Lớp giáo dục đặc biệt là gì

Là các chương trình giáo dục được thiết kế dành riêng cho các học sinh có nhu cầu đặc biệt. Các học sinh có nhu cầu đặc biệt ở đây là các các học sinh bị “chậm” về tinh thần/ thể chất/ tình cảm ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể và bình thường của trẻ. Gây ra các vấn đề về nhận thức, kỹ năng trong mọi hoạt động sinh hoạt và học tập, do đó mà chúng cần một môi trường giáo dục dành riêng cho mình – điều mà các trường học truyền thống không thể đáp ứng.

Giáo dục đặc biệt sử dụng các phương pháp, chương trình và cả nội dung dạy mang tính thích nghi cho các trẻ có nhu cầu đặc biệt; đáp ứng nhu cầu hoạt động, vui chơi, học tập theo khả năng của trẻ đó.

Quy định Phát luật liên quan đến vấn đề giáo dục đặc biệt

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc và WHO, có đến 10% dân số là người khuyết tật, họ có nhu cầu được tham gia tất các hoạt động xã hội như 90% dân số còn lại, nhất là các hoạt động về giáo dục. Do đó mà tại một số quốc gia phát triển, chính phủ đã xây dựng các quy định, đạo luật quy định về giáo dục dành riêng cho người khuyết tật, giúp học hoà nhập với cuộc sống dễ dàng hơn.

v Luật Người Khuyết Tật, 2010

Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều các quy định nhằm hỗ trợ người khuyết tật hoà nhập với cộng đồng dễ dàng nhất có thể. Trong đó có Bộ Luật Người Khuyết Tật bao gồm đầy đủ các quy định về quyền, nghĩa vụ xã hội với người khuyết tật và ngược lại. Luật này còn có các quy định về giáo dục đặc biệt cho người khuyết tật, khuyến khích tất cả các hoạt động giáo dục mà người khuyết tật có thể tham gia.

v Hoa Kỳ - Đạo luật giáo dục cá nhân khuyết tật (IDEA), 2004

Đạo luật này ban đầu là Đạo luật giáo dục cho trẻ em khuyết tật (EHA), 1975 được sửa đổi năm 1997 thành Đạo Luật giáo dục cá nhân khuyết tật (IDEA), 2004.

Theo luật của IDEA, tất cả các tiểu bang nhận tài trợ liên bang phải hỗ trợ cung cấp các chương trình giáo dục đặc biệt cho trẻ có nhu cầu. Đảm bảo rằng tất cả trẻ em khuyết tật đều được cung cấp đầy đủ các dịch vụ và tài nguyên cần thiết để chúng thành công trong và ngoài hệ thống giáo dục cùng với những người không khuyết tật.

v Các đạo luật khác

Hoa Kỳ: Đạo luật người Mỹ và các hành vi tiếp cận – 1990

Anh: Đạo luật về Phân biệt hành vi khuyết tật – 1995

Úc: Đạo luật về phân biệt hành vi tiếp cận – 1992

Ireland: Luật người khuyết tật – 2005

Giáo dục đặc biệt có thể kịp thời giúp các trẻ có nhu cầu được can thiệp trị liệu, được học tập và phát triển tốt nhất như những trẻ bình thường. Giáo dục đặc biệt không chỉ giúp các trẻ có thể sống và hoà nhập dần tốt hơn mà còn làm nâng cao nhận thức của xã hội với những người khuyết tật, làm cho cuộc sống ngày càng công bằng và phát triển hơn. Sự quan tâm và hỗ trợ của cả cộng đồng đến người khuyết tật sẽ giúp người khuyết tật – nhất là các trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt có thêm nhiều cơ hội phát triển, hoà nhập và cống hiến.

Xem thêm :

Sách dành cho cha mẹ có con tự kỷ

trẻ tự kỷ và những nỗi sợ

Trường giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển

Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật

Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ

-------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin cũng như thắc mắc về chương trình học cho các bé, các ba mẹ có tham khảo tại thông tin sau dưới đây:

Trong những năm gần đây, việc chăm lo phát triển giáo dục cho các trẻ em khuyết tật, tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ ngày càng được quan tâm. Giúp các em có thể hoà nhập, tự chăm lo và đóng góp cho xã hội hiện tính nhân văn sâu sắc, góp phần phát triển bền vững.

Do vậy, ngành Giáo dục đặc biệt, ngành giảng dạy cho các trẻ em khuyết tật, tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ được đánh giá là ngành học có ý nghĩa cao cả và tiềm năng phát triển trong tương lai. Hãy cùng Hướng nghiệp 4.0 CDM tìm hiểu về ngành học “đặc biệt” này nhé!

1.Ngành Giáo dục đặc biệt là gì

Ngành Giáo dục đặc biệt (Special Education) là ngành học đào tạo các giáo viên, người hỗ trợ để thiết kế, giảng dạy chương trình học dành riêng cho những trẻ em,  học sinh bị chậm phát triển về tinh thần, thể chất hoặc tình cảm gây ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của trẻ hoặc trẻ em khuyết tật (gọi chung là trẻ khuyết tật: trẻ tàn tật, tự kỷ, trầm cảm, chậm phát triển trí tuệ, khiếm thính, khiếm thị…).

Các trẻ em này cần một môi trường giáo dục dành riêng cho mình, điều mà các lớp học truyền thống không thể đáp ứng. Giáo dục đặc biệt sử dụng các phương pháp, chương trình và cả nội dung giảng dạy mang tính thích nghi cho các trẻ có nhu cầu đặc biệt; đáp ứng nhu cầu hoạt động, vui chơi, học tập theo khả năng của trẻ đó. Nghĩa là chương trình giáo dục đặc biệt phải được cá nhân hóa để có thể giải quyết các nhu cầu của một học sinh nhất định.

Trên thế giới có các hình thức giảng dạy dành cho học sinh khuyết tật: (1) giảng dạy chuyên biệt dành riêng cho trẻ khuyết tật tại các trường học đặc biệt hoặc lớp học đặc biệt trong trường thông thường; (2) hoà nhập: trẻ khuyết tật học chung với trẻ bình thường, các chương trình riêng sẽ được cung cấp trong hoặc ngoài giờ trẻ ở trường; (3) lồng ghép: học sinh khuyết tật học chung với học sinh bình thường, đến một số môn học hoặc giờ học, học sinh khuyết tật sẽ được học trong lớp riêng; (4) đồng giảng dạy: học sinh khuyết tật học chung với học sinh bình thường và được hai giáo viên giảng dạy, trong đó có một giáo viên giáo dục đặc biệt, có thể chia nhóm khi cần thiết. Ở Việt Nam, phổ biến có hình thức (1) và (2).

Hiện nay, có các cơ sở đào tạo trình độ đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm Giáo dục đặc biệt, cử nhân hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và các chương trình ngắn hạn đào tạo và cấp chứng chỉ Giáo dục đặc biệt.

Lớp giáo dục đặc biệt là gì

2. Triển vọng của ngành Giáo dục đặc biệt

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là chăm sóc, bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ em được phát triển chính là sự đầu tư cho tương lai, chính là sự phát triển bền vững. “Không ai bị bỏ lại phía sau” là khẩu hiệu của tất cả chúng ta, đặc biệt là với trẻ em, nhất là trẻ em khuyết tật, trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ.

Thống kê của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, năm 2020, cả nước có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó có 58% là nữ, có 264.000 trẻ khuyết tật chiếm 28,3% tổng số người khuyết tật, gần 29% là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Bên cạnh đó, có 13% dân số - gần 12 triệu người, sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật. Tỷ lệ này dự kiến tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số.

Theo kết quả điều tra của UNICEF, trẻ em khuyết tật Việt Nam có nguy cơ ít được đi học hơn các bạn cùng trang lứa, cơ hội việc làm cho người khuyết tật cũng thấp hơn những người không khuyết tật. Rất ít người khuyết tật (2,3%) tiếp cận được với dịch vụ phục hồi chức năng khi bị ốm hoặc bị thương. Hơn nữa, vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng về mức sống và tham gia xã hội đối với người khuyết tật. Kết quả điều tra cũng cho thấy loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ em là khuyết tật liên quan đến tâm lý xã hội và chỉ có 2% trường tiểu học và trung học cơ sở có thiết kế phù hợp với học sinh khuyết tật và khoảng 1/7 số trường có một giáo viên được đào tạo về khuyết tật.

Về số liệu người tự kỷ, hiện Việt Nam có khoảng 1 triệu người tự kỷ, tỉ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ em sinh ra. Trong số 1 triệu người tự kỷ này, phần lớn không được chẩn đoán, do đó họ không nhận được sự chăm sóc, trị liệu hoặc giáo dục phù hợp để giúp họ có được cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc.

 “Cần có thêm những nỗ lực để cung cấp các dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp hiệu quả và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng để trẻ khuyết tật có thể phát triển tối đa tiềm năng và tham gia đầy đủ vào cộng đồng cũng như toàn xã hội”, bà Lesley Miller, Quyền Trưởng Đại diện UNICEF phát biểu.

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1190 Phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 – 2030, trong đó, mục tiêu trong giai đoạn 2021 – 2025, 80% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục và giai đoạn  2026 – 2030 là 90%.

Hiện nay, các cơ sở giáo dục đặc biệt vẫn luôn thiếu giáo viên được tuyển dụng đúng ngành nghề, chuyên môn. Thậm chí, số đông giáo viên trong một số cơ sở là tốt nghiệp sư phạm tiểu học, hoặc chỉ được học qua các khoá đào tạo ngắn hạn, do vậy nhu cầu nhân sự được đào tạo bài bản, chính quy ngành giáo dục đặc biệt đang là nhu cầu cấp thiết.

Các thuận lợi và khó khăn với giáo viên, chuyên viên ngành Giáo dục đặc biệt

Thuận lợi

  • Là ngành cao quý, có ý nghĩa đặc biệt với xã hội, được xã hội đặc biệt quan tâm. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2015/NĐ-CP - quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, trong đó, có quy định mức phụ cấp cho các giáo viên Giáo dục đặc biệt.
  • Sinh viên được miễn học phí khi học ngành sư phạm Giáo dục đặc biệt, có nhiều học bổng tại nước ngoài để học nâng cao ngành Giáo dục đặc biệt.

Khó khăn

  • Đa số trẻ khuyết tật chưa được quan tâm để được can thiệp sớm, nên khó khăn trong việc giảng dạy.
  • Nhiều phụ huynh không thừa nhận sự thật con mình là trẻ khuyết tật nên né tránh, do đó trẻ không được hỗ trợ kịp thời và không được hưởng chính sách riêng dành cho học sinh khuyết tật.
  • Dạy một học sinh bình thường đã khó, dạy một trẻ khuyết tật còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. cần sự yêu nghề, mến trẻ và nhiều nỗ lực và sự kiên trì.
  • Tuy có chế độ phụ cấp nhưng thu nhập chưa tương xứng với những vất vả của giáo viên, chuyên viên.

3. Cơ hội việc làm ngành Giáo dục đặc biệt

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Giáo dục đặc biệt có thể làm ở các vị trí 

  • Giáo viên tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt như trường, trung tâm chuyên dạy trẻ khuyết tật.
  • Giáo viên tại các cơ sở giáo dục hoà nhập.
  • Chuyên viên giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục, cán bộ hỗ trợ trẻ khuyết tật tại các tổ chức xã hội.
  • Chuyên viên giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục, phòng đào tạo cùng các trung tâm hỗ trợ trẻ em khuyết tật.
  • Chuyên viên tại các trung tâm điều trị tâm lý giáo dục.
  • Tham gia công tác tại các tổ chức tình nguyện, phi chính phủ hỗ trợ trẻ em đặc biệt, các dự án liên quan đến hỗ trợ trẻ khuyết tật.
  • Cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan tư vấn thực thi, tuyên truyền, đào tạo tại các cơ sở giáo dục đặc biệt.
  • Cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu về giáo dục; cán bộ tư vấn về giáo dục đặc biệt trong các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, trung tâm, tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.
  • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng giảng dạy về lĩnh vực giáo dục đặc biệt. 
Lớp giáo dục đặc biệt là gì
Hiện nay, các cơ sở giáo dục đặc biệt vẫn luôn thiếu giáo viên

4. Tố chất cần có để học ngành Giáo dục đặc biệt

Giáo viên giáo dục đặc biệt cần đầy đủ cả phẩm chất đạo đức, sức khỏe chăm sóc, năng lực giáo dục, vì vậy cần các tố chất: