Lực ma sát là gì lớp 6

  • Bài 6: Lực Ma Sát
  • Tóm Tắt Lý Thuyết
  • I. Khi Nào Có Lực Ma Sát?
  • Bài Tập C1 Trang 21 SGK Vật Lý Lớp 8
  • Bài Tập C2 Trang 21 SGK Vật Lý Lớp 8
  • Bài Tập C3 Trang 21 SGK Vật Lý Lớp 8
  • Bài Tập C4 Trang 22 SGK Vật Lý Lớp 8
  • Bài Tập C5 Trang 22 SGK Vật Lý Lớp 8
  • II. Lực Ma Sát Trong Đời Sống Và Kĩ Thuật
  • Bài Tập C6 Trang 22 SGK Vật Lý Lớp 8
  • Bài Tập C7 Trang 23 SGK Vật Lý Lớp 8
  • III. Vận Dụng
  • Bài Tập C8 Trang 23 SGK Vật Lý Lớp 8
  • Bài Tập C9 Trang 23 SGK Vật Lý Lớp 8
  • IV. Nhận Xét Về Phương Pháp Bàn Tay Nặn Bột
  • Kiến Thức Trọng Tâm

Chương I: Cơ Học Vật Lý Lớp 8

Bài 6: Lực Ma Sát

Sự khác nhau cơ bản giữa trục bánh xe bò ngày xưa và trục bánh xe đạp, trục bánh xe ôtô bây giờ là ở chỗ trục bánh xe bò không có ổ bi còn trục bánh xe đạp, bánh xe ôtô thì có ổ bi. Thế mà con người đã phải mất hàng chục thế kỉ mới tạo nên được sự nhau đó.

Nội dung bài học bài 6 lực ma sát chương 1 vật lý lớp 8. Bài học giúp các bạn nêu được những đặc điểm của lực ma sát (trượt, nghỉ, lăn). Viết được công thức của lực ma sát trượt. Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát.

Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác

Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.

Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.HocTapHay.Com

Tóm Tắt Lý Thuyết

I. Khi Nào Có Lực Ma Sát?

1. Lực ma sát trượt

Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt vật khác ,ngăn cản chuyển động của vật đó.

Bài Tập C1 Trang 21 SGK Vật Lý Lớp 8

Hãy tìm ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống và kĩ thuật.

  • Xem: giải bài tập c1 trang 21 sgk vật lý lớp 8

2. Lực ma sát lăn

Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác ,ngăn cản chuyển động lăn vật đó.

Bài Tập C2 Trang 21 SGK Vật Lý Lớp 8

Hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát lăn trong đời sống và kĩ thuật.

  • Xem: giải bài tập c2 trang 21 sgk vật lý lớp 8

Bài Tập C3 Trang 21 SGK Vật Lý Lớp 8

Trong các trường hợp vẽ ở hình 6.1, trường hợp nào có lực ma sát trượt, trường hợp nào có lực ma sát lăn?

Từ hai trường hợp trên em có nhận xét gì về cường độ của lực ma sát trượt và lực ma sát lăn.

Lực ma sát là gì lớp 6

Hình 6.1

  • Xem: giải bài tập c3 trang 21 sgk vật lý lớp 8

3. Lực ma sát nghỉ

Lực ma sát nghỉ sinh ra giữ cho vật không chuyển động khi có lực khác tác dụng vào vật.

Bài Tập C4 Trang 22 SGK Vật Lý Lớp 8

Tại sao trong thí nghiệm trên, mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật vẫn đứng yên?

Lực ma sát là gì lớp 6

Hình 6.2

  • Xem: giải bài tập c4 trang 22 sgk vật lý lớp 8

Bài Tập C5 Trang 22 SGK Vật Lý Lớp 8

Hãy tìm ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống và kĩ thuật.

  • Xem: giải bài tập c5 trang 22 sgk vật lý lớp 8

Nhận xét:

Cường độ lực ma sát trượt lớn hơn cường độ lực ma sát lăn.

Cường độ lực ma sát nghỉ bằng cường độ lực tác dụng vào vật khi vật bắt đầu chuyển động.

II. Lực Ma Sát Trong Đời Sống Và Kĩ Thuật

1. Lực ma sát có thể có hại

Lực ma sát làm nóng mòn các dụng cụ lạo động và các chi tiết máy móc.

Bài Tập C6 Trang 22 SGK Vật Lý Lớp 8

Hãy nêu tác hại của lực ma sát và các biện pháp làm giảm lực ma sát trong các trường hợp vẽ ở hình 6.3.

Lực ma sát là gì lớp 6

Hình 6.3

  • Xem: giải bài tập c6 trang 22 sgk vật lý lớp 8

2. Lực ma sát có thể có ích

Lực ma sát giúp mọi vật chuyển động và dừng lại được, giúp con người cầm được các đồ vật trên tay.

Bài Tập C7 Trang 23 SGK Vật Lý Lớp 8

Hãy quan sát các trường hợp vẽ ở hình 6.4 và tưởng tượng xem nếu không có lực ma sát thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hãy tìm cách làm tăng lực ma sát trong những trường hợp này.

Lực ma sát là gì lớp 6

  • Xem: giải bài tập c7 trang 23 sgk vật lý lớp 8

3. Cách làm tăng, giảm ma sát

Tăng ma sát có ích: làm bề mặt tiếp xúc nhám, có khía.

Giảm ma sát có hại: làm bề mặt tiếp xúc nhẵn, tra dầu mỡ, lắp đặt các trục quay bằng ổ bi, ổ trục.

III. Vận Dụng

Bài Tập C8 Trang 23 SGK Vật Lý Lớp 8

Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này ma sát có ích hay có hại:

a. Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.

b. Ôtô đi vào chỗ bùn lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được.

c. Giày đi mãi đế bị mòn.

d. Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò).

  • Xem: giải bài tập c8 trang 23 sgk vật lý lớp 8

Bài Tập C9 Trang 23 SGK Vật Lý Lớp 8

Ổ bi có tác dụng gì? Tại sao việc phát minh ra ổ bi lại có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ?

  • Xem: giải bài tập c9 trang 23 sgk vật lý lớp 8

IV. Nhận Xét Về Phương Pháp Bàn Tay Nặn Bột

* Ưu điểm:

Học sinh nắm được kiến thức cơ bản tại lớp và vận dụng được kiến thức

* Nhược điểm:

Không vừa sức học sinh phổ thông (Năng lực, ý thức tích cực học tập chưa cao)

Thời gian, phương tiện và cơ sở vật chất chưa đảm bảo, phù hợp cho việc giảng dạy của giáo viên, học tập, nghiên cứu của học sinh.

Kiến Thức Trọng Tâm

1. Lực ma sát trượt: lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt vủa vật khác.

Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patanh hay mài nhẵn bóng các mặt kim loại.

2. Lực ma sát lăn: Lực ma sát lăn sinh ra khi một lặn trên bề mặt của vật khác.

Ví dụ: Ôtô đang chạy tắt máy, hay cánh quạt trần đang quay thì bị mất điện sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do có sự xuất hiện của lực ma sát lắn.

Lưu ý: Cường độ lực ma sát lăn nhỏ hơn của lực ma sát trượt rất nhiều lần.

3. Lúc ma sát nghỉ: Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị vật bị tác dụng của lực khác.

Ví dụ: người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.

Lưu ý:

Cường độ của lực ma sát nghỉ thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.

Lực ma sát nghỉ luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực khác tác dụng lên vật.

4. Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích

Lưu ý:

Khi lực ma sát có hại thì phải tìm cách để giảm ma sát. Ví dụ như trong hình 6.3 SGK: Ở hình (a) lực ma sát làm tròn đĩa xe nên cần tra đầu vào xích. Ở hình (b) lực ma sát (ma sát trượt) của trục làm mòn trục và cản chuyển động quay của bánh xe, nên muốn giảm ma sát tat hay bằng trục quay có ổ bi.

Trong một số trường hợp ma sát là không thể thiếu. Ví dụ như trong hình 6.4 SGK; Ở hình (a), bảng trơn hay quá nhẵn thì không thể dùng phấn để viết lên bảng. Để viết bảng dễ dàng thì cần tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữa phấn với bảng; Ở hình (b), nếu không có ma sát nghỉ thì không siết chặt được bulông hoặc đánh được diêm vì bị trượt, vì vậy phải tăng độ nhám của ốc hoặc của mặt sườn bao diêm; Ở hình (c), nếu không có ma sát thì xe không thể dừng được, nên cần tăng ma sát bằng cách tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp

Có thể bạn biết rồi

Ma sát có ý nghĩa quan trọng trong thực tế. Nó có thể có hại nhưng cũng có thể có ích. Do đó, ta cần biết cách làm giảm cũng như làm tăng ma sát. Nhờ dầu mỡ bôi trơn, ma sát trượt giảm từ 8 đến 10 lần. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp lực ma sát vẫn còn còn lớn và cần có giải pháp giảm lực này. Để giảm ma sát người ta phát minh ra các ổ trục, ổ bi lăn, chúng có tác dụng giảm ma sát từ 20 đến 30 lần.

Hãy thử hình dung bỗng nhiên ma sát biến mất thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Ta không đứng vững, cũng không ngồi vững được. Sách vở, đồ đạc rất khó nằm yên trên bàn. Ta không cầm nổi vật gì trên tay vì mọi cái đều trơn tuột. Đinh rời khỏi tường. Sợi không kết thành vải. Người và động vật không đi lại được. Xe không chạy được. Vật nào đang chuyển động thì sẽ chuyển động mãi không dừng được..

Trên là lý thuyết và bài soạn bài 6 lực ma sát chương 1 vật lý lớp 8. Qua bài học giúp bạn phân tích thông tin, so sánh, tổng hợp rút ra kết luận về đặc điểm của các loại lực ma sát. Phân tích thông tin, tổng hợp rút ra kết luận về ma sát có ích và ma sát có hại cách làm tăng giảm ma sát. Nhận biết và giải thích được hiện tượng về ma sát.

Các bạn đang xem Bài 6: Lực Ma Sát thuộc Chương I: Cơ Học tại Vật Lý Lớp 8 môn Vật Lý Lớp 8 của HocTapHay.Com. Hãy Nhấn Đăng Ký Nhận Tin Của Website Để Cập Nhật Những Thông Tin Về Học Tập Mới Nhất Nhé.
5/5 (1 bình chọn)

Bài Tập Liên Quan:

  • Bài 18: Câu Hỏi Và Bài Tập Tổng Kết Chương I Cơ Học
  • Bài 17: Sự Chuyển Hóa Và Bảo Toàn Cơ Năng
  • Bài 16: Cơ Năng
  • Bài 15: Công Suất
  • Bài 14: Định Luật Về Công
  • Bài 13: Công Cơ Học
  • Bài: 12 Sự Nổi
  • Bài 11: Thực Hành Nghiệm Lại Lực Đẩy Ác-Si-Mét
  • Bài 10: Lực Đẩy Ác-Si-Mét
  • Bài 9: Áp Suất Khí Quyển
  • Bài 8: Áp Suất Chất Lỏng Bình Thông Nhau
  • Bài 7: Áp Suất
  • Bài 5: Sự Cân Bằng Lực Quán Tính
  • Bài 4: Biểu Diễn Lực
  • Bài 3: Chuyển Động Đều Chuyển Động Không Đều
  • Bài 2: Vận Tốc
  • Bài 1: Chuyển Động Cơ Học

Chia Sẻ Bài Giải Ngay:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)

Related