Thị trường chung nam mỹ có bao nhiêu thành viên

Tất cả các quốc gia Nam Mỹ đều được liên kết với MERCOSUR, với tư cách là quốc gia thành viên hoặc thành viên liên kết. MERCOSUR được thành lập vào năm 1991 bởi Hiệp ước Asunción, sau đó được cập nhật vào năm 1994 bởi Hiệp ước Ouro Preto, nhằm đạt được: (i) Di chuyển tự do của hàng hóa và dịch vụ; (ii) Biểu thuế đối ngoại chung (CET); (iii) Chính sách ngoại thương chung; (iv) Hài hòa pháp luật; và (v) Điều phối các chính sách kinh tế vĩ mô.

Thị trường chung nam mỹ có bao nhiêu thành viên

Khối Thị trường chung Nam Mỹ được đặc trưng như một liên minh thuế quan đang trong quá trình hợp nhất, với các đặc điểm chung của thị trường, với việc loại bỏ các trở ngại đối với việc lưu thông các yếu tố sản xuất, cũng như việc thông qua một chính sách thuế quan chung đối với các nước thứ ba, thông qua một Biểu thuế ngoài chung (CET). MERCOSUR có tổng GDP khoảng 2,37 nghìn tỷ USD vào năm 2019 và dân số tương đương khoảng 40% dân số ASEAN.

MERCOSUR với tư cách là một Liên minh thuế quan, tiến hành đàm phán các hiệp định thương mại với các nước thứ ba hoặc các tổ chức khu vực với tư cách là một khối. MERCOSUR thực hiện các quan hệ đối ngoại thông qua (i) các Hiệp định thương mại bao gồm các hiệp định khung; các Hiệp định Thương mại tự do và bổ sung kinh tế; và các hiệp định thương mại ưu đãi; và (ii) các cơ chế đối thoại về các vấn đề kinh tế và thương mại, và về các vấn đề chính trị. Các cơ quan chính của MERCOSUR là: (i) Cơ quan ra quyết định (Hội đồng thị trường chung, Nhóm thị trường chung và Ủy ban thương mại); (ii) Ủy ban Liên hợp Nghị viện; (iii) Diễn đàn Tham vấn kinh tế và xã hội; và (iv) Ban Thư ký MERCOSUR.

Hội nghị thượng đỉnh MERCOSUR được tổ chức sáu tháng một lần, trong đó việc bàn giao chức vụ chủ tịch được diễn ra và hiện Argentina giữ chức Chủ tịch của MERCOSUR năm 2021. Quyết định được đưa ra bởi sự đồng thuận, với sự hiện diện của tất cả các quốc gia thành viên và có giá trị ràng buộc đối với các thành viên. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và MERCOSUR lần đầu tiên được tổ chức không chính thức bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 3 của Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC) vào năm 2007 tại Brasilia, Brazil. Theo đó, hai khu vực nhất trí tăng cường quan hệ liên khu vực, bao gồm hợp tác thương mại và đầu tư.

Đến Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - MERCOSUR chính thức lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2008 tại Brasilia, Brazil, trong đó công nhận rằng hợp tác kinh tế giữa hai bên có thể mang lại những kết quả rõ ràng, thông qua hợp tác trong các lĩnh vực an ninh năng lượng và an ninh lương thực, sở hữu trí tuệ , nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch và môi trường và giao lưu nhân dân.

Sau 9 năm gián đoạn, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - MERCOSUR lần thứ hai đã được tổ chức vào năm 2017 bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) lần thứ 72 ở New York, Mỹ. Tại đó, các bên nhấn mạnh sự cần thiết phải phục hồi và tăng cường sự tham gia hợp tác hơn nữa về phát triển bền vững, du lịch, kết nối, đổi mới và giao lưu nhân dân. Tuy nhiên, vẫn chưa có bất kỳ hành động tiếp theo nào đối với các quyết định của cuộc họp này.

Việc điều phối quan hệ ASEAN - MERCOSUR được luân phiên theo thứ tự bảng chữ cái giữa các quốc gia thành viên ASEAN trên cơ sở từng năm. Philippines là điều phối viên quốc gia về quan hệ ASEAN - MERCOSUR cho năm 2021. Cơ sở dữ liệu của Ban Thư ký ASEAN ghi nhận tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và MERCOSUR đạt 28,23 tỷ USD vào năm 2019. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ MERCOSUR vào ASEAN năm 2019 đạt 17,46 triệu

Tổng thống Venezuela H.Chaves cho rằng, đây là bước khởi đầu để tiến tới thiết lập một khu vực Nam Mỹ thống nhất và tự do. Có thêm Venezuela, MERCOSUR trở thành một thị trường khu vực đầy tiềm năng với gần 260 triệu người tiêu dùng, tổng sản phẩm quốc nội đạt hơn một tỷ USD, tương đương 75% tổng giá trị sản phẩm khu vực Nam Mỹ và thương mại nội khối sẽ đạt khoảng 300 tỷ USD/năm.

Tại hội nghị thượng đỉnh các nước Nam Mỹ diễn ra ở thành phố Cuzco của Peru, các nhà lãnh đạo 12 nước Nam Mỹ hôm qua đã ký thỏa thuận thành lập khối kinh tế và chính trị chung theo mô hình tương tự như Liên minh châu Âu, với tên gọi Cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ. Khối này có tổng số dân là 361 triệu người và tổng thu nhập (GDP) là 973 tỷ USD.

Theo đó, các nước thành viên sẽ giảm dần và tiến tới xóa bỏ thuế nhập khẩu giữa các nước trong Cộng đồng, và phát triển các dự án cơ sở hạ tầng chung.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống Peru Alejandro Toledo nói, trong tương lai, khối kinh tế và chính trị này sẽ có một loại tiền tệ, một nghị viện và một hộ chiếu chung.

Khối này ra đời trên cơ sở hợp nhất hai nhóm thương mại chính trong khu vực là Cộng đồng Andean (gồm các nước Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru, Venezuela) và Mercosur (khối thị trường chung gồm bốn nước thành viên là Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay) cùng với các nước Chile, Surinam và Guyana.

Ông Toledo nói, cộng đồng mới sẽ giúp các nước thành viên đương đầu với những thách thức của toàn cầu hóa để có được sự công bằng và bình đẳng hơn trong toàn cầu hóa.

Các nước thành viên trong khối kinh tế và chính trị chung Nam Mỹ chiếm 45% tổng diện tích châu Mỹ, xuất khẩu 181 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ mỗi năm.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, các thành viên trong khối phải đối phó với những thách thức lớn như tình trạng nghèo đói và sự khác biệt về kinh tế và chính trị.

Những người chỉ trích cho rằng, việc hình thành khối thị trường chung này chỉ làm tăng nạn quan liêu, và gánh nặng cho các nước nghèo trong khu vực này.

Ông Blasco Penaherrara, cựu Phó Tổng thống Ecuador cho rằng: "Lúc này, đoàn kết chỉ là hô hào suông, vì thậm chí ngay trong Cộng đồng Andean (CAN) cũng chưa có đủ sự năng động, và hiện chưa có nền tảng vững chắc cho thỏa thuận hợp nhất CAN và Mercosur".

Các tổng thống Argentina, Uruguay và Paraguay đã không tới tham dự hội nghị thượng đỉnh này.

Trên góc độ thương mại, các nhà phân tích cũng hoài nghi về tính hiệu quả của khối thị trường chung này, bởi vì các nước Nam Mỹ đều xuất khẩu các sản phẩm tương tự nhau.

Tuy nhiên, cựu Tổng thống Argentina Eduardo Duhalde-một trong số những người ủng hộ việc thành lập khối kinh tế và chính trị chung Nam Mỹ nói: "Mỗi nước Nam Mỹ không thể tự mình đối phó với những thách thức do trật tự kinh tế và chính trị trên thế giới hiện nay đặt ra".

Một trong số những người ủng hộ việc thành lập khối thị trường này là Bộ trưởng Ngoại giao Peru Manuel Rodriguez Cuadros cho rằng khối kinh tế và chính trị chung Nam Mỹ sẽ không làm gia tăng nạn quan liêu hay gánh nặng bởi vì khối này dựa trên những thể chế và thỏa thuận đã có từ trước.

Tuy nhiên, những người ủng hộ cũng thừa nhận rằng, phải mất nhiều năm nữa mới cs thể thấy được hiệu quả của khối kinh tế này đối với nền kinh tế Nam Mỹ.

Tổng thư ký Cộng đồng Andean cho rằng: nếu sự việc diễn biến theo chiều hướng tốt, thì sau 15 năm nữa, khu vực Nam Mỹ sẽ có "bộ mặt mới".

Thị trường chung Nam Mỹ gồm bao nhiêu quốc gia?

Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) là một khối tiểu vùng bao gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay.

Thị trường chung Nam Mỹ ra đời với mục đích gì?

Mục đích của MERCOSUR là củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên, tăng cường hoạt động kinh tế - thương mại giữa các quốc gia trong khu vực, với các quốc gia và khối kinh tế - thương mại và phát triển kinh tế thông qua hội nhập quốc tế.

Nam Mỹ ở đâu?

Nam Mỹ (Tiếng Anh: South America) là phần lục địa nằm ở phía tây của Nam Bán cầu của Trái Đất thuộc châu Mỹ, bắt đầu từ phía nam kênh đào Panama trở xuống. Vùng này cũng chiếm phần lớn khu vực Latinh do người dân ở đây chủ yếu sử dụng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha.

Thị trường chung của khu vực Nam Mĩ có tên viết tắt là gì?

Gần đây, Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đã và đang tăng cường nỗ lực hình thành các hiệp định thương mại với các quốc gia và liên minh khác nhau trên thế giới.