Làm thế nào để hết táo bón ở trẻ em năm 2024

Trẻ bị táo bón không phải là điều hiếm gặp. Tình trạng này không những làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ mà còn khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn mỗi khi đại tiện. Hiện tượng này nên được phát hiện và có cách chăm sóc hợp lý ngay từ sớm.

1. Tìm hiểu chung về tình trạng táo bón ở trẻ

Trẻ bị táo bón là khi số lần đi đại tiện ít hơn bình thường (dưới 3 lần/tuần) và kèm theo các biểu hiện như đau hậu môn và gặp khó khăn khi đại tiện. Nguyên nhân là do chất thải bị khô, di chuyển chậm chạp trong đường tiêu hóa nên rất khó để đẩy ra ngoài. Những trường hợp trẻ đi đại tiện ít hơn bình thường nhưng đi dễ, phân mềm thì không được coi là bị táo bón.

Làm thế nào để hết táo bón ở trẻ em năm 2024

Trẻ bị táo bón nên có phương pháp khắc phục ngay từ sớm

Nếu tình trạng táo bón kéo dài thì sẽ khiến phân bị tích tụ nhiều trong đại tràng, lúc này các thành phần độc hại chứa trong chất thải sẽ bị hấp thu ngược vào trong ruột rất có hại cho cơ thể của trẻ. Chính vì thế khi phát hiện trẻ bị táo bón thì phụ huynh cần có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.

2. Trẻ bị táo bón chức năng nguyên nhân do đâu?

Trẻ bị táo bón có khả năng là do những nguyên nhân sau đây:

  • Thói quen nhịn đi cầu: nhiều trẻ vì mải chơi hay quá chăm chú vào hoạt động nào đó nên đã nhịn đi tiêu. Ngoài ra cũng có những trẻ không thích đi cầu ở những nơi xa lạ hay WC công cộng. Lâu dần thói quen này sẽ khiến trẻ dễ gặp phải tình trạng táo bón, sự khó chịu và đau rát mỗi khi đại tiện càng khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và quyết định là nhịn đi tiêu;
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: nếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ bị thiếu đi chất xơ chứa trong các loại rau xanh, hoa quả tươi, hoặc trẻ không được uống đủ nước mỗi ngày thì nguy cơ trẻ bị táo bón cũng rất cao. Đặc biệt đối với những trẻ đang trong giai đoạn tập ăn dặm cũng rất dễ bị táo bón;
  • Tác dụng của một số loại thuốc: có những loại thuốc gây tác động đến chức năng của ruột và hệ tiêu hóa, từ đó gây ra tình trạng táo bón cho trẻ;
  • Yếu tố từ bên ngoài như thay đổi thời tiết, du lịch, khí hậu nóng bức,... cũng làm thay đổi thói quen ăn uống và hoạt động của hệ tiêu hóa. Đó là lý do vì sao có rất nhiều trẻ bị táo bón khi đi du lịch, đi chơi, đi học xa nhà hoặc khi mùa hè tới.

3. Cẩm nang trị táo bón cho trẻ ba mẹ nên ghi nhớ

3.1. Chú ý bù nước cho trẻ

Táo bón gây ra tình trạng mất nước trong cơ thể trẻ. Cũng chính vì thiếu nước nên phân bị khô, khó di chuyển trong hệ tiêu hóa và càng khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.

Để khắc phục tình trạng này, đối với trẻ chưa ăn dặm thì mẹ nên cho bé bú nhiều hơn. Ở những trên trên 1 tuổi, bên cạnh sữa thì mẹ nên cho bé uống thêm nước lọc và nước trái cây hoặc nước bù điện giải, nước khoáng có gas (không phải loại nước ngọt có gas). Cách này có tác dụng đối với cả những trẻ bị táo bón mạn tính, trẻ bị IBS (Hội chứng ruột kích thích). Việc bù nước cho trẻ cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm.

Làm thế nào để hết táo bón ở trẻ em năm 2024

Bù nước đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ

3.2. Bổ sung đầy đủ chất xơ vào khẩu phần ăn

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, những trẻ bị táo bón nên tăng cường ăn thêm rau xanh và trái cây để có đủ lượng vitamin, khoáng chất cũng như chất xơ cần thiết cho cơ thể. Điều này sẽ giúp kích thích nhu động ruột và hạn chế nguy cơ trẻ bị táo bón.

Cha mẹ cũng cần nghiên cứu lựa chọn loại chất xơ phù hợp cho trẻ. Có 2 loại chất xơ phổ biến cha mẹ nên lưu ý đó là:

  • Chất xơ hòa tan: đây là loại chất xơ có khả năng hấp thụ nước tốt, góp phần làm mềm phân cà chứa nhiều trong trái cây, yến mạch, lúa mạch và các loại hạt;
  • Chất xơ không hòa tan: loại chất xơ này giúp gia tăng hoạt động của ruột, tăng khối lượng phân và thường được tìm thấy nhiều trong các loại ngũ cốc, rau xanh và lúa mì.

3.3. Bổ sung lợi khuẩn

Sự mất cân bằng của hệ vi sinh trong đường ruột cũng là một trong những yếu tố gây táo bón ở trẻ. Vì vậy cha mẹ có thể cân nhắc bổ sung lợi khuẩn cho bé bằng cách sử dụng những sản phẩm như men vi sinh, sữa chua, hoặc kẹo dẻo chứa lợi khuẩn,...

3.4. Để trẻ vận động nhiều hơn

Vận động thường xuyên cũng là một giải pháp giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng của táo bón.

3.5. Mát xa bụng cho trẻ

Các động tác mát xa sẽ giúp cải thiện nhu động ruột của trẻ và làm tăng hiệu quả rõ rệt khi điều trị chứng táo bón cho trẻ. Cha mẹ hãy làm theo các bước sau khi áp dụng mát xa bụng cho bé:

  • Cha mẹ nên làm ấm hai bàn tay của mình bằng cách chà xát hai lòng bàn tay vào nhau, tiếp theo là nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu mát xa trước khi áp tay lên bụng trẻ;
  • Để trẻ nằm ngửa, áp 2 lòng bàn tay lên bụng trẻ và nhẹ nhàng xoa ấn trên bề mặt bụng theo hình tròn;
  • Mỗi ngày cha mẹ nên thực hiện động tác này từ 2 - 3 lần, mỗi lần từ 10 - 20 nhịp.

Ngoài mát xa bụng, mẹ cũng có thể cho trẻ nằm ngửa, để 2 chân của trẻ giơ lên và thực hiện động tác đạp xe. Cách này giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn và cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Ngoài ra cha mẹ nên khuyến khích trẻ đi tiêu vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày.

4. Trẻ bị táo bón cần được đưa đi khám khi nào?

Nếu đã áp dụng những phương pháp trên nhưng tình trạng táo bón của trẻ không những không được cải thiện mà còn có dấu hiệu dai dẳng và nghiêm trọng hơn, đồng thời trẻ còn có những triệu chứng dưới đây thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm:

  • Trẻ táo bón trên 1 tuần, kèm theo chướng bụng;
  • Trẻ bị nôn mửa, sốt, bụng đau dữ dội đặc biệt là khi vận động hay vặn mình;
  • Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi cọc;
  • Trong phân có lẫn máu.

Làm thế nào để hết táo bón ở trẻ em năm 2024

Nếu tình trạng táo bón trở nên ngày càng nghiêm trọng, bạn nên đưa trẻ đi khám

Đa phần các trường hợp trẻ bị táo bón thì đều có thể được khắc phục hiệu quả nhờ việc áp dụng những biện pháp nêu trên. Nếu tình trạng táo bón không được cải thiện và kèm theo đó là những triệu chứng bất thường thì các bậc phụ huynh nên nghĩ đến các nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn có thể xảy ra đối với trẻ. Qua đó nên đi trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề táo bón ở trẻ hay các vấn đề sức khỏe khác, quý phụ huynh vui lòng liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đội ngũ tổng đài viên luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng 24/7.

Làm sao để em bé hết táo bón?

8 cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả.

Đổi sữa cho bé ... .

Thay đổi chế độ ăn của mẹ ... .

Bù nước cho bé ... .

Cho bé ăn các thực phẩm giàu chất xơ ... .

Massage giúp bé đi đại tiện dễ hơn. ... .

Tập thể dục mỗi ngày cho bé ... .

Tắm nước ấm cho bé ... .

Sử dụng thuốc trị táo bón theo chỉ định của bác sĩ.

Nên cho trẻ ăn gì khi bị táo bón?

Để cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ, các mẹ nên bổ sung đủ lượng chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: Rau khoai lang, mồng tơi, cải xanh, súp lơ, rau bina, rau diếp cá, rau má,... Hoa quả như mận khô, các cây họ cam, bưởi, đu đủ, chuối tiêu, xoài, lê, táo, kiwi,...

Ăn gì để trẻ sơ sinh không bị táo bón?

Theo đó, việc mẹ tăng cường bổ sung các loại quả như: bơ, đu đủ, bưởi, cam, lê, mận,... và các loại hạt như: đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, mè đen,... là rất hợp lý. Nhờ những thực phẩm này mà tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh có thể được cải thiện.

Làm sao để bé không sợ đi ị?

Những biện pháp sau có thể giúp bé ngừng nhịn tiêu và són phân..

Giải thích cho bé rõ mục đích của việc đi đại tiện. ... .

Điều trị chứng táo bón bằng thuốc. ... .

Để bé chịu hoàn toàn trách nhiệm. ... .

Ngừng mọi lời nhắc nhở về việc đi vệ sinh. ... .

Chọn chiếc bô đẹp mắt và đặt ngay trong phòng chơi của trẻ.