Phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh là gì

Với hoạt động quản lý sản xuất hợp lý, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc sản xuất kinh doanh. Từ đó, giảm thiểu tối đa rủi ro và hạn chế chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Vậy quản lý sản xuất kinh doanh là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Và có phương pháp quản lý sản xuất nào hiệu quả nhất? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Navigos Search giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất là một giai đoạn quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với khu nhà máy, khu xưởng trong các doanh nghiệp. Hoạt động này tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ thực hiện của quá trình sản xuất nhằm đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng và tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch. Một số công việc cụ thể bao gồm: đánh giá năng lực sản xuất, quản lý công đoạn sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Xem thêm >> Nhân viên kế hoạch sản xuất làm việc gì? Mức lương bao nhiêu?

Phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh là gì

Quản lý sản xuất là hoạt động quan trong trong các nhà máy sản xuất

2. Quản lý sản xuất là làm gì?

Tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh riêng biệt của mỗi doanh nghiệp, công việc cụ thể của quản lý sản xuất sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là những nhiệm vụ cơ bản nhất:

  • Phân tích, lập kế hoạch và quản lý hoạt động sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp
  • Theo dõi, giám sát, đánh giá tiến độ hoạt động sản xuất và đặt ra mục tiêu chất lượng cho bộ phận sản xuất.
  • Đảm bảo hiệu suất làm việc của nhân viên và tuân thủ các yêu cầu an toàn lao động.
  • Quản lý máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất và sửa chữa, bảo dưỡng, mua mới khi cần thiết theo chỉ định của cấp trên.
  • Tuyển dụng, quản lý và đào tạo nhân sự.
  • Báo cáo công việc theo định kỳ lên giám đốc sản xuất.

3. Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Thông thường, các doanh nghiệp phải tiến hành quản lý sản xuất theo quy trình dưới đây:

Đánh giá năng lực sản xuất

Một trong những bước quan trọng đầu tiên khi tiến hành sản xuất là phải đánh giá năng lực sản xuất của chính doanh nghiệp mình. Năng lực sản xuất cũng giống như năng lực học tập. Bạn không thể vào trường đại học mong muốn nếu không có đủ kiến thức. Vì vậy, doanh nghiệp cũng không thể sản xuất ra thành phẩm chất lượng nếu không đủ điều kiện năng lực về tài chính, con người, vật liệu,…

Để quá trình sản xuất thực hiện nhanh chóng và thuận lợi, bắt buộc người quản lý phải đánh giá chính xác năng lực sản xuất của doanh nghiệp mình. Nhờ đó, quản lý sẽ xác định đúng thị trường tiềm năng về mặt hàng mình cung cấp. Thị trường đó cần nhiều hay ít? Doanh nghiệp mình đáp ứng được hay không và đáp ứng đến mức độ nào?

Hoạch định nhu cầu nguyên, vật liệu

Chắc chắn rằng sản xuất luôn không thể thiếu nguyên vật liệu và không một sản phẩm nào tự mình ra đời mà không có sự tham gia của các thành phần khác. Sau khi doanh nghiệp xác định được nhu cầu thị trường và đánh giá năng lực sản xuất, người quản lý phải hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết. Có đủ nguyên vật liệu chính là một trong những bước cơ bản phải có để sản xuất đạt hiệu quả và theo đúng với mục tiêu đã đề ra.

Phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh là gì

Quy trình quản lý sản xuất chuẩn nhất

Quản lý các công đoạn sản xuất

Một quy trình sản xuất sẽ bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Từng công đoạn sẽ đều có các công việc và tính chất riêng. Vì vậy, nhiệm vụ của người quản lý là theo dõi để đảm bảo những công đoạn đó được thực hiện chính xác và vận hành trơn tru.

Để mọi công đoạn sản xuất luôn được thực hiện nhanh chóng và khoa học, các nhà lãnh đạo cần xác định rõ từng công đoạn cụ thể trong quá trình sản xuất. Và điều này yêu cầu sự chặt chẽ với những tính toán chi tiết để tránh các sai sót, thất thoát không đáng có trong quá trình sản xuất.

Quản lý chất lượng sản phẩm

Sản phẩm được xem là cầu nối gắn kết doanh nghiệp với khách hàng. Sản phẩm đủ tốt mới giữ chân được khách hàng lâu dài và từ đó doanh nghiệp mới có thể phát triển vững mạnh. Không chỉ thế, sản phẩm cũng cho biết doanh nghiệp và cơ sở sản xuất của bạn hoạt động ra sao, có chất lượng không.

Chính vì vậy, quản lý chất lượng sản phẩm là một trong những bước không thể vắng mặt trong quy trình quản lý sản xuất. Công đoạn này yêu cầu sự chuẩn xác về số lượng, tính chất, đặc điểm và cách phân loại của mỗi loại sản phẩm. Thông qua đó, doanh nghiệp bạn mới có thể định giá sản phẩm bán ra thị trường và có phương án xử lý các mặt hàng hư hỏng, hàng lỗi.

Định giá cho sản phẩm

Định giá là bước vô cùng quan trọng trong quy trình quản lý sản xuất. Bởi định giá liên quan đến vấn đề chi phí, quyết định xem doanh nghiệp có khả năng thu hồi lại bao nhiêu và cho biết thu dự kiến sau khi bán. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm sẽ quyết định tới việc định giá. Chất lượng càng tốt thì giá thành càng cao và là yếu tố cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Giá thành của sản phẩm phải được dựa trên chi phí nguyên vật liệu, hao tổn máy móc và nguồn nhân lực thực hiện.

Quản lý bán hàng

Quản lý bán hàng có mục đích kiểm tra sự chênh lệch của sản phẩm được bán ra so với sản phẩm sản xuất. Ở bước này, nhà quản lý cần xác định được nhu cầu của thị trường và mức giá cụ thể của từng loại sản phẩm. Từ đó, người quản lý phải báo cáo doanh số bán hàng mỗi ngày để đảm bảo quá trình bán hàng diễn ra thông suốt.

Tuy nhiên, để quản lý hiệu quả hoạt động bán hàng không phải là vấn đề đơn giản. Dù là người có năng lực đến đâu, khả năng ghi nhớ và quản lý tốt ra sao thì họ vẫn cần một công cụ giúp quản lý. Cũng vì thế mà các phần mềm quản lý sản xuất đã ra đời giúp quản lý nguồn hàng, nhân viên và cả dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả. Đây được xem là công cụ hữu ích giúp quy trình quản lý sản xuất hiệu quả và tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.

Phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh là gì

Quản lý bán hàng là bước quan trọng trong quy trình quản lý sản xuất

4. Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả

Phần trên đã hỗ trợ doanh nghiệp định hình được những bước cơ bản nhất để xây dựng thành công một quy trình sản xuất hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần trang bị phương pháp tổ chức hợp lý nhất để năng suất sản xuất đạt tối đa và giúp quản lý quy trình hiệu quả hơn. Sau đây là các phương pháp quản lý sản xuất phổ biến nhất:

4.1. Tổ chức dây chuyền

Đây là phương pháp thích hợp để sản xuất công đoạn. Trong phương pháp này, doanh nghiệp sẽ sử dụng một dây chuyền để vận chuyển sản phẩm trong quá trình lắp ráp. Mỗi nơi sản xuất, mỗi công đoạn sẽ có nhiệm vụ cụ thể nhất định. Vậy nên qua đó, việc phân phối nhân công và máy móc cũng trở nên dễ dàng hơn. Việc tổ chức theo dây chuyền cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Tính hiệu quả của công việc
  • Thích hợp với thiết kế sản phẩm
  • Thích hợp với khối lượng của sản phẩm
  • Hợp lý với môi trường sản xuất

Tổ chức sản xuất theo dây chuyền giúp tạo ra năng suất, chất lượng cao, tốc độ sản xuất nhanh và tận dụng tối đa nguồn lực. Từ đó, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả công việc của mọi người.

4.2. Tổ chức sản xuất theo nhóm

Phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm thường dùng cho mô hình sản xuất hàng loạt mặt hàng được sản xuất trên cùng một hệ thống. Phương pháp này không bố trí máy móc theo từng loại sản phẩm mà làm chung cho cả nhóm dựa trên những sản phẩm đã lựa chọn để thực hiện. Các đặc điểm của phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm là:

  • Chuẩn hóa sản phẩm thành các nhóm chuyên biệt
  • Có quy trình chi tiết cho nhóm
  • Dễ dàng đặt ra định mức, thiết kế dụng cụ, bố trí máy móc
  • Giảm bớt khối lượng và thời gian của công tác chuẩn bị kỹ thuật, tạo điều kiện để nâng cao trình độ công nhân

Phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh là gì

Các phương pháp quản lý sản xuất phổ biến nhất

4.3. Tổ chức sản xuất đơn

Với phương pháp sản xuất đơn sẽ tiến hành sản xuất rất nhiều loại sản phẩm với số lượng nhỏ, đôi khi chỉ thực hiện một lần và trình độ chuyên môn hóa làm việc rất thấp.

Để tiến hành sản xuất, doanh nghiệp không cần lập quy trình công nghệ tỉ mỉ cho từng chi tiết sản phẩm mà chỉ quy định các bước công việc chung. Công việc sẽ được giao cho mỗi bộ phận làm việc phù hợp với kế hoạch, tiến độ chi tiết và thực hiện theo cơ sở các tài liệu kỹ thuật.

Phương pháp này giúp kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất được bố trí theo từng nơi làm việc và đảm bảo khả năng hoàn thành đơn hàng tốt hơn.

5. Một số lưu ý trong quy trình quản lý sản xuất

  • Lên kế hoạch, phân bố hợp lý về khối công việc và thời gian hoàn thành.
  • Bao quát toàn bộ quy trình sản xuất, thường xuyên kiểm tra, giám định chất lượng và phản ánh phương thức sản xuất để hạn chế tối đa rủi ro, rắc rối không đáng có.
  • Thường xuyên báo cáo, thống kê về số lượng và chất lượng đạt được để kịp thời kiểm định mức độ hiệu quả về quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó, kịp thời đưa ra chiến lược đúng đắn giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững.
  • Sử dụng các công cụ quản lý tối ưu và hiện đại để tiết kiệm tối đa chi phí và công sức cho nhà quản lý. Đặc biệt trong thời đại 4.0, sự bùng nổ về công nghệ sẽ mang lại nhiều cơ hội sản xuất nhưng đi kèm là vô vàn thách thức cho doanh nghiệp.

Phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh là gì

Nắm chắc các lưu ý để quy trình quản lý sản xuất diễn ra hiệu quả

Nói tóm lại, để triển khai một quy trình quản lý sản xuất hiệu quả, đúng tiêu chuẩn và đem lại năng suất cao, người quản lý cần nắm rõ những phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả, nguyên tắc cơ bản để phát triển thành những chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Đồng thời, phải không ngừng thay đổi và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để không ngừng phát triển quy trình sản xuất.

Sản xuất và kinh doanh là gì?

Sản xuất kinh doanh là quá trình sử dụng lao động, đất đai, vốn, nguyên - nhiên vật liệu, khoa học kĩ thuật và các nguồn lực khác để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội và thu về lợi nhuận.

Tổ chức sản xuất kinh doanh thế nào?

Khái niệm tổ chức sản xuất: Tổ chức sản xuất kinh doanh (TCSXKD) là sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, qui mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định.

Xây dựng phương án kinh doanh gồm những nội dung gì?

Một bản Kế hoạch kinh doanh ( phương án kinh doanh ) gồm có 6 yếu tố chính sau: Bản tóm lược, chiến lược kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, những cơ hội và nguy cơ, thị trường, chiến lược Marketing.

Phương thức hoạt động kinh doanh là gì?

Phương án kinh doanh là một bản tường trình chi tiết về cách doanh nghiệp sẽ hoạt động và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Nó là một tài liệu quan trọng định hướng các hoạt động kinh doanh, xác định các phương pháp và quy trình cần thiết để đạt được thành công trong doanh nghiệp.