nhưng đôi khi cai sữa khi bé không còn muốn bú sữa nữa.

Cai sữa mẹ như thế nào?

Khi bạn quyết định cai sữa mẹ, không được cai đột ngột. Thay vào đó, cố gắng giảm bú mẹ dần dần. Để làm điều này, bạn có thể:

  • Cắt 1 cữ bú mẹ mỗi 2 tới 5 ngày
  • Giảm thời gian mỗi cữ bú mẹ
  • Tăng khoảng cách giữa các cữ bú mẹ.

Có thể bắt đầu cai sữa mẹ bằng cách ngưng các cữ bú ban ngày trước, vẫn cho bé bú đêm hay trước khi ngủ. Các cữ bú đêm hay trước khi ngủ thường là những cữ bú cuối cùng bị cắt.

Có nên cho bé bú bình hay ly khi cai sữa?

Bạn có thể cho bé bú bình hay ly khi cai sữa. Để giúp bé dễ dàng bú bình hay ly trong lần đầu tiên, bạn có thể:

  • Nhờ ai đó cho bé bú.
  • Cho bú trước khi bé quá đói.
  • Vắt sữa mẹ vào bình hay ly.
  • Sử dụng ly có 2 tay cầm
Mẹ ít sữa có nên cai sữa cho con

Những vấn đề có thể xảy ra với bầu vú khi cai sữa mẹ?

Nhiều vấn đề khác nhau có thể xảy ra với bầu vú khi cai sữa mẹ, bao gồm:

  • Căng sữa, khi bầu vú đầy sữa làm vú căng, nóng, đau.
  • Tắc ống dẫn sữa, làm vú xuất hiện những cục đỏ và đau.
  • Nhiễm trùng, gây sốt và xuất hiện vùng sưng nóng đỏ đau trên bầu vú.

Những vấn đề này đặc biệt xảy ra khi cai sữa đột ngột. Nếu bạn cần cai sữa đột ngột, có thể hạn chế những vấn đề này bằng cách dùng máy hút sữa hay tay để vắt sữa, có thể vắt sữa vài lần trong ngày trong vài ngày cho tới khi bầu vú giảm đau.

Có nhiều cách để xử trí những vấn đề xảy ra với bầu vú khi cai sữa (xem them bài Những vấn đề thường gặp khi cho con bú). Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào vừa kể trên, nên tới gặp bác sĩ.

Bầu vú sẽ thay đổi như thế nào sau cai sữa?

Nhiều bà mẹ thấy vú họ xẹp và nhỏ đi sau cai sữa, một số bà mẹ có những vết dài trên vú, những vết này thường nhạt đi theo thời gian. Sau khi bạn ngưng nuôi con bằng sữa mẹ, vú của bạn sẽ ngưng tiết sữa, nhưng cũng là bình thường nếu vẫn có một ít sữa trong nhiều tháng đến nhiều năm sau cai sữa.

Liệu tôi có cảm thấy buồn bực hay khó chịu khi cai sữa?

Bà mẹ cảm thấy buồn bực, khó chịu khi cai sữa là bình thường, cả bé cũng gặp khó khăn. Trong thời gian này, bé của bạn cần nhận được nhiều quan tâm và yêu thương hơn.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm:

Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc
18 Đại Lộ Bình Dương, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Quốc tế Hạnh Phúc – Q.1
97 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Phòng khám Quốc tế Hạnh Phúc – Q.2
Lầu 5 – Estella Place, 88 Song Hành, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM
Hotline: 1900 6765
Fanpage: www.facebook.com/HANHPHUCHospital/