Máu rh dương tính là gì

Nhóm máu của chúng ta không giống nhau, được phân thành 8 nhóm theo hệ thống nhóm máu ABO và Rh. Nhóm máu giữ vai trò rất quan trọng trong y học để đảm bảo việc truyền máu diễn ra an toàn và hiệu quả.

Máu được tạo thành từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong một chất lỏng gọi là huyết tương.

Tính đến năm 2019, Hội Truyền máu Quốc tế đã công nhận 39 hệ nhóm máu. Trong đó ABO và Rh là hai hệ nhóm máu quan trọng nhất trong lĩnh vực truyền máu, cùng với nhau tạo thành 8 nhóm máu cơ bản: A+, A-, B+, B-, O+, O-, AB+, AB-.

Nhóm máu được xác định bởi các kháng nguyên và kháng thể trong máu.

- Kháng nguyên được hiểu đơn giản là bất kỳ loại phân tử nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng, được tìm thấy trên bề mặt của các tế bào hồng cầu.

- Kháng thể là các protein được tìm thấy trong huyết tương. Chúng là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn và virus .

2. Hệ thống nhóm máu ABO

Máu rh dương tính là gì
8 nhóm máu phổ biến theo hệ ABO và Rh

Kể từ năm 1900, nhà khoa học người Áo Karl Landsteiner khám phá ra nhóm máu ABO đã có tác động lớn đến khoa học pháp y và phẫu thuật. Năm 1902, học trò của ông đã phát hiện ra nhóm máu chính thứ 4 – AB. Cụ thể:

- Nhóm máu A: Có kháng nguyên A trên hồng cầu (và kháng thể kháng B trong huyết tương).

- Nhóm máu B: Có kháng nguyên B trên hồng cầu (và kháng thể kháng A trong huyết tương).

- Nhóm máu AB: Có cả kháng nguyên A và B trên hồng cầu (nhưng không có kháng thể kháng A và B trong huyết tương).

- Nhóm máu O: Không có kháng nguyên A và B trên hồng cầu (nhưng có cả kháng thể kháng A và B trong huyết tương).

Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, tỷ lệ nhóm máu tại Việt Nam khoảng: 45% nhóm máu O, 30% nhóm máu B, 20% nhóm máu A và 5% nhóm máu AB.

3. Hệ thống nhóm máu Rhesus

Máu rh dương tính là gì
Hệ nhóm máu Rh quan trọng bên cạnh nhóm ABO

Cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940, Karl Landsteiner và cộng sự đã tìm ra yếu tố Rh khi nghiên cứu khỉ Macacus Rhesus. Từ đó, hệ Rh trở thành hệ thống nhóm máu quan trọng thứ hai bên cạnh ABO.

Hệ Rh được xác định bằng sự hiện diện của kháng nguyên D trong tế bào hồng cầu gọi là Rh+ (Rhesus D dương), hoặc không có sự hiện diện của kháng nguyên D gọi là Rh- (Rhesus D âm).

Tùy theo mỗi nước sẽ có tỷ lệ số người mang nhóm máu Rh+ và Rh- khác nhau. Ở Việt Nam, hầu hết mọi người mang nhóm máu Rh+, ít hơn 0,1% người mang nhóm Rh- (A-,B-,AB-,O-).

Sự ra đời của yếu tố Rh đã giúp các nhà nghiên cứu giải thích được bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh (thalassemia) – một tình trạng kháng thể của người mẹ tấn công tế bào máu của em bé.

4. Nguyên tắc truyền máu

Người có nhóm máu O:

- Chỉ nhận được nhóm máu O.

- Có thể truyền cho người có nhóm máu A, B, AB, O.

Người có nhóm máu A:

- Có thể nhận được nhóm máu A, O.

- Có thể truyền cho người có nhóm máu A, AB.

Người có nhóm máu B:

- Có thể nhận được nhóm máu B, O.

- Có thể truyền cho người có nhóm máu B, AB.

Người có nhóm máu AB:

- Có thể nhận được nhóm máu A, B, AB, O.

- Chỉ truyền được cho người có nhóm máu AB.

Ngoài ra, người có yếu tố Rh- chỉ có thể nhận máu Rh-, người có yếu tố Rh+ có thể nhận được cả máu Rh+ và Rh-.

5. Điều gì xảy ra nếu truyền nhầm nhóm máu

Truyền nhầm nhóm máu sẽ gây ra kết quả rất tồi tệ, có thể dẫn một loạt các phản ứng bao gồm sốc nặng và tử vong nhanh chóng.

Việc xác định nhóm máu rất quan trọng ở phụ nữ mang thai. Nếu phụ nữ mang nhóm máu Rh- lấy chồng có nhóm máu Rh+ thì cần được theo dõi chặt chẽ khi có thai. Trong trường hợp em bé mang nhóm máu Rh+ trái ngược với người mẹ thì cần dùng thuốc dự phòng sớm để đảm bảo tính mạng cho con.

Người có nhóm máu Rh- sẽ gặp nguy hiểm khi truyền máu Rh+ vào cơ thể. Do đó, những người mang yếu tố Rh- nên lưu ý nhóm máu của mình.

6. Lưu ý cho người có nhóm máu hiếm Rh-

- Bạn và người thân nên xét nghiệm để biết chính xác nhóm máu của mình.

- Hãy thông báo nhóm máu Rh- của mình cho cơ sở y tế, nhất là khi cần truyền máu.

- Phụ nữ mang nhóm máu Rh- khi mang thai cần theo dõi chặt chẽ.

- Nhóm máu Rh- là nhóm máu hiếm không phải lúc nào cũng có sẵn tại cơ sở y tế. Bạn nên tham gia câu lạc bộ nhóm máu hiếm để được tư vấn và hỗ trợ nhau khi cần truyền máu.

Có 4 nhóm máu cơ bản theo hệ thống nhóm máu ABO và được chia nhỏ hơn thành 8 loại với hệ thống nhóm máu Rhesus, song số người thuộc mỗi nhóm máu này là không đều nhau. Nhiều người thắc mắc nhóm máu O chiếm bao nhiêu phần trăm và nhóm máu O Rh+ có hiếm không? Bài viết này sẽ giải đáp đến bạn.

1. Nhóm máu O Rh+ có hiếm không?

Trước hết cần biết nhóm máu O Rh+ là gì? Trước hết, chia theo hệ thống nhóm máu ABO, có 4 nhóm máu cơ bản là O, A, B và AB.

.jpg)

Tỉ lệ dân số có nhóm máu O là cao nhất trong các nhóm máu

Hệ thống nhóm máu Rhesus lại chia nhỏ mỗi nhóm máu thành 2 loại là nhóm Rh+ và Rh-, thể hiện sự có mặt của kháng thể Rh. Như vậy nhóm máu O Rh+ nghĩa là trên bề mặt tế bào hồng cầu chỉ có kháng thể miễn dịch Rh. Vậy nhóm máu O Rh+ có hiếm không và tỷ lệ người có nhóm máu này là bao nhiêu?

Theo một thống kê gần đây ở Việt Nam, nhóm máu O là phổ biến nhất, chiếm khoảng 42,1% dân số. Trong đó O Rh+ phổ biến hơn O Rh- (chiếm khoảng 37,4%).

Tuy nhiên, ở các quần thể người khác, tỉ lệ phổ biến của các nhóm máu có thể khác nhau, song đây không phải là nhóm máu quý hiếm nên người mang nhóm máu này có thể yên tâm hơn.

2. Nhóm máu nào là hiếm?

Thông tin về nhóm máu hiếm luôn được nhiều người quan tâm bởi số lượng người mang nhóm máu này ít, khả năng truyền và nhận máu chắc chắn cũng bị hạn chế. Lấy số liệu tại Việt Nam, với 2 hệ nhóm máu ABO và Rh thì phần lớn dân số (99,96%) thuộc nhóm máu có Rh, nghĩa là 4 nhóm O Rh+, A Rh+, B Rh+ và AB Rh+. Như vậy những người thuộc nhóm máu Rh- là vô cùng hiếm, chỉ chiếm khoảng 0.04 - 0.07%.

.jpg)

Những nhóm máu Rh- đều là nhóm máu hiếm

Điều này nghĩa là trong 10.000 người mới có 4 - 7 người mang nhóm máu Rh-, chưa kể phân chia theo 4 nhóm máu nhỏ gồm O Rh-, A Rh-, B Rh- và AB Rh- và các hệ nhóm máu hiếm khác trong hơn 30 hệ nhóm máu.

Tỉ lệ về nhóm máu hiếm tại các quốc gia khác có thể khác nhau, tuy nhiên những người thuộc nhóm máu Rh - vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân số.

3. Nhóm máu hiếm có nguy cơ như thế nào?

Hệ thống nhóm máu ra đời đã giúp ích rất nhiều trong y học, đặc biệt là vấn đề truyền máu khi điều trị, cấp cứu. Sự có mặt của kháng thể trên bề mặt hồng cầu có thể giúp hệ miễn dịch nhận ra máu lạ khi được truyền vào cơ thể. Lúc này hệ miễn dịch sẽ sản xuất kháng thể tiêu diệt. Nhưng nếu truyền đúng nhóm máu thì vấn đề này không xảy ra.

Điều này khiến cho những người thuộc nhóm máu hiếm, cụ thể là các nhóm máu Rh - có rủi ro cao hơn những nhóm máu phổ biến khác.

Vấn đề truyền máu và cấp cứu

Nếu người thuộc nhóm máu hiếm không may bị tai nạn, chấn thương hoặc phẫu thuật mất nhiều máu, họ cần phải truyền máu. Nhóm máu Rh - chỉ nhận được máu truyền với nhóm máu giống với nó. Do số người cùng mang nhóm máu đó ít nên lượng dự trữ tại bệnh viện cũng hạn chế. Khi cơ sở y tế không có sẵn nhóm máu hiếm cần thiết, người bệnh cần tìm nguồn máu khác gây chậm trễ trong cấp cứu.

.jpg)

Người thuộc nhóm máu hiếm có rủi ro cao hơn khi cần truyền máu

Nhiều người thuộc nhóm máu hiếm nghĩ rằng không nên đi hiến máu, tuy nhiên các chuyên gia lại khuyến cáo họ nên góp phần tạo nguồn dự trữ máu cho cộng đồng. Điều này không chỉ giúp những người bệnh cần có thể dùng mà khi cần cấp cứu, những người từng hiến máu sẽ được ưu tiên truyền máu hơn. Chưa kể những lợi ích sức khỏe mà hiến máu mang lại.

Vấn đề di truyền

Có một trường hợp hiếm gặp về bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, liên quan đến nhóm máu hiếm là khi mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+. Theo quy luật di truyền, đứa con sinh ra có 50% nhóm máu giống mẹ và 50% nhóm máu giống bố.

Nếu đứa trẻ mang nhóm máu Rh+ giống bố, ở lần mang thai thứ nhất đứa trẻ vẫn phát triển và sinh ra bình thường. Tuy nhiên nếu mang thai lần thứ 2 trở đi, nếu thai nhi vẫn mang nhóm máu bất đồng với mẹ (Rh+) thì sẽ xảy ra tình trạng bất đồng nhóm máu.

Nguyên nhân do cơ thể mẹ tự sản sinh kháng thể chống lại kháng nguyên Rh(D)+, kháng thể này đi qua bánh nhau đến tấn công thai nhi. Kháng thể này gây ra tình trạng ngưng kết hồng cầu (tan máu), hậu quả là thai sinh non, chết lưu, sảy thai hoặc trẻ sinh ra bị dị tật, thiểu năng trí tuệ.

.jpg)

Bất đồng nhóm máu giữa thai và mẹ có thể gây sảy thai

Vì thế, những cặp vợ chồng mang cặp nhóm máu hiếm nguy cơ này cần kiểm tra và sàng lọc thai cẩn thận, nhất là trường hợp nguy cơ khi thai mang nhóm máu Rh+ bất đồng với mẹ.

Tai biến truyền máu

Ở những người phụ nữ mang nhóm máu hiếm Rh-, với chồng mang nhóm máu Rh+ và từng bất đồng nhóm máu mẹ con, truyền máu nhóm Rh+ có nguy cơ bị tai biến do bất đồng nhóm máu.

Trên đây là những nguy cơ mà người mang nhóm máu hiếm có thể gặp phải. Để kịp thời can thiệp trong các trường hợp cấp cứu khẩn cấp, mỗi chúng ta cần chủ động kiểm tra về nhóm máu bản thân, lưu trữ và cung cấp thông tin cho đơn vị y tế khi cần thiết.

.jpg)

Người nhóm máu hiếm nên tạo nguồn máu dự trữ

Như vậy, chúng ta đã trả lời được thắc mắc nhóm máu O Rh+ có hiếm không? Đây không phải là nhóm máu hiếm nên bạn không cần quá lo lắng, tuy nhiên do khả năng chỉ có thể nhận máu cùng nhóm O nên việc nhận truyền máu cũng có nhiều hạn chế.

Nếu bạn vẫn chưa biết mình thuộc nhóm máu gì, có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện xét nghiệm để xác định chính xác nhóm máu của bản thân.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng khi muốn xét nghiệm nhóm máu bởi:

  • Sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và Tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) được cấp chứng nhận ngày 7/1/2022.
  • Đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật việt nhiều năm trong nghề, tận tâm.
  • Trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.
  • Quy trình nhanh gọn, có dịch vụ lấy mẫu tại nhà, tiết kiệm thời gian đi lại cho khách hàng.

Nếu còn thắc mắc về nhóm máu này, hãy liên hệ với các chuyên gia MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Nhóm máu O Rh D dương tính là gì?

Đối với các kết quả của người mà trong cơ thể có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu thì được gọi là nhóm máu Rh dương hay Rh(D) dương, và ngược lại nếu không có sự xuất hiện của kháng nguyên loại D trên bề mặt hồng cầu thì sẽ cho kết quả nhóm máu Rh âm.

Nhóm máu B yếu tố Rh dương tính là gì?

Nhóm máu B Rh+ truyền được cho nhóm máu B+ và AB+. Nhóm máu B Rh+ có thể tiếp nhận nhóm máu O+ và O-. Nhóm máu B Rh- có thể truyền cho người có nhóm máu B+, B-, AB+ và AB-. Nhóm máu B Rh- có thể tiếp nhận nhóm máu cùng loại âm tính kháng nguyên D là O-.

Tỷ lệ nhóm máu Rh tại Việt Nam là bao nhiêu?

Khoảng 96.000 người Việt thuộc nhóm máu hiếm Theo quy ước, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% là rất hiếm. Ở Việt Nam, nhóm máu Rh(D) âm ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số (tức khoảng 96 nghìn người trong tổng số hơn 96 triệu dân), được coi là hiếm.

Nhóm máu Rh+ và Rh là gì?

Nhóm máu Rhesus – kháng nguyên DHầu hết mọi người có mang kháng nguyên D trên hồng cầu và chúng ta thường gọi là Rh+ (chính xác là “Rhesus D dương”). Ngược lại, những người không mang kháng nguyên D trên hồng cầu sẽ được gọi là Rh- (chính xác là “Rhesus D âm”).