Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp là gì năm 2024

Việc kinh doanh phát triển với tốc độ nhanh đi kèm với đó là những khó khăn cũng trở nên phổ biến hơn thì việc tuyển dụng và đào tạo đúng người, đúng thời điểm và đúng vị trí là vô cùng quan trọng.

Trước đây, quản lý lao động là xét về hiệu quả và lợi tức đầu tư tốt nhất, nhưng cũng gặp phải một số trở ngại. Công nghệ thay đổi nhanh chóng, sự phát triển của phương tiện kỹ thuật số và số hóa các ngành công nghiệp, mô hình kinh doanh mới, phát triển hành vi của khách hàng và điều kiện kinh tế đầy thách thức, tất cả đóng một phần quan trọng trong cách thức mà chúng ta vận hành kinh doanh.

Chúng ta bắt buộc phải tìm kiếm những người giỏi nhất: những người biết họ cần làm gì trong vị trí của mình và được trang bị tốt nhất để giải quyết nhu cầu thay đổi của thị trường bảo hiểm và thay đổi của một tổ chức phát triển nhanh.

Tôi đã thấy những bước phát triển khổng lồ trong lĩnh vực này và tôi luôn cố gắng bổ nhiệm những người giỏi nhất. Tôi liên tục đảm bảo nguồn nhân lực của mình tránh trì trệ và luôn duy trì tính cạnh tranh. Điều này liên quan đến việc xác định các kỹ năng cốt lõi nhằm mang lại tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh và nhân rộng hiệu quả đó cũng như khai thác tiềm lực của lực lượng lao động.

Để đảm bảo nhân viên có các kỹ năng cốt lõi cần thiết để thành công trong kinh doanh, có 5 lĩnh vực trọng tâm sau đây:

  1. Xác định điểm mạnh và điểm yếu chung của nhân viên

    Hiểu được những kĩ năng nền tảng của nhân viên hiện tại – gồm kĩ năng và kiến thức cá nhân, ảnh hưởng đến tập thể và hiệu quả kinh Doanh của họ. Sử dụng số liệu bán hàng, dữ liệu hiệu quả kinh doanh, quản lý chất lượng và số năm công tác để phân tích và cung cấp điểm chuẩn hiệu quả.
  2. Mục tiêu của bạn là gì?

    Mục tiêu nhóm và mục tiêu tổ chức là gì? Chắc chắn rằng cả bạn và nhóm của mình đều hiểu mục tiêu sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Phân tích cho phép bạn xác định các yếu tố cần thiết để đạt kết quả mong muốn và phát hiện những yếu tố không hiệu quả.
  3. Thiết lập liên hệ giữa những gì bạn có và những gì bạn muốn

    Hiểu được liên hệ giữa những kiến thức và kĩ năng của nhân viên và kết quả kinh doanh tối ưu của bạn. So sánh với mục tiêu của tổ chức. Sau đó xác định chỗ thiếu sót và chấp nhận các số liệu hiệu suất phù hợp để thực hiện các mục tiêu này.
  4. Tìm và điều chỉnh những thiếu sót

    So sánh từng nhân viên thông qua phân tích hiệu quả. Tìm ra những thiếu sót về kĩ năng, rút ra xu hướng tài năng và cải thiện mục tiêu kinh doanh liên quan. Thay vì đào tạo chung chung, huấn luyện cụ thể có thể mang lại lợi tức đầu tư lớn hơn. Nếu bạn cần một nhân viên mới, hãy tuyển người có kỹ năng phù hợp không phạm phải thiếu sót.
  5. Phân tích và sàng lọc

    Tiến hành đo đếm và phân tích dài hạn thường xuyên. Điều này cho phép bạn thực hiện các hoạt động liên quan và tập trung, đồng thời duy trì hiệu quả tích cực. Các doanh nghiệp có thể liên tục đầu tư vào đúng lĩnh vực dựa trên các mô hình cải tiến tập trung và có thể lặp lại, thay vì các lĩnh vực được cho là cần thiết.

Hiệu quả và tối ưu hóa tuyển dụng là một việc làm liên tục, chứ không phải một sáng kiến đơn lẻ. Mỗi cá nhân cải thiện bản thân thì hiệu quả tổ của chức cũng sẽ được nâng cao.

Nếu cho rằng nhân viên là nhân tố quan trọng nhất trong việc thúc đẩy thành công kinh doanh thì chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên trong tổ chức là đúng người, đúng thời điểm và đúng vị trí.

Viết bởi Glen Browne

Với hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc trong các công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, ông Glen là Phó chủ tịch khu vực châu Á – Thái Bình Dương kiêm chủ tịch Đông Nam Á. Ông cũng chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả kinh doanh, quản lý và phát triển bảo hiểm tai nạn, sức khỏe và du lịch trong khu vực.

Liên hệ trực tuyến với chúng tôi

Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp là gì năm 2024

Liên hệ trực tuyến với chúng tôi

Bạn có câu hỏi hoặc cần thêm thông tin?

Liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu cách chúng tôi có thể hỗ trợ bạn được bảo hiểm trước rủi ro tiềm ẩn.

Có ý kiến cho rằng đó là doanh nghiệp có số vốn kinh doanh lớn, có nhiều công ty con, có mạng lưới bán hàng rộng, có thương hiệu trên thị trường. Hoặc doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp có doanh số lớn, nộp thuế nhiều, có số lượng cán bộ nhân viên, người lao động đông đảo. Cũng có ý kiến cho rằng doanh nghiệp thành công phải là doanh nghiệp kinh doanh có thị phần cả ở thị trường trong nước và ngoài nước. Có ý kiến nhấn mạnh đến lợi nhuận, cho rằng chỉ cần kinh doanh có lãi, có lợi nhuận là doanh nghiệp đã thành công.

Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khi một doanh nghiệp khởi nghiệp có ý tưởng kinh doanh đổi mới sáng tạo, có đề án kinh doanh khả thi, đã thành lập và vận hành doanh nghiệp và đã có sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Trong trường hợp này doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới – sáng tạo đã được coi là thành công chưa?

Vậy “doanh nghiệp thành công” hiểu thế nào cho đúng?

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường. Còn kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy có thể hiểu ngắn gọn doanh nghiệp là là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Đây là khái niệm trên phương diện pháp luật, còn trên thực tế, có những doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận.

Mặc dù hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào, và/hoặc không phải trong bất cứ giai đoạn hoạt động nào doanh nghiệp cũng đạt được mục tiêu lợi nhuận. Nếu không thu được lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ thua lỗ, ngừng hoạt động và thậm chí phá sản, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh. Như vậy xét theo nghĩa hẹp về khía cạnh mục tiêu kinh doanh có thể hiểu doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, cụ thể là bán được hàng hóa/dịch vụ, có lãi, có lợi nhuận. Tuy nhiên, nhìn rộng hơn doanh nghiệp thành công có những đặc điểm riêng.

Các đặc điểm của doanh nghiệp thành công

Khái niệm doanh nghiệp thành công nêu trên chỉ xét về khía cạnh mục tiêu kinh doanh vị lợi (vì lợi nhuận), còn xét trong phạm vi rộng hơn, một doanh nghiệp thành công có ít nhất các đặc điểm như sau:

Có chiến lược kinh doanh đúng hướng. Chiến lược kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của doanh nghiệp, bảo đảm cho doanh nghiệp tiếp cận được chính xác nhu cầu và xu thế phát triển của thị trường trong cả ngắn hạn và dài hạn. Mặc dù lợi nhuận là quan trọng nhưng thực tế cho thấy chiến lược kinh doanh mới là yếu tố quyết định thành công và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Chiến lược kinh doanh thể hiện trước hết ở sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Ngoài ra chiến lược kinh doanh phải xác định được năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ khác biệt thỏa mãn kỳ vọng, trải nghiệm của khách hàng. Dù có bao gồm những nội dung thế nào thì chiến lược kinh doanh, cụ thể là mục tiêu chiến lược kinh doanh đều phải hướng tới mục tiêu đạt được lợi nhuận cao nhất.

Có tư duy đổi mới – sáng tạo. Đây là yếu tố sống còn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa. Chỉ có với tư duy đổi mới sáng tạo thì doanh nghiệp mới có khả năng phát triển nhanh, bền vững; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, khác biệt; tạo ra mô hình, phương thức kinh doanh mới, độc đáo để tạo ra và chiếm lĩnh thị trường, thu lợi nhuận siêu ngạch. Tư duy đổi mới – sáng tạo giúp doanh nghiệp sáng tạo ra những gì chưa từng có, những điều chưa ai từng nghĩ đến, những khác biệt lớn lao để tạo nên sự đột phá chưa từng có từ trước đến bây giờ.

Có nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên môn hóa sâu, có năng lực phối, kết hợp hiệu quả bảo đảm cho việc đưa các ý tưởng đổi mới – sáng tạo, chiến lược, kế hoạch kinh doanh triển khai thành công trên thực tế, bảo đảm sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất, ngoài ra còn có thể định hướng cho sự phát triển của thị trường trong tương lai.

Có công nghệ, quy trình sản xuất – kinh doanh hiện đại. Việc nắm bắt công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất hiện đại và áp dụng các công nghệ, quy trình đó vào sản xuất kinh doanh bảo đảm cho doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, mẫu mã phong phú đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng.

Có sản phẩm, dịch vụ đạt chất lượng chuẩn quốc tế, có thương hiệu được ghi nhận trên thị trường quốc tế. Sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn chất lượng quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có “giấy thông hành” để vươn ra thị trường quốc tế.

Có năng lực liên kết, hợp tác. Với sự chuyên môn hóa cao và phân công lao động ngày càng sâu sắc dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, mỗi doanh nghiệp trở thành một khâu, mắt xích của chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy doanh nghiệp cần có năng lực liên kết, hợp tác, tương tác với đối tác, khách hàng và cả với đối thủ cạnh tranh để cùng thành công (win-win). Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp thì cần có sự tư vấn, giúp đỡ của người hướng dẫn có kinh nghiệm (mentor), của đối tác, của những người cùng chí hướng vì trong kinh doanh cũng dựa trên nguyên tắc: “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”.

Các yếu tố trên trong mối quan hệ tương quan sẽ tạo ra văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp có tính chất đặc trưng của từng doanh nghiệp.

Để hiểu đúng thế nào là một doanh nghiệp thành công có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thành lập và vận hành một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới – sáng tạo. Trong cách nhìn hẹp đó là các doanh nghiệp triển khai thành công chiến lược, kế hoạch kinh doanh để đạt mục tiêu bán hàng, tăng doanh số, thu được lợi nhuận lớn nhất có thể. Trong cách nhìn rộng hơn đó là các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh phù hợp với trào lưu, xu thế phát triển mới của thị trường; có năng lực tổ chức kinh doanh trên cơ sở ứng dụng công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại để tạo ra các sản phẩm có thương hiệu, có hàm lượng chất xám cao, khác biệt đáp ứng và định hướng thị trường; thu được lợi nhuận cao và tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh./.

Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp là gì?

Năng lực doanh nghiệp là cách mà chúng ta sử dụng các nguồn lực đã được kết hợp có chủ đích để đạt được các mục tiêu cụ thể. Chúng vừa là tài sản vô hình cũng như hữu hình quan trọng nhất. Bản chất là vô hình nhưng kết quả mà chúng mang lại là hữu hình.

Tính khả thi trọng kinh doanh là gì?

Tính khả thi kinh tế Thường được gọi là phân tích chi phí - lợi ích, thủ tục để xác định những lợi ích và tiết kiệm được dự kiến ​​từ một hệ thống ứng cử viên và so sánh chúng với chi phí. Nếu lợi ích lớn hơn chi phí, sau đó quyết định được thực hiện để thiết kế và thực hiện hệ thống.

Kinh doanh là gì mục đích và vai trò của kinh doanh?

Khái niệm kinh doanh là gì được giải thích tại khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau: 21. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là gì?

Mục tiêu của doanh nghiệp hay công ty (Business Objective) là toàn bộ hiệu quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích của kế hoạch là hiệu quả cụ thể của công ty cần đạt được khi thực hiện chiến lược.