Lục tuần nghĩa là gì

Cũng như ở nhiều nước phương Ðông khác, tại Việt Nam vẫn giữ tục, lễ trang trọng đánh dấu từng giai đoạn cuộc đời của con người. Nếu như trẻ thơ có lễ mừng đầy tháng, thôi nôi; người trưởng thành đến tuổi lập gia đình có lễ tân hôn (nam), vu quy (nữ); thì người cao tuổi cũng có các lễ mừng thọ, yến lão, thượng thọ...

Lục tuần nghĩa là gì

Các cháu vây quanh ông bà trong lễ mừng thọ bà 70 tuổi. Ảnh: DUY KHÔI

Phong tục và nếp nghĩ truyền thống của dân tộc ta vẫn luôn xem gia đình có người cao niên như có kho báu trong nhà. Bởi vì con cháu không chỉ được dạy bảo những kinh nghiệm sống đúc kết từ cả đời người, mà sự hiện diện của những bậc cao niên góp phần giữ những sinh hoạt tụ hội gia tộc, gắn kết tình cảm các thành viên trong nhà. Ðược chăm sóc ông bà, cha mẹ lớn tuổi cũng được xem là phúc phần của con cháu. Chính vì vậy mà đến nay người Việt vẫn giữ những tục, lễ truyền thống dành cho người cao tuổi, như một cách bày tỏ sự hiếu thảo.

Lên lão

Người Việt Nam rất trọng đạo hiếu, có truyền thống tri ân tổ tiên, uống nước nhớ nguồn. 60 tuổi thường được xem như mốc thời gian kết thúc một vòng đời theo cách tính tử vi 12 con giáp. Qua năm 61 tuổi thì sự vận hành thời gian trở lại như khi ta mới ra đời. Ví dụ nếu 60 tuổi nhằm năm Tân Sửu, thì 61 tuổi sẽ bắt đầu với lần lượt các “can” Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh và cuối cùng sẽ trở về Tân. 10 can này sẽ ứng lên 12 “chi” hay là con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Từ đó mà xoay vòng tới thành chu kỳ 60 năm lặp lại như cũ, chỉ khác thời hiệu năm, cứ thế tiếp nối mãi. Thường khi cha mẹ “lên lão” thì con cháu trong gia đình tổ chức lễ mừng thọ cha mẹ. Ðây là một hình thức báo hiếu và cũng là dịp đoàn tụ, sum họp vui vẻ trong gia đình với nhiều thế hệ.

Ðúng theo phong tục cổ truyền. Vào ngày lễ mừng thọ. Cha hoặc mẹ mặc quần điều, áo đỏ tía ngồi trịnh trọng bàn trên. Con cháu vào kính ba tuần rượu, có lời chúc thọ, cùng với nhạc bát âm trỗi dậy vang lừng theo đúng bài bản. Khách đến mừng thọ thường tặng trà, rượu, trướng thêu vải hồng, chữ kim tuyến với nội dung chúc trường thọ, ca ngợi công lao, đạo đức của bậc cao niên đã suốt một đời nuôi dạy, bảo bọc con cháu... Sau đó là tiệc ăn mừng vui vẻ, mức độ lớn nhỏ tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình, dòng tộc.

Theo luật nước, lệ làng xưa nay, khi đến tuổi lên lão, các cụ được miễn những khoản đóng góp công ích và còn được ưu tiên ở nơi công cộng, mà dễ thấy nhất ngày nay là khi đến các phòng khám, bệnh viện, người cao tuổi luôn được ưu tiên trước.

Yến lão

Ở nhiều làng quê Việt Nam vào những dịp lễ lớn, đầu năm mới, người ta thường tổ chức tiệc để mời các cụ ông, cụ bà từ 60 tuổi trở lên tới dự. Bữa tiệc này gọi là Yến lão. Yến là tiệc rượu. Lão chỉ những người quá lục tuần (60 tuổi). Yến lão được hiểu như là tiệc mừng thọ tập thể các cụ. Ðây là một phong tục đẹp, thể hiện tính nhân văn, uống nước nhớ nguồn của người Việt. Phong tục này ngày nay vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương nước ta và những Yến lão thường được ghép, tổ chức vào các ngày hội Kỳ yên Thượng điền hoặc Kỳ yên Hạ điền của đình làng để tăng thêm phần hoành tráng, long trọng, đông vui.

Ngày Yến lão được định trước và thông báo rộng rãi đến các cụ và gia đình để có chuẩn bị. Dân làng mang cờ quạt, trống kèn rước các cụ dạo quanh làng rồi trở về đình. Dám rước này gọi là đám rước lão. Các cụ đều ăn mặc áo màu đỏ tượng trưng cho sự vui mừng, sung mãn, thành công. Các cụ được trai tráng, dân làng hộ tống bằng kiệu hoặc võng, có con cháu theo sau “hậu ủng”. Các cụ đi theo tuần tự. Lớn tuổi đi trước, nhỏ hơn kế tiếp. Dân làng mang lễ vật như hoa quả, hương đăng, đồ lễ, trước cúng thành hoàng, tạ ơn trời đất, sau thết đãi các cụ. Trong tiệc Yến lão xưa kia ở Bắc Bộ, có ca nhi ngâm thơ, hoặc ca trù chúc mừng các cụ.

Theo truyền thống, các tiệc Yến lão đãi rất hậu. Các cụ chỉ ăn một phần, phần còn lại đem về cho con cháu hưởng tượng trưng cho phúc, lộc, thọ. Thường các cụ trở về nhà với tâm trạng phấn khởi, vui vẻ.

Lễ thượng thọ

Ðây là một nghi lễ khá đặc biệt, bởi lễ chỉ dành riêng cho các cụ đã trên 80 tuổi. Nhiều gia đình tổ chức lễ này rất long trọng. Vào ngày Lễ thượng thọ, con cháu bày lễ trang trọng, mang phẩm vật đến đình cúng Thành hoàng tạ ơn đã phù hộ cho ông bà, cha mẹ trường thọ. Lúc vào lễ, ông bà, cha mẹ mặc áo đỏ mới, đẹp. Con cháu lần lượt lễ bái, dâng trà rượu mừng thọ các cụ.

Vào dịp Lễ thượng thọ, gia đình mời bà con, hàng xóm đến chung vui, mừng thọ. Khách thường mang theo lễ vật đến chúc mừng, chia sẻ niềm vui, hạnh phúc với các cụ và gia đình. Chính quyền địa phương ở nhiều nơi thông qua Hội Người cao tuổi hằng năm cũng tổ chức trang trọng lễ mừng thọ các cụ. Các cụ từ 100 tuổi trở lên được địa phương đặc biệt quan tâm, tổ chức đoàn đến tận nhà tặng quà, thăm hỏi, chúc mừng vào những dịp đặc biệt trong năm, nhất là Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1-10.

* * *

“Kính lão” là truyền thống và bản sắc văn hóa giàu tính nhân văn, thể hiện thuần phong mỹ tục được truyền đời của người Việt. Truyền thống đó góp phần giữ gìn nền tảng văn hóa gia đình, tạo nên những giá trị nguồn cội để người Việt ngày nay hội nhập nhưng không hòa tan.

HOÀNG THÁM

----------

Tư liệu tham khảo: “Phong tục cổ truyền người Việt”, Thục Anh biên soạn, NXB Văn hóa Thông tin, 2007.

Lục tuần nghĩa là gì

Trong văn hoá đọc sách hoặc báo, mình hay gặp “tam tuần”, “lục tuần” mình hiểu là trạc tuổi ba mươi, sáu mươi. Nhưng không hiểu tại sao dùng chữ “tuần” mà lại không dùng chữ “thập”?!! Hay có nghĩa, có ý gì khác không? Ở đây có chú bác, anh chị nào rành tiếng Hoa hay tiếng Hán Nôm giải thích chữ này giúp với! Có 2 câu minh hoạ (mình lấy trong Truyện Kiều) nữa nè: - Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. - Quá niên trạc ngoại tứ tuần. Tuần cập kê: nghĩa là tuổi lấy chồng?!

Xin cảm ơn.

Lục tuần nghĩa là gì

Tuần tiếng Hán Việt có đến mấy nghĩa, tuần tiếng Việt lại còn có tuần trong "tuần rượu", "tuần trà", "tuần tra"

Trong văn hoá đọc sách hoặc báo, mình hay gặp “tam tuần”, “lục tuần” mình hiểu là trạc tuổi ba mươi, sáu mươi. Nhưng không hiểu tại sao dùng chữ “tuần” mà lại không dùng chữ “thập”?!! Hay có nghĩa, có ý gì khác không?

Trong từ điển Việt-Việt có: - d. 1. Khoảng thời gian mười ngày, kể từ ngày mồng một, từ ngày mười một hoặc từ ngày hai mươi mốt trong tháng: Mỗi tháng có ba tuần là thượng tuần, trung tuần và hạ tuần. 2. Khoảng thời gian mười tuổi một, tính từ một đến mười, từ mười một đến hai mươi...: Quá niên trạc ngoại tứ tuần (K).3. "Tuần lễ" nói tắt: Nghỉ hè tám tuần. 4. Thời kỳ: Tuần trăng mật; Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê (K). 5. Lần, lượt: Tuần rượu; Tuần hương. - d. Người giữ việc canh gác trong làng trong thời phong kiến hay Pháp thuộc. - "Tuần phủ" nói tắt: Lão tuần có ba vợ. Như vậy tam, tứ, lục tuần là theo nghĩa 2 - khoảng thời gian 10 tuổi một. Tứ tuần có nghĩa 40 tuổi.

Có 2 câu minh hoạ (mình lấy trong Truyện Kiều) nữa nè: - Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

Tuần cập kê: nghĩa là tuổi lấy chồng?!

Tuần ở đây có nghĩa 4 là thời kỳ, lúc. Tức đã tới thời kỳ, tới lúc, tới độ cập kê, quan hệ trai gái, lấy chồng.

Thường thường tiếng Hán chữ "tuần" (旬) liên quan đến đơn vị 10. Từ này, nghĩa thứ nhất của nó là 10 ngày. Một tháng chia ra làm 3 tuần, 10 ngày đầu là thượng tuần, 10 ngày kế là trung tuần, và 10 ngày cuối là hạ tuần. Nghĩa thứ hai của nó là 10 năm. Tuổi trạc tứ tuần có nghĩa là trạc 40.

Tôi không có đọc được bản tiếng Nôm cho nên không biết từ "tuần cập kê" viết ra sao. Bảo đoán thì tôi đoán nó có nghĩa là "đầy, tròn" (cũng viết 旬)

Cái tôi viết có thể đọc ở đây.

Lục tuần nghĩa là gì

Lục tuần nghĩa là gì

Trong văn hoá đọc sách hoặc báo, mình hay gặp “tam tuần”, “lục tuần” mình hiểu là trạc tuổi ba mươi, sáu mươi. Nhưng không hiểu tại sao dùng chữ “tuần” mà lại không dùng chữ “thập”?!! Hay có nghĩa, có ý gì khác không? Ở đây có chú bác, anh chị nào rành tiếng Hoa hay tiếng Hán Nôm giải thích chữ này giúp với! Có 2 câu minh hoạ (mình lấy trong Truyện Kiều) nữa nè: - Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. - Quá niên trạc ngoại tứ tuần. Tuần cập kê: nghĩa là tuổi lấy chồng?!

Xin cảm ơn.

Nó còn có Thượng tuần Trung Tuần Hạ Tuần nữa cơ.theo mình hiểu nó là một vòng hay kiểu như là cái thời kỳ mà sẽ chắc chắn tới.Hán Việt nó cũng chỉ là Tuần thôi.ví dụ như tuần (một tuần mười ngày, một tháng chia thành ba tuần thượng tuần, trung tuần và hạ tuần) .Còn Tuần nói về tuổi tác thì kiểu như đến tuổi hẹn hò lấy chồng,tuổi ngoài ba mươi.kiểu thế

Lục tuần nghĩa là gì

@ptm0412 Bài viết em có gi sai sao bác?

Bài đã được tự động gộp: 31/10/20

Trong tính thời gian một tháng nó có 3 tuần thượng trung hạ.tuần tính tuổi tác nó tính theo tuần vậy.còn tuần cập kê ở đây cũng chỉ là đến tuổi cài trâm tiếng trung nó là 及笄 。con gái đến tuổi cài trâm cũng là tuổi hẹn hò. tuần tính thời gian thì cái đó ai cũng sẽ trải qua.

Bài đã được tự động gộp: 31/10/20


Thường thường tiếng Hán chữ "tuần" (旬) liên quan đến đơn vị 10. Từ này, nghĩa thứ nhất của nó là 10 ngày. Một tháng chia ra làm 3 tuần, 10 ngày đầu là thượng tuần, 10 ngày kế là trung tuần, và 10 ngày cuối là hạ tuần. Nghĩa thứ hai của nó là 10 năm. Tuổi trạc tứ tuần có nghĩa là trạc 40.

Tôi không có đọc được bản tiếng Nôm cho nên không biết từ "tuần cập kê" viết ra sao. Bảo đoán thì tôi đoán nó có nghĩa là "đầy, tròn" (cũng viết 旬)

Hai câu thơ đó trong tiếng trung là như thế này Bác : Phồn thể 風流窒墨紅裙 春撑執齒細旬及筓 Giãn thể 风流窒墨红裙

春撑执齿细旬及筓

Lần chỉnh sửa cuối: 31/10/20

Lục tuần nghĩa là gì

Bài 6 có đoạn này không sai, nhưng lập 1 ý 2 lần và đã có ở trong 2 bài trên liền kề: " Nó còn có Thượng tuần Trung Tuần Hạ Tuần nữa cơ.theo mình hiểu nó là một vòng hay kiểu như là cái thời kỳ mà sẽ chắc chắn tới.Hán Việt nó cũng chỉ là Tuần thôi.ví dụ như tuần (một tuần mười ngày, một tháng chia thành ba tuần thượng tuần, trung tuần và hạ tuần) . "

Đoạn này thì sai thật: Còn Tuần nói về tuổi tác thì kiểu như đến tuổi hẹn hò lấy chồng,tuổi ngoài ba mươi.

Bài 7 đọc câu này còn hết hồn, tưởng 2 câu trên bàn thờ: Hai câu thờ

đó trong tiếng trung là như thế này Bác :

Lục tuần nghĩa là gì

Lục tuần nghĩa là gì

Bài 6 có đoạn này không sai, nhưng lập 1 ý 2 lần và đã có ở trong 2 bài trên liền kề: " Nó còn có Thượng tuần Trung Tuần Hạ Tuần nữa cơ.theo mình hiểu nó là một vòng hay kiểu như là cái thời kỳ mà sẽ chắc chắn tới.Hán Việt nó cũng chỉ là Tuần thôi.ví dụ như tuần (một tuần mười ngày, một tháng chia thành ba tuần thượng tuần, trung tuần và hạ tuần) . "

Đoạn này thì sai thật: Còn Tuần nói về tuổi tác thì kiểu như đến tuổi hẹn hò lấy chồng,tuổi ngoài ba mươi.

Bài 7 đọc câu này còn hết hồn, tưởng 2 câu trên bàn thờ: Hai câu thờ

đó trong tiếng trung là như thế này Bác :

View attachment 248437

bài 6 em viết là do lúc đó chưa đọc các bài của các bác và cũng chưa tìm trên google ,chỉ đưa ra ý kiến ca nhân của mình hiểu.đấy là topic thư gian cũng không phải topic trợ giúp lặp lại ý để tính công chắc không cần nhắc tới quy tắc chứ bác? còn nếu không được thì Bác xóa bài giúp em! Cảm ơn Bác

Bài đã được tự động gộp: 31/10/20


Đoạn này thì sai thật: Còn Tuần nói về tuổi tác thì kiểu như đến tuổi hẹn hò lấy chồng,tuổi ngoài ba mươi.

Đấy là em chung quy lại .vì tuần nó nói về khoảng thời gian.nên đấy là em lấy ví dụ chung là thế

Lục tuần nghĩa là gì

bài 6 em viết là do lúc đó chưa đọc các bài của các bác và cũng chưa tìm trên google ,chỉ đưa ra ý kiến ca nhân của mình hiểu.đấy là topic thư gian cũng không phải topic trợ giúp lặp lại ý để tính công chắc không cần nhắc tới quy tắc chứ bác? còn nếu không được thì Bác xóa bài giúp em! Cảm ơn Bác

Tôi chỉ nhấn biểu tượng ngón tay trỏ xuống có nghĩa là không thích câu văn lủng củng, chứ có nói gì đến quy tắc đâu? Kỳ à

Lục tuần nghĩa là gì

Tôi chỉ nhấn biểu tượng ngón tay trỏ xuống có nghĩa là không thích câu văn lủng củng, chứ có nói gì đến quy tắc đâu? Kỳ à

Thích hay không thích cũng phải theo quy tắc chứ anh - như thế mới là thư giãn ........
Tiếng việt giờ nhiều nghĩa thật, bị du nhập từ ngữ nhiều thời kỳ: tàu, pháp, tây, ... ta - Nên đúng là người ta gọi là sinh ngữ thật sinh động

Lục tuần nghĩa là gì

Thích hay không thích cũng phải theo quy tắc chứ anh - như thế mới là thư giãn ........
Tiếng việt giờ nhiều nghĩa thật, bị du nhập từ ngữ nhiều thời kỳ: tàu, pháp, tây, ... ta - Nên đúng là người ta gọi là sinh ngữ thật sinh động

Nếu theo "quy tắc" thì "Tiếng việt" bên trên phải viết là "Tiếng Việt".

Lục tuần nghĩa là gì

Nếu theo "quy tắc" thì "Tiếng việt" bên trên phải viết là "Tiếng Việt".

Vì thường là có thể viết in 1 ký tự đầu của 1 chữ đầu trong 1 cụm danh từ ví dụ, Hà nội - Việt nam, --- hoặc viết Hà Nội - Việt Nam cũng được (? không rõ có đúng không nhỉ)

Lần chỉnh sửa cuối: 1/11/20

Lục tuần nghĩa là gì

Vì thường là có thể viết in 1 ký tự đầu của 1 chữ đầu trong 1 cụm danh từ ví dụ, Hà nội - Việt nam, --- hoặc viết Hà Nội - Việt Nam cũng được (? không rõ có đúng không nhỉ)

Không thể coi "tiếng việt" là 1 cụm từ để viết thành "Tiếng việt". Nếu là thức ăn việt, con người việt, ... thì viết sao? Theo tôi thì phải là "thức ăn Việt", "con người Việt" ... Trường hợp trên là do chữ tiếng đứng đầu dòng, đầu câu nên nó thành "Tiếng", nếu giữa câu thì nó phải là "tiếng Việt".

- (? không rõ có đúng không nhỉ) : Tôi không biết là đúng hay sai.

Theo tôi biết chuẩn nhất phải gọi là tiếng Kinh mới đúng. Vì không muốn các dân tộc số ít khác có cảm giác bị ép học tiếng Kinh, các nhà giáo dục chúng ta đã đặt ra khái niệm "Tiếng Việt" để các dân tộc số ít khác ở nước ta cảm giác như được học ngôn ngữ chung của nước Việt Nam chứ hổng phải là thứ tiếng của một dân tộc đang chiếm vai trò chủ đạo. Cũng vì yếu tố chính trị, ở Bắc Thái Lan có một nhóm dân tộc đông đảo nói tiếng Lào (hiển nhiên cũng là dân tộc Lào) tuy nhiên chính phủ Thái Lan không gọi ngôn ngữ ở đây là tiếng Lào mà gọi là "tiếng Isan" nhằm tránh những ảnh hưởng từ nước Lào kế bên.

Tiếng Việt hay Việt Ngữ cũng là tên gọi của tiếng Quảng Đông. Nhiều bác yêu nước chắc sẽ nhanh nhảu lên án. "Đến cả tên gọi của ngôn ngữ nước tao bọn mày cũng muốn chiếm làm của riêng luôn à?"

Lục tuần nghĩa là gì
Nhưng thực tế đây là ngôn ngữ của hậu duệ những người bản địa đã từng sinh sống ở lãnh thổ nước Việt xưa (cách đây hơn 2300 năm) cho nên mới được gọi là tiếng Việt. Cần biết rằng, sau hơn 1200 năm nước Việt bên Trung Quốc bị diệt, mãi đến thế kỷ thứ 10 nước ta mới xuất hiện cái tên Việt trong quốc hiệu mà mở đầu chính là Đại Cồ Việt. Trước đó, nước ta có những cái tên Văn Lang, Âu Lạc, Nam Cương, Lĩnh Nam, Vạn Xuân... và tuyệt nhiên không thấy nhắc đến từ Việt nào cả thậm chí rất có thể lúc đó ông bà ta không nhận mình là người Việt.

Điều đáng chú ý nhất là Tiếng Việt nước ta có cách phát âm từ gốc Hán tương đồng với tiếng Việt Quảng Đông nhiều hơn là tiếng Quan Thoại - ngôn ngữ chủ đạo của Trung Quốc. Nhiều bác sẽ lại nhanh nhảu suy luận "Chắc người Quảng Đông ngày xưa có dây mơ dễ má gì đây nên tiếng nói giống nhau thế". Tuy nhiên các nhà ngôn ngữ học lại xếp Tiếng Việt Quảng Đông không chung nhóm với tiếng Việt ta hay xét về ngôn ngữ chúng ta với họ chả liên quan ông bà gì cả. Còn việc phát âm giống là do sự gần gũi về địa lý, các thương nhân buôn bán hay các quan lại binh lính vùng này được điều động qua cai trị nước ta cho thuận tiện nên ảnh hưởng đến cách phát âm tiếng Hán của dân ta. Tương tự như người Lào nói được tiếng Kinh ở giáp biên giới Nghệ An thì cũng lơ lớ giọng xứ Nghệ hay người Khmer ở miền Nam nói tiếng Kinh cũng theo giọng miền Tây.

Lục tuần nghĩa là gì

Trong văn hoá đọc sách hoặc báo, mình hay gặp “tam tuần”, “lục tuần” mình hiểu là trạc tuổi ba mươi, sáu mươi. Nhưng không hiểu tại sao dùng chữ “tuần” mà lại không dùng chữ “thập”?!! Hay có nghĩa, có ý gì khác không? Ở đây có chú bác, anh chị nào rành tiếng Hoa hay tiếng Hán Nôm giải thích chữ này giúp với! Có 2 câu minh hoạ (mình lấy trong Truyện Kiều) nữa nè: - Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. - Quá niên trạc ngoại tứ tuần. Tuần cập kê: nghĩa là tuổi lấy chồng?!

Xin cảm ơn.

1. Xuân xanh xấp xỉ tới Thập cập kê.
2. Quá niên trạc ngoại tứ Thập.

Không thể coi "tiếng việt" là 1 cụm từ để viết thành "Tiếng việt". Nếu là thức ăn việt, con người việt, ... thì viết sao?

Theo tôi thì phải là "thức ăn Việt", "con người Việt" ...

Trường hợp trên là do chữ tiếng đứng đầu dòng, đầu câu nên nó thành "Tiếng", nếu giữa câu thì nó phải là "tiếng Việt".

- (? không rõ có đúng không nhỉ) : Tôi không biết là đúng hay sai.

Dòng tôi tô đậm ở trên là đúng rồi. Hay ít nhất cũng đúng với đa số người Việt, trong đó có tôi. Cách viết như ở bài #13 (Hà nội, Sài gòn, ...) là một trong những cách viết xưa. Lưu ý cụm từ "một trong những" có nghĩa là có người dùng, người không. Tuy nhiên, nó chỉ dùng cho cụm tên kép (nhiều hơn 1 từ). Nói cách khác, người ta chỉ dùng cho Bình tây, hoặc Bình-tây; chứ không thể dùng cho Chợ bình tây - bắt buộc từ Bình phải viết hoa. Cách viết về sau này thì hoa hết, khoẻ, khỏi mất công lý luận (Hà Nội, Sài Gòn,...)

Chung quy lại, chỗ nào có từ "Việt" để chỉ người Việt, văn hoá Việt thì luôn luôn phải viết hoa. Chỉ không viết hoa khi nó mang nghĩa khác (điển hình, việt có nghĩa là vượt: ưu việt, chạy việt dã,...)

Lục tuần nghĩa là gì

Trong từ điển Việt-Việt có: - d. 1. Khoảng thời gian mười ngày, kể từ ngày mồng một, từ ngày mười một hoặc từ ngày hai mươi mốt trong tháng: Mỗi tháng có ba tuần là thượng tuần, trung tuần và hạ tuần. 2. Khoảng thời gian mười tuổi một, tính từ một đến mười, từ mười một đến hai mươi...: Quá niên trạc ngoại tứ tuần (K).3. "Tuần lễ" nói tắt: Nghỉ hè tám tuần. 4. Thời kỳ: Tuần trăng mật; Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê (K). 5. Lần, lượt: Tuần rượu; Tuần hương. - d. Người giữ việc canh gác trong làng trong thời phong kiến hay Pháp thuộc. - "Tuần phủ" nói tắt: Lão tuần có ba vợ. Như vậy tam, tứ, lục tuần là theo nghĩa 2 - khoảng thời gian 10 tuổi một. Tứ tuần có nghĩa 40 tuổi.

Tuần ở đây có nghĩa 4 là thời kỳ, lúc. Tức đã tới thời kỳ, tới lúc, tới độ cập kê, quan hệ trai gái, lấy chồng.

Cảm ơn bác và mọi người rất nhiều.