Học sinh ngày xưa gọi là gì

Học sinh ngày xưa gọi là gì

XÁC ĐỊNH TỪ XƯNG GỌI VỚI NGƯỜI DẠY HỌC

* Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Ẩn

1. Mở đầu

1.1. Cặp từ dùng để xưng gọi trong các ngôn ngữ có số lượng không đều. Trong tiếng Pháp, người nói xưng là Je, người nghe được gọi là Tu hoặc Vous. Trong tiếng Anh, người nói xưng là I, người nghe được gọi là You. Trong tiếng Nga, người nói xưng là R, người nghe được gọi là Tbl hoặc BbI. Trong tiếng Việt, việc xưng gọi giữa hai nhân vật giao tiếp khó có thể xác định một cách tuyệ đối là nên dùng cặp từ nào: tao mày, tôi anh/ chị, em anh/ chị, cháu bác, cháu chú/ cô, tôi đồng chí

Từ xưng gọi trong tiếng Việt thật sự không nhiều. Có thể thấy cách xưng gọi cơ bản như sau:

Người nói: tôi/ tao (số ít)

Người nghe: mày (số ít)

Người được nói đến: nó/ hắn, y (số ít)

Người nói: chúng tôi/ chúng tao (số nhiều)

Người nghe: chúng mày (số nhiều)

Người được nói đến: chúng nó (số nhiều)

Trong giao tiếp có tính chuẩn mực, văn hóa, cách xưng gọi như trên ích được sử dụng. Người ViệtNamthường mượn các từ chỉ quan hệ gia đình, nghề nghiệp, chức vụ, học hàm, học vị để xưng gọi, đặc biệt là các từ chỉ quan hệ gai đình chiếm số lượng lớn và xuất hiện trong mọi môi trường hoạt động của con người. Trong tâm lý của người ViệtNam, mọi người dân sống trên đất nước ViệtNamđếu có quan hệ gần gũi, thân thích, xem như người một nhà. Cho nên trong giao tiếp, các nhân vật tham gia giao tiếp nhắm nhắm xem người nói chuyện với mình khoảng bao nhiêu tuổi để chọn từ mà xưng gọi cho phải đạo ai lớn tuổi hơn một tí thì gọi bằng anh, bằng chị, ai lớn hơn nữa thì gọi bằng chú, bằng bác, và mình xưng là em, là con, là cháu

Có một nghề mà cách xưng gọi trong đó tưởng chừng đơn giản. Đó là nghề dạy học. Trong nhà trường, việc xưng gọi giữa đồng nghiệp với nhau, giữa thầy trò với nhau từ lâu nay thật sự yên ổn. Khi người làm nghề dạy học bước vào cuộc sống đời thường nếu là nữ, gặp người quen thì người ta vẫn gọi người đó là cô, hoặc cô giáo, nhưng khi người dạy học là nam đàn ông trong cuộc sống đời thường, cũng gặp người quen thì cách xưng gọi đôi lúc làm cho người ta phải lúng túng. Chẳng hạn có một cuộc trao đáp giữa một phụ huynh học sinh và một giáo viên như sau:

Phụ huynh: Anh là người dạy con tôi, là thầy của con tôi, không phải là thầy của tôi, cho nên tôi không anh bằng thầy.

Giáo viên: Đều đó chẳng sao. Xin được hỏi bác thế này: khi bác đưa con đến một bác sĩ nào đó để khám bệnh, bác gọi người khám bệnh đó bằng gì?

Phụ hunh: Bằng bác sĩ

Giáo viên: người đó khám bệnh cho con bác kia mà

Một cuộc trao đáp khác giữa một cô hàng nước và một thầy giáo trẻ:

Cô hàng nước: Thầy dùng chi?

Thầy giáo: Ở đây không phải là lớp học, đừng gọi tôi bằng thầy.

Cô hàng nước: Thầy là người dạy học nên em phải gọi thầy bằng thầy. Hơn nữa gọi như thế cho an toàn.

1.2 Từ dùng để gọi người dạy học là nữ, như trên đã nói, phổ biến vẫn là cô hoặc cô giáo. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi sẽ không bàn nhiều về người dạy học là cô mà bàn kỹ hơn về người dạy học là thầy hoặc thầy giáo. Từ thầy trong Từ điển tiếng Việt ( củaViện Ngôn ngữ học, Nxb khoa học xã hội Trung tâm từ điển học, HN, 1994) có 6 nghĩa:

1) Người đàn ông dạy học hoặc nói chung người dạy học, trong quan hệ với học sinh (có thể dùng để xưng gọi)

2) Người có trình độ hướng dẫn, dạy bảo (hàm ý coi trọng)

3) Từ dùng để gọi tôn người làm một số nghề đòi hỏi có học thức hoặc viên chức cấp thấp thời phong kiến, thực dân

4) (kết hợp hạn chế). Từ cấp trên dùng để gọi cấp dưới một cách lịch sự trong giới quan lại thời phong kiến, thực dân

5) (dùng hạn chế trong một số trường hợp). Chủ, trong quan hệ với tớ trong xã hội cũ

6) Cha (dùng để xưng gọi trong gia đình ở nông thôn hoặc gia đình trung lưu, thượng lưu lớp cũ ở một số địa phương).

Trong 6 nghĩa của từ thầy nêu trên thì chỉ có nghĩa thứ nhất là dành riêng để chỉ người dạy học.Theo đó, mọi người đàn ông dạy mình học bằng thầy. Thực tế giao tiếp diễn ra không phải như thế.

2. Từ được xưng dùng để xưng gọi với người dạy học

2.1. Xác định cách xưng gọi trong giao tiếp

Tất cả các cuộc giao tiếp đều phải có nhân vật giao tiếp. Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau (1). Các nhân vật giao tiếp có quan hệ giao tiếp và quan hệ liên cá nhân. Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung và hình thức của diễn ngôn. Trong các ngôn ngữ, đặc biệt trong tiếng Việt, xưng hô chịu áp lực rất mạnh của quan hệ liên cá nhân,, Sử dụng từ xưng hô là một chiến lược thiết lập quan hệ liên cá nhân trong thoại (2)

Đối với người làm nghề dạy học chân chính, nhân dân ta từ xưa đến nay luôn dành cho họ một tình cảm tốt đẹp và luôn tỏ ra kính trọng khi trực tiếp giao tiếp với họ. Tình cảm đó, sự trân trọng đó được người dân thể hiện qua một tiếng gọi: Thầy. Khi người dạy học được người đối thoại gọi bằng thầy có nghĩa là trong lòng người đối thoại ấy có chứa đựng sự tôn trọng , gần người dạy học là người mực thước, mẫu mực, người có những phẫm chất, đạo đức tốt đẹp

Như vậy trong hội thoại hay trong giao tiếp nói chung, đặc biệt là giao tiếp với người dạy học, việc sử dụng từ xưng hô, xưng gọi một cách chính xác giữa các nhân vật giao tiếp là đều rất cấn thiết để cuộc giao tiếp đạt hiệu quả cao.

2.2. Xưng gọi với người dạy học

Người dạy học có quan hệ không chỉ với học sinh trong nhà trường mà còn quan hệ rất rộng với nhiều người khác trong cuộc sống đời thường. Có thể nói rằng trong xã hội không có lớp người nào được nhiều người kính trọng bằng lớp người làm nghề dạy học. Từ xưa, người dạy học vẫn được người đời, người học gọi bằng thầy, bằng thầy giáo, bằng ông giáo Còn người học có thể xưng với thầy của mình bằng trò, bằng em, bằng con Ngược lại, người dạy học xưng với học trò của mình hoặc với những người khác bằng gì? Chúng ta lần lượt xét các trường hợp sau đây: (cho A là học sinh, B là giáo viên, C không phải là học sinh của B).

2.2.1. A là học sinh của B

Mối quan hệ này hết sức bình thường trong nhà trường và việc xưng gọi cũng diễn ra rõ ràng, có thể có xưng gọi:

+ em (A) thầy (B)

+ con (A) thầy (B)

Hai từ em, con có nguồn gốc là từ xưng gọi trong gia đình được dùng trong quan hệ xã hội. Cách xưng gọi em thầy diễn ra trong tất cả các trường học của ta (trừ trường mẫu giáo) khi tuổi của người dạy chưa quá cao so với tuổi của người học, A có thể là học sinh B ma2cung4 có thể không phải là học sinh của B. Trong các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, cách xưng gọi này có thể biến đổi thành em anh một khi tình cảm giữa hai người xưng gọi có sự chuyển biến theo chiều hướng thân mật, gần gũi đặc biệt là khi em thầy khác giới tính. Cặp xưng gọi con thầy diễn ra khi tuổi của người dạy tương đương hoặc cao hơn tuổi của cha mẹ người học. Cách xưng gọi này mang đậm tình cảm gia đình, thân mật, Người học tự coi mình là con và xem người dạy, kính trọng người dạy như cha của mình.

2.2.2. C không phải là học sinh của B:

Qua cuộc trao đáp giữa một phụ huynh và một giáo viên ở trên, chúng ta thấy rằng không phải người dạy học nào khi sống trong cuộc sống đời thường cũng được mọi người hiểu, tôn trọng và gọi bằng thầy. Nếu như mọi người dân khi biết một người đàn ông nào đó làm nghề dạy học và gọi người đó bằng thầy với thái độ trân trọng thì thật đáng quý quý cho người gọi mà cũng quý cho người được gọi. Trong thực tế, có mấy cách xưng gọi ở trường hợp này như sau:

+ em (C) thầy (B)

+ tôi (C) thầy (B)

+em (C) anh (B)

+ tôi (C) anh (B)

+ tôi (C) chú (B)

Xưng gọi em thầy diễn ra giữa đồng nghiệp với nhau khi C tự thấy mình chỉ đáng là học trò của B hoặc C là một người nào đó nhỏ tuổi hơn B, biết B là người dạy học. Ngoài ra, cách xưng gọi này cũng diễn ra khi C là học sinh của người khác hoặc C là anh/ chị/ em của A.

Xưng gọi tôi thầy diễn ra giữa đồng nghiệp với nhau hoặc trong các mối quan hệ xã hội khác khi C lớn tuổi hơn B và tôn trọng B. Cách xưng gọi trong cuộc thoại giữa phụ huynh ở trên là cách xưng gọi thiếu sự tôn trọng người dạy học. (Nói như thế không có nghĩa là các phụ huynh đều có nhận thức như vậy).

Xưng gọi em anh, tôi anh, tôi chú, là cách xưng gọi thân mật, gần gũi, gia đình.

2.2.3. A là học sinh của B, C là co của A:

Trong quan hệ thầy trò trò, A gọi B bằng thầy là lẽ đương nhiên, cho dù A vào đời có làm nghề gì và bao nhiêu tuổi. Một lần gặp thầy cũ, có mặt co mình (C), A sẽ bảo C chào thầy cũ của A bằng câu nói thế nào? Con, chào thầy đi!, con, chào ông thầy đi!?

Nhiều người thật sự không biết dạy con mình chào người đã từng dạy cha mẹ nói như thế nào cho phải lẽ. Gọi bằng ông thầy, ý muốn tôn trọng thầy lại hóa ra coi khinh thầy. Chẳng hạn có một số học sinh không biết thầy mình đã thầm thì với nhau rằng: Tao ghét ông thầy ấy lắm., Ông thầy nam mà đến hả, tao sẽ không mở cửa., Hơn nữa, tổ hợp ông thầy còn thấy xuất hiện trong một số trường hợp khác như: Có một ông thầy tên Đông làm nghề bói toán, Thầy sửu là một ông thầy cù lần.

Như trên đã nói: thầy là người đàn ông dạy học (nghĩa thứ nhất trong từ điển tiếng Việt), cho nên ở trường hợp 2.3 này nên chọn cách xưng gọi: con thầy, bởi vì trước mắt B không dạy C nhưng B đã từng dạy A. Cách xưng gọi bày vừa thể hiện sự tôn kính người đã từng dạy học, vừa thể hiện sự gần gũi, thân mật, gia đình.

Xưng gọi với vợ/ chồng của người dạy học:

Xưng gọi với vợ của người dạy học (người vợ không làm nghề dạy học):

Cho A là học sinh của B, C là vợ của B. Ở đây, người ta thường thấy A gọi C có thể theo những cách sau đây:

+ em (A) cô ( C)

+ con (A) cô (C)

+ em (A) chị (C)

A xưng là em hay con thực chất là đối với B. Trong quan hệ thầy- trò, A không chỉ biết có thầy hoặc cô của mình trong nhà trường mà còn phải boet61 những người đi liền với B trong cuộc sống đời thường nữa.

Thông thường, C được A gọi bằng cô, mặc dù C không phải làm nghề dạy học. Cặp từ thầy cô thường đi liền với nhau trong nhà trường và là cặp từ rất quen thuộc đối với từng học sinh. Vậy có phải là quen miệng chăng khi học sinh (A) gọi cô luôn cho những ai đi liền với thầy của mình trong đời thường? Thực tế cho thấy nếu A không gọi C bằng cô thì gọi bằng gì? Bằng chị, bằng cô/ thím, bác,chăng? Cũng có thể khi giữa A và B có quan hệ gia đình A có thể không gọi B bằng thầy (khi không phải đang ở trên lớp) mà bằng anh, bằng chú/ bác, thì cũng có thể gọi C bằng chị, bằng cô/ thím, bác

Xưng gọi với người dạy học (người chồng không làm nghề dạy học):

Cho A là học sinh của B,C là chồng của B.

Điều mà người ta dễ nhận thấy là A sẽ gọi C bằng thầy, mặc dù C không làm nghề dạy học. Không biết từ bao giờ mà cặp từ thầy cô đi liền với nhau đến mức quá thân mật như vậy đi từ trong nhà trường về đến gia đình của các thầy cô giáo, cho dù chỉ có một trong hia người làm nghề dạy học. A cũng có thể gọi C bằng anh, bằng chú/ bác khi giữa A và B có mối quan hệ gia đình và không phải đang ở trên lớp.

Người dạy học xưng gọi với học sinh là của mình:

Người dạy học là thầy có thể xưng gọi với học sinh của mình bằng các cặp như:

+thầy trò,

+thầy-em

+tôi-em

+tôi-anh/chị/chú/ bác,

Xưng gọi thầy trò là cách xưng gọi theo lối cổ. xưng gọi thầy em là cách xưng gọi vừa có tính thân mật ,gần gũi ,vừa có tính trang trọng . Xưng gọi tôi-em là cách xưng gọi mang tính trung hòa.Xưng gọi khách khí,vừa tỏ sự tôn trọng người học-chủ yếu là ở các trường đại học,cao đẳng và một số trường chuyên nghiệp khác.Các cách xưng gọi trên diễn ra khi thầy lớn tuổi hơn trò.Trong xã hội ta,không phải lúc nào trò cũng nhỏ tuổi hơn thầy.Ở cac2 lớp không phải là bậc học phổ thông,cách xưng gọi tôi- anh/ chị/ chú/ bác là phổ biến khi thầynhỏ tuổi hơn trò.Cách xưng gọi này thể hiện tính chủ động của thầy và vị thế xã hội của thầy cũng được đề cao.Nhưng có một số thầy mới ra trường,tuổi đời còn quá trẻ mà dạy ở các lớp không phải là bậc phổ thông đặc biệt là ở các lớp hệ tại chức,chuyên tu thì cách xưng gọi thầy em, tôi em ko thấy diễn ra mà thay vào đó là cách xưng gọi: em anh/chị, cháu chú,bác khi thầy rời khỏi lớp học và trò chuyện với người học ,như:

Em giảng như thế,anh hiểu không?

Cháu giảng như thế,chú hiểu không?

Chị có chổ nào không hiểu trong bài hôm nay, chị có thể hỏi, em sẽ trả lời theo khả năng của em.v.v.

Rõ ràng xưng gọi giữa người dạy và người học là xưng gọi theo quan hệ xã hội chứ không phải xưng gọi theo quan hệ gia đình mà cách xưng gọi như trên mang tính gia đình nên hoàn toàn không thể chấp nhận khi người thầy đang đứng ở vị thế là người dạy học.

Người dạy học xưng gọi với phụ huynh học sinh:

Ở các trường phổ thông, người dạy học thường phải tiếp xúc với phụ huynh học sinh đặc biệt là trong những lần họp phụ huynh ở trường. Một số giáo viên trẻ đã không tráng khỏi sự lúng túng khi phải đứng trước một đối tượng (phụ huynh học sinh) có độ tuổi lớn hơn mình, gần bằng, ngang hoặc lớn hơn tuổi của cha/ mẹ mình. Thường thì số thầy/ cô giáo trẻ này xưng gọi theo kiểu gia đình: em các anh chị hoặc cháu các chú/ các bác, Đành rằng xưng gọi như vậy gọi là thân mật, là gần gũi nhưng số giáo viên ấy đã quên một điều: mình là người dạy học, lúc tiếp xúc với phụ huynh học sinh là lúc mình đang thể hiện vai trò mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho để giải quyết những vấn đề thuộc xã hội chứ không phải giải quyết các vấn đề thuộc gia đình. Cho nên phải xưng gọi theo kiểu xã hội: tôi các anh chị, tôi các chú/ các bác

3. Kết luận

Chọn từ xưng gọi phù hợp là một thành công bước đầu trong chiến lược hội thoại. Đối với nghề dạy học, việc xác định đúng từ xưng gọi giữa người dạy và người học, giữa người dạy và các tầng lớp người khác trong xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Nó không chỉ thể hiện sự thành công trong giao tiếp mà còn thể hiện tình cảm trân trọng của mọi người đối với những người hàng ngày, hàng giờ hết lòng chăm lo cho sự nghiệp trồng người mà ngành giáo dục đã giao cho.

Cập nhật ( 30/11/2008 )