Ví dụ vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tài sản công theo quy định tại Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 được phân loại như sau:

(1) Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, trừ tài sản quy định tại (4) (sau đây gọi là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị);

(2) Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội và vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với công trình kết cấu hạ tầng, bao gồm:

Hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị, hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục và đào tạo, hạ tầng khoa học và công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, hạ tầng thể thao, hạ tầng du lịch và hạ tầng khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản kết cấu hạ tầng);

(3) Tài sản công tại doanh nghiệp;

(4) Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;

(5) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật bao gồm:

– Tài sản bị tịch thu;

– Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự;

– Tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước;

– Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động;

– Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án;

(6) Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước;

(7) Đất đai; tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và các tài nguyên khác do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Lời giải:

Tài sản của Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lí. Gồm: đất đai, rừng núi, tài nguyên trong lòng đất…

Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. Để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Lời giải:

Không được xâm phạm hoặc lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng.

Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản Nhà nước thì phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, hợp lí, không được lợi dụng của công để làm việc tư.

Lời giải:

Nhà nước ban hành và tổ chức các quy định, pháp chế, phân loại sở hữu tài sản tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

Giáo dục, tuyên truyền để mọi người nhận biết hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu nhà nước và xã hội.

A. Tài sản nhà nước thuộc sở hữu của Nhà nước.

B. Tài sản nhà nước thuộc sở hữu của toàn xã hội.

C. Tài sản nhà nước thuộc sở hữu của các cơ quan nhà nước.

D. Tài sản nhà nước thuộc sở hữu của Chính phủ.

Lời giải:

Ý kiến đúng là: A

A. Tài sản nhà nước chỉ do Nhà nước quản lí.

B. Tài sản nhà nước có thể do cá nhân quản lí.

C. Tài sản nhà nước có thể do cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước quản lí.

D. Tài sản nhà nước có thể do tổ chức xã hội quản lí.

E. Tài sản nhà nước có thể do toàn xã hội quản lí.

Lời giải:

Ý kiến đúng là: B, C, D

Lời giải:

Tên tài sản, công trình Tài sản nhà nước Lợi ích công cộng
A. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. x
B. Sân bay, bến cảng, nhà ga xe lửa, bến xe khách. x
C. Công viên. x
D. Trường học của em. x
E. Nhà văn hoá xã, huyện. x
G. Sông, hồ. x
H. Vườn hoa. x
I. Công trình thuỷ điện sông Đà. x

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về việc làm của Hường?

2/ Nếu là em, trong trường hợp này em sẽ đồng tình hay can ngăn bạn mình?

Lời giải:

1/ Việc làm của Hường là sai, đó là hình ảnh xấu, vì cái thích trước mắt mà làm ảnh hưởng đến cảnh quan.

2/ Em sẽ ngăn cản việc làm của bạn, sau đó giải thích cho bạn hiểu về việc làm của mình.

Câu hỏi:

Trong tình huống trên, các cán bộ kiểm lâm đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình chưa? Đó là nghĩa vụ gì? Nghĩa vụ của họ được quy định như thế nào?

Lời giải:

Trong tình huống trên, các cán bộ kiểm lâm đã nhận hối lộ và không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ của các kiểm lâm là bảo vệ rừng, ngăn chặn và xử lí hành vi chặt phá, săn bắt động thực vật.

Lời giải:

Tài sản Nhà nước: Khu du lịch; mỏ dầu dưới thềm lục địa; nhà xưởng; tư liệu sản xuất của hợp tác xã…

Lợi ích công cộng: ao, hồ, công viên, vươn hoa…

Lời giải:

– Đến viếng và thắp hương khu tưởng niệm liệt sĩ.

– Lao động vệ sinh nơi mình sinh sống, trường lớp.

– Bảo vệ cây xanh, vườn hoa…

1/ Hành vi trộm cắp tài sản thuộc lợi ích công cộng ở TP. Hồ Chí Minh đã vi phạm nghĩa vụ gì của công dân? Vì sao?

2/ Em hãy nêu tác hại của việc tài sản công cộng bị mất trộm.

Lời giải:

1/ Hành vi trộm cắp tài sản thuộc lợi ích công cộng ở TP. Hồ Chí Minh đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Việc làm đó đã vi phạm và gây tổn hại đến tài sản nơi công cộng.

2/ Tác hại của việc tài sản công cộng bị mất trộm là:

– Gây nguy hiểm cho người khác.

– Làm cho người khác không có điều kiện được sử dụng tài sản đó.

– Gây tổn hại về lợi ích kinh tế.

– Tạo thành tiền lệ xấu cho thế hệ sau

Bài tập 7: Trang 68 sách BT GDCD lớp 8

Điệp và Hường cùng dạo chơi trong công viên thành phố. Thấy mấy bông hoa hồng đẹp mắt, Hường dừng lại định ngắt, nhưng Điệp ngăn lại : "Không nên ngắt hoa trong công viên, Hường ạ". Chần chừ một lúc, rồi Hường vẫn cứ ngắt một bông. Ngắt xong, Hường nói với Điệp : "Tại mình thích quá Điệp ạ ! Với lại, ngắt một bông hoa thì cũng chẳng ảnh hưởng gì, phải không ?"

Câu hỏi:

1. Em có nhận xét gì về việc làm của Hường ?

2. Nếu là em, trong trường hợp này em sẽ đồng tình hay can ngăn bạn mình 

Xem lời giải

Bài tập 1: Trang 67 sách BT GDCD lớp 8

Em hiểu thế nào là tài sản nhà nước ? Thế nào là lợi ích công cộng ? Nêu ví dụ?


Tài sản nhà nước là tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước và người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước.

=> Ví dụ: Đất đai, sông ngòi, rừng núi, công viên, bệnh viện, trường học....

Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội

=> Ví dụ: Bệnh viện, trường học, công viên, cầu đường...