Hướng dẫn về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

+ Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.

+ Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

+ Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh sự kiện bất khả kháng hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Căn cứ theo quy định này và hướng dẫn chi tiết tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra:

Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần.

+ Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

+ Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.

Thứ hai, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật:

Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: Làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra:

Thiệt hại xảy ra chính là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ nguyên nhân và hậu quả chứ không phải do sự ngẫu nhiên.

Thứ tư, phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại:

+ Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

+ Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Bộ luật dân sự năm 2015 đã không quy định yếu tố lỗi là yếu tố bắt buộc để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là điểm mới so với bộ luật dân sự 2005, theo quy định cũ thì người gây thiệt hại phải có lỗi cố ý hoặc vô ý thì mới phải chịu trách nhiệm bồi thường. Do đó bộ luật dân sự 2015 đã mở rộng hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngay cả khi không có lỗi. Ví dụ: bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (điều 601 Bộ luật dân sự 2015)

Tuy nhiên, trong trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hay hoàn toàn là do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Trong trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (trừ trường hợp hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng). Ví dụ: trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra…

Tình Huống 6: Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng

Chị A nhờ anh B (lái xe cơ quan) lấy xe ô tô của nhà chị, chở chị đi Hà Nội có công việc gia đình. Trên đường đi, anh B phóng xe với tốc độ cao, vượt ẩu, lấn sang phần đường đối diện, suýt đâm vào một chiếc xe con đi ngược chiều. Rất may người lái xe con là S đã kịp đánh tay lái vào bên phải ...

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng điều bao nhiêu?

2.3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân. Theo Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân được quy định như sau: - Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như thế nào?

Theo nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, phía bên gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay có lỗi vô ý khi gây thiệt hại cho phía bên bị thiệt hại thì người đó thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi có lỗi của mình gây ra.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có điểm gì khác so với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?

bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là bồi thường thiệt hại theo những điều kiên và thoả thuận trong khuôn khổ hợp đồng đã ký kết giữa các bên. bồi thường thiệt hại trong ngoài đồng là bồi thường thiệt hại giữa các bên mà giữa họ không có hợp đồng liên quan.

3 nguyên tắc bồi thường thiệt hại như thế nào?

Trong khoản 1 Điều này, có ba nguyên tắc được nhắc đến đó là nguyên tắc bồi thường toàn bộ, nguyên tắc bồi thường kịp thời và nguyên tắc thỏa thuận về mức bồi thường cũng như hình thức và phương thức bồi thường. Bồi thường toàn bộ được hiểu là thiệt hại xảy ra bao nhiêu thì phải được bồi thường bấy nhiêu.