Mẫu giấy ủy quyền của lãnh sự quán nhật bản

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ỦY QUYỀN, HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

1. Quy định chung

- Phòng Lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo có thẩm quyền công chứng, chứng thực các loại văn bản, giấy tờ sau:

+ Công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản với điều kiện việc từ chối nhận di sản phải thực hiện trước thời điểm phân chia di sản;

      + Văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch (xem hướng dẫn tại Thủ tục số 14, số 16);

       + Chứng Chứng thực bản sao từ bản chính (thủ tục số 15);

       + Công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (thủ tục số 17)

+ Dịch, chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản.

2. Đối với các nội dung liên quan đếnmua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam, công dân lập Hợp đồng ủy quyền(thủ tục số 16).

THỦ TỤC SỐ 14

CHỨNG THỰC CHỮ KÝ (GIẤY ỦY QUYỀN, VĂN BẢN CAM KẾT, ĐƠN TỪ CÁC LOẠI...)

- Hồ sơ gồm:

1/ Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây);

2/ Mẫu Giấy ủy quyền (tải tại đây) :người ủy quyền soạn lại nội dung theo mẫu, ký tên; để trống không ghi ngày tháng.

3/ Copy Hộ chiếu của người ủy quyền + Copy Chứng minh nhân dân của người được ủy quyền

Thủ tục này làm trực tiếp tại Phòng Lãnh sự/Đại sứ quán, không tiếp nhận qua đường bưu điện

THỦ TỤC SỐ 15

CHỨNG THỰC BẢN SAO

- Hồ sơ gồm:

1/ Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây);

2/ Bản gốc giấy tờ và 02 bản sao.

THỦ TỤC SỐ 16

CHỨNG NHẬN HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

 - Hồ sơ gồm:

   1/ Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây);

   2/ Hợp đồng ủy quyền (mẫu để soạn thảo). Công dân nên liên hệ với Phòng Công chứng tại Việt Nam để được hướng dẫn và soạn thảo Hợp đồng ủy quyền.

       * Địa chỉ tại Nhật Bản ghi theo đúng tên phiên âm Romaji trên website của Shiyaku-so nơi cư trú, không viết bằng tiếng Nhật.

* Một bộ HĐỦQ gồm: (1) Hợp đồng ủy quyền theo mẫu, (2) copy hộ chiếu hoặc chứng minh thư/căn cước công dân của người ủy quyền và của người được ủy quyền,  (3) Copy Giấy tờ về nhà đất (ví dụ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua chung cư...). Số lượng tối thiểu 03 bộ HĐỦQ (01 bộ lưu tại Đại sứ quán, 01 bộ lưu tại Văn phòng công chứng ở Việt Nam, 01 bộ để công dân sử dụng).

* Ký và ghi rõ họ tên của người ủy quyền vào trang cuối cùng của HĐỦQ, đồng thời ký tên tại tất cả các trang của HĐỦQ; không ký vào bên được ủy quyền ở Việt Nam; Chữ ký trên HĐỦQ phải trùng khớp với chữ ký trên trang 3 của Hộ chiếu.

Thủ tục này làm trực tiếp tại Phòng Lãnh sự/Đại sứ quán, không tiếp nhận qua đường bưu điện

THỦ TỤC SỐ 17

Công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

- Hồ sơ gồm:

 1/ Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây);

 2/ Mẫu Giấy từ chối nhận di sản thừa kế (tải tại đây). Mẫu của Đại sứ quán đính kèm theo chỉ để tham khảo. Công dân soạn lại nội dung theo mẫu, ký tên.

 3/ Copy hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân của người từ chối nhận di sản thừa kế

 4/ Copy Giấy chứng tử của người chết để lại di sản

 5/ Copy Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người từ chối & người để lại di sản (ví dụ copy giấy khai sinh…)

 6/ Copy giấy tờ liên quan đến di sản, ví dụ sổ đỏ, sổ tiết kiệm,....

Thủ tục này làm trực tiếp tại Phòng Lãnh sự/Đại sứ quán, không tiếp nhận qua đường bưu điện