Khi nào khai luồng xanh khi nào khai luồng vàng

Phân luồng tờ khai hải quan là hình thức giúp Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa ra vào lãnh thổ Việt Nam. Thông thường, khi thực hiện phân luồng sẽ có 3 luồng chính là luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Vậy cụ thể luồng xanh là gì? Khi nào tờ khai được phân vào luồng đó? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi này.

Luồng xanh hải quan là gì?

Hệ thống phân luồng hải quan gồm có 3 luồng là luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Tương tự như tín hiệu đèn giao thông, tính ưu tiên của các luồng được thực hiện theo thứ tự xanh, vàng và đỏ.

Dựa vào hệ thống phân luồng đó, cơ quan Hải quan có thể tiến hành quản lý rủi ro từng lô hàng của doanh nghiệp khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Vậy đối với lô hàng được phân vào luồng xanh thì sao? Đây là luồng như thế nào?

Luồng xanh được hiểu là một trong ba luồng thuộc hệ thống phân luồng hải quan. Hàng hóa được phân vào luồng này sẽ được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa khi thông quan.

Đây là luồng mà nhiều cá nhân, doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu mong muốn tờ khai hàng hóa của mình được phân vào. Bởi hàng hóa luồng xanh sẽ được chuyển thẳng qua bước 4 thu lệ phí hải quan, nộp thuế (nếu có) và sang bước 5 phúc tập hồ sơ là hoàn tất.

Việc hàng hóa được phân luồng xanh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí khi thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa. Do đó, bất cứ ai khi xuất nhập khẩu cũng mong muốn tờ khai được “bật xanh” để thuận tiện cho quá trình đưa hàng ra vào Việt Nam.

Khi nào khai luồng xanh khi nào khai luồng vàng

Khái niệm về tờ khai được phân luồng xanh khi khai báo hải quan

Khi nào doanh nghiệp được phân luồng xanh hải quan?

Hiện nay, có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp băn khoăn không biết khi nào tờ khai hải quan đủ điều kiện để được phân luồng xanh. Thực tế, việc phân luồng được thực hiện một cách tự động dựa trên hệ thống Hải quan điện tử.

Cơ quan Hải quan sẽ đưa ra nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau để áp dụng với từng doanh nghiệp cụ thể khi thực hiện thông quan hàng hóa. Đối với các mặt hàng cần phải kiểm tra chuyên ngành hoặc hàng hóa có nguy cơ rủi ro về giá sẽ được tiến hành phân luồng cụ thể.

Tuy nhiên, để tờ khai của doanh nghiệp có thể được “bật xanh” thì theo quy định doanh nghiệp phải chấp hành tốt các quy định trong thời gian 1 năm trở lên. Một số quy định có thể như:

  • Không vi phạm về hải quan và thuế
  • Hạn chế truyền sửa và hủy tờ khai
  • Có thái độ tích cực, hợp tác với hải quan.
  • Cập nhật thông tin doanh nghiệp tới cơ quan hải quan
  • Nâng mức doanh nghiệp thành ưu tiên.

Đây là những tiêu chí có thể giúp doanh nghiệp tăng khả năng được phân luồng tờ khai xanh. Bởi hệ thống sẽ phân tích, đánh giá doanh nghiệp sẽ được xếp hạng ưu tiên nếu chấp hành tốt các quy định trong thời gian từ 1 năm trở lên.

Những doanh nghiệp được xếp hạng ưu tiên sẽ được hưởng các ưu đãi về kiểm tra hàng hóa, kiểm tra sau thông quan và ưu đãi về kiểm tra, thanh tra. Tuy nhiên, sau 3 năm thì sẽ tiến hành đánh giá lại doanh nghiệp đó một lần hoặc nếu vi phạm quy định sẽ bị mất ưu tiên.

Khi nào khai luồng xanh khi nào khai luồng vàng

Những trường hợp tờ khai được bật xanh và thông quan

Tờ khai được phân luồng xanh thì như thế nào?

Đối với tờ khai được phân luồng xanh, doanh nghiệp sẽ được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Theo đó, người khai hải quan chỉ cần tiến hành nộp phí, nộp thuế (nếu có) và tiến hành thông quan hàng hóa theo quy định.

Cụ thể:

1. Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”.

2. Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:

  • Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung, riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
  • Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan….): Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải thu”. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.

3. Cuối ngày hệ thống VNACCS tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh đã được thông quan chuyển sang hệ thống VCIS.

Như vậy, trong quá trình khai báo hải quan để thực hiện thông quan cho hàng hóa, nếu tờ khai được phân luồng xanh thì doanh nghiệp sẽ nhận được khá nhiều lợi ích. Do đó, để đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng, doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu những thông tin giúp tăng khả năng được “bật đèn xanh” khi thông quan.