Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024

Di tích khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh được xếp hạng là di tích cấp quốc gia vào năm 1997, với 2 khu vực bảo vệ là địa điểm Phú Khương và Gò Ma Vương, xã Phổ Khánh. Ngày 29/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận Di tích khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh là di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể gồm 6 địa điểm: di tích Long Thạnh còn gọi là Gò Ma Vương, di tích Thạnh Đức thuộc phường Phổ Thạnh, di tích Phú Khương thuộc xã Phổ Khánh, quần thể di tích Champa, Đầm An Khê và sông Cửa Lỗ. Di sản văn hoá Sa Huỳnh là nguồn tài nguyên quý hiếm. Việc bảo tồn, phát triển, không có nghĩa là gột bỏ cái cũ, mà là phát lộ cái cũ và phát huy được giá trị cái cũ.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024

Cư dân Sa Huỳnh cổ xưa thể hiện sự chiếm lĩnh không gian tuyệt vời, và đã tạo dựng được nền văn hoá trong không gian rộng lớn. Vùng đất Sa Huỳnh có cửa biển, thuận lợi cho giao thương. Những tuyến hải thương chọn nơi đây làm điểm dừng chân neo đậu tàu thuyền để buôn bán, trao đổi hàng hoá.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024

Các di chỉ tìm thấy của nền văn hoá Sa huỳnh đều gắn với các đồng muối cổ. Đây cũng là điểm xuất phát con đường muối, từ vùng muối Sa Huỳnh lên Tây Nguyên và đi các nơi theo đường biển.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024
Tiến sỹ Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi

Tiến sỹ Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Chính con đường này kéo dài mãi trong một lớp thời gian miết đến hiện đại vẫn con đường muối. Và như vậy nó là một điểm quan trọng để kết nối nguồn lực quan trọng từ Tây Nguyên xuống đồng bằng và từ đồng bằng lên Tây Nguyên.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024

Ở nhiều vùng Đông Nam á, Trung á, và Ấn Độ cổ xưa cũng đã xuất hiện khuyên tai ba mẫu, khuyên tai hai đầu thú của văn hoá Sa Huỳnh, cùng sự giống nhau về phong cách trang sức. Điều này đã chứng minh văn hoá Sa Huỳnh có nguồn gốc giao lưu, ảnh hưởng ở bên ngoài rất sớm và rộng rãi, thông qua đường biển. Tính thương mại và tính mở của nền kinh tế trong Văn hóa Sa Huỳnh đã tạo nên nền tảng để sau này người Chăm kế thừa và phát huy.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024

Rất Đặc biệt, dấu tích con đường cổ Sa Huỳnh - Chămpa - Việt nằm ở thôn Thạnh Đức 2, phường Phổ Thạnh. Con đường được xếp bằng đá cuội, được bảo vệ hai bên bằng kè đá, nằm dưới tán lá thấp, nối thông ba điểm khảo cổ Sa Huỳnh quan trọng, từ phía Bắc là Phú Khương, Long Thạnh, nối liền với Thạnh Đức, nối đầm An Khê với vũng Bàng, là hai thắng cảnh rất đẹp của Sa Huỳnh.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024
Tiến sỹ Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi

Ở đây rất giá trị con đường từ thời người Sa Huỳnh sử dụng đến thời người Chăm Pa người sử dụng, rồi đến người Việt. Đó là một tuyến dọc biển của con đường thiên lý để nối từ phía Bắc vô phía Nam, qua Thạnh Đức rồi lên An Lão. Con đường này rất giá trị, do đó trong Hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt, chúng tôi đã khoanh vùng, để bảo tồn con đường này. Nó xem như một con đường cổ, để du khách, nhà nghiên cứu có thể đén tham quan được di tích ở đây.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024

Tập táng bằng chum là một nét đặc trưng của văn hoá Sa Huỳnh. Các đồ gốm gia dụng đều được tạo dáng trang nhã, cân đối. Hoa văn phong phú và sinh động, thể hiện một tâm hồn tinh tế và giàu cảm xúc, thể hiện thẩm mỹ và kỹ thuật chế tác của cư dân Sa Huỳnh cổ xưa.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024

Một trong những thành tựu của văn hoá Sa Huỳnh là kỹ nghệ chế tác đồ trang sức và phong cách sử dụng của chủ nhân nền văn hoá này. Sự xuất hiện đa dạng, phong phú đồ trang sức, đa dạng về chất liệu cho thấy cư dân Sa Huỳnh là những người có năng khiếu, khéo tay và thẩm mỹ cao.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024

Văn hoá Sa Huỳnh có sự ưu chuộng đồ ngọc. Đó là một tầng lớp khá văn minh ở thời bấy giờ. Thuỷ tinh nhân tạo là một thành tựu rực rỡ của Văn hoá Sa Huỳnh. Đây là một trong những nơi làm ra thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024

Hai cảnh quan thiên nhiên được được khoanh vùng di tích là Đầm An Khê và sông Cửa Lỗ. Đầm An Khê là đầm nước ngọt độc đáo nhất Việt Nam. Độc đáo ở chỗ, là một đầm nước ngọt nằm sát biển. Chỉ cách biển chừng 50m nhưng hàng ngàn năm qua nước trong đầm vẫn không mặn. Nơi đây trời phú cho một Cửa Lỗ, như một van tự động, như một đập dâng do trời tạo.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024

Sự độc đáo của Đầm An Khê là minh chứng cho sự lựa chọn tài tình vị trí ngụ cư của cư dân cổ Sa Huỳnh xưa. Xung quanh khu vực đầm An Khê, người dân bây giờ vẫn giữ phương thức canh tác truyền thống, lưu truyền các phong tục, tập quán mang đậm dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh và Chăm Pa. Bây giờ đầm An Khê vẫn được biết đến với nguồn lợi thủy sản phong phú. Là nơi sinh kế của người dân xã Phổ Khánh và phường Phổ Thạnh.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024

Đầm An Khê đang được phát huy giá trị của mình trong phát triển kinh tế. Đầm An Khê là 1 trong 6 địa điểm thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, đang được bảo vệ, phát huy để hướng tới trở thành điểm du lịch lý tưởng trong tương lai.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024
Ông Hồ Ngọc Hàn, Bí thư Đảng uỷ xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi

Ông Hồ Ngọc Hàn, Bí thư Đảng uỷ xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi cho biết: Trách nhiệm của chúng tôi phải tuyên truyền cho người dân những vị trí đã được khoanh vùng, bảo vệ ở khu vực 1, bảo vệ ở khu vực 2, để vừa bảo tồn, vừa khai thác phát triển nhưng phù hợp với quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật Di sản.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024

Giá trị to lớn của di sản văn hoá Sa Huỳnh đang mang lại những lợi thế cho thị xã Đức Phổ và Quảng Ngãi nói chung. Thị ủy Đức Phổ đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch thị xã Đức Phổ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, xác định: “Khai thác, phát huy và nâng tầm giá trị di sản văn hóa Sa Huỳnh, lấy Văn hóa Sa Huỳnh làm hạt nhân để tạo ra các sản phẩm du lịch khác biệt so với các địa phương”.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024
Ông Nguyễn Kiên, Bí thư Thị uỷ Đức Phổ, Quảng Ngãi

Ông Nguyễn Kiên, Bí thư Thị uỷ Đức Phổ, Quảng Ngãi cho biết: Nhiệm vụ trọng tâm là phát huy, bảo tồn, nâng cao giá trị của nền Văn hoá Sa Huỳnh. Lấy Văn hoá Sa Huỳnh là hạt nhân để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng của Đức Phổ cũng như tỉnh Quảng Ngãi.

Huế cội nguồn của văn hóa chăm pa sa huỳnh năm 2024

Di sản văn hoá Sa Huỳnh hội tụ đầy đủ những giá trị địa du lịch. Tất cả các mặt giao thông đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không đều thuận lợi. Sa Huỳnh nằm giữa hai sân bay lớn. Cách sân bay Phù Cát của tỉnh Bình Định 80km. Cách sân bay Chu Lai của tỉnh Quảng Nam 90km. Nơi đây nằm ở tuyến đường biển cận bờ, có tuyến quốc lộ 1 và tàu hoả đi ngang qua và nằm cạnh cao tốc Bắc - Nam.