Học chứng chỉ kế toán mất bao lâu năm 2024

- Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

Học chứng chỉ kế toán mất bao lâu năm 2024

Chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn trong bao lâu? (Hình từ Internet)

Học viên tham dự khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Tại Điều 2 Thông tư 199/2011/TT-BTC có quy định như sau:

Tiêu chuẩn học viên tham dự khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng
1. Người Việt Nam tham dự khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a/ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b/ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán như sau:
- Tối thiểu là 2 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán;
- Tối thiểu là 3 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán;
c/ Có Đơn xin học, trong đó có xác nhận thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán của cơ quan đang công tác, kèm theo bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán.
2. Người nước ngoài có Chứng chỉ chuyên gia kế toán, Chứng chỉ hành nghề kế toán, Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học của các tổ chức nước ngoài (Được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận) được tham dự khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng do đơn vị đủ điều kiện tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng cho người nước ngoài.

Theo đó, học viên tham dự khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng tùy theo đối tượng là người Việt Nam hay người nước ngoài, phải đáp ứng được những tiêu chuẩn theo quy định nêu trên.

Chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn trong bao lâu?

Tại Điều 9 Thông tư 199/2011/TT-BTC có quy định về cấp chứng chỉ kế toán trưởng như sau:

Cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng”
1. Học viên có kết quả thi đạt loại trung bình trở lên (Học viên đạt yêu cầu) được Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ra quyết định tổ chức khoá học cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng”.
2. Kết thúc mỗi khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng, đơn vị tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng gửi “Quyết định công nhận kết quả đạt yêu cầu khoá học” kèm theo “Danh sách học viên đạt yêu cầu khoá học” (Phụ lục số 03) về Bộ Tài chính, để xem xét, chấp thuận và cấp phôi Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng. Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (hoặc cấp phó được Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng uỷ quyền) mới có quyền ký, cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.
3. Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng phải được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng đóng dấu nổi vào giáp lai ảnh của học viên.
4. Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Kế toán. Quá thời hạn 5 năm học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.
5. Những người có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đã đủ điều kiện và được bổ nhiệm làm kế toán trưởng 1 lần thì Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đó vẫn có giá trị để bổ nhiệm kế toán trưởng từ lần thứ hai trở đi, trừ khi khoảng thời gian không làm kế toán trưởng giữa 2 lần bổ nhiệm đã quá 5 năm.
6. Chứng chỉ bị mất, thất lạc học viên liên hệ với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (nơi cấp chứng chỉ) để làm thủ tục cấp lại.

Theo đó, Chứng chỉ kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu.

Quá 05 năm, học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.

Những người có chứng chỉ kế toán trưởng đã đủ điều kiện và được bổ nhiệm làm kế toán trưởng một lần thì chứng chỉ kế toán trưởng đó vẫn có giá trị để bổ nhiệm kế toán trưởng từ lần thứ hai trở đi, trừ khi khoảng thời gian không làm kế toán trưởng giữa hai lần bổ nhiệm đã quá 05 năm.

Chứng chỉ kế toán trưởng là gì? Vì sao lại cần loại chứng chỉ này? Dưới bài viết này Safebooks xin chia sẻ đến Quý Anh/Chị các thông tin quan trọng về loại chứng chỉ này, mời mọi người cùng tham khảo nhé!

1. Chứng chỉ kế toán trưởng là gì?

Chứng chỉ kế toán trưởng được hiểu là một loại chứng chỉ công nhận quá trình của học viên đã hoàn thành khóa đào tạo kế toán trưởng. Cơ quan đứng ra cấp trực tiếp, cũng như quản lý chứng chỉ kế toán trưởng trên phạm vi cả nước là Bộ Tài chính.

Xem thêm: 5 Chứng Chỉ Kế Toán, Kiểm Toán Được Công Nhận Hiện Nay

2. Điều kiện học chứng chỉ

Ở chứng chỉ kế toán trưởng, học viên cần đáp ứng một số tiêu chí như: Cần có chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán và kiểm toán từ bậc trung cấp trở lên, cũng như đã bao gồm thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán. Cụ thể như sau:

  • \>2 năm: Bằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành tài chính, kế toán và kiểm toán.
  • \>3 năm: Bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc CĐ chuyên ngành về tài chính, kế toán và kiểm toán. Đồng thời, học viên cần tham gia 2 lần bài kiểm tra giữa và cuối kỳ (5/10 điểm sẽ được cấp chứng chỉ);
  • Trường hợp học phần không đạt yêu cầu, học việc được thi lại 1 lần duy nhất;
  • Trường hợp đạt yêu cầu, học viên sẽ được cấp chứng chỉ kế toán trưởng theo mã số 012 (Chỉ dành cho Bộ Tài chính ban hành).

Ngoài ra, cần lưu ý một điều khi học chứng chỉ kế toán trưởng, cần tìm hiểu kĩ chứng chỉ được cấp có phải do Bộ Tài chính trực tiếp cấp không nhé!

3. Chứng chỉ có thời hạn không?

Căn cứ tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 9 thuộc TT số 199/2011/TT-BTC của BTC thời hạn của chứng chỉ kế toán trưởng được chia thành 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp được bổ nhiệm lần đầu: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 của Luật Kế toán, chứng chỉ kế toán trưởng có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp. Khi đã quá thời hạn và muốn được cấp lại thì học viên cần phải học lại một khóa bồi dưỡng kế toán trưởng.
  • Trường hợp được bổ nhiệm 1 lần: Chứng chỉ này vẫn sẽ còn giá trị để tiếp tục bổ nhiệm từ lần 2 trở lên (Trừ khi trong khoảng thời gian không làm kế toán trưởng giữa 2 lần bổ nhiệm đã quá 5 năm).

4. Thời gian học mất bao lâu?

Theo quy định tại Điều 3 thuộc TT 199/2011/TT-BTC thời gian học đối với chứng chỉ kế toán trưởng được diễn ra tối đa không quá 6 tháng và cần đảm bảo đủ thời gian, cũng như học đầy đủ nội dung chương trình theo quy định.

Tuy nhiên đối với các trường hợp tổ chức các khóa học quá thời gian 6 tháng sẽ được xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 18 thuộc NĐ 41/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 18. Xử phạt hành vi vi phạm trong việc tổ chức bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau:

  1. Tổ chức lớp học bồi dưỡng kế toán trưởng với số lượng học viên/1 lớp không đúng quy định;
  1. Tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian quá 6 tháng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng khi chưa đăng ký với Bộ Tài chính hoặc đã đăng ký nhưng chưa được Bộ Tài chính chấp thuận;
  1. Không thông báo, báo cáo cho Bộ Tài chính nội dung liên quan đến khóa học theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Không đảm bảo về nội dung, chương trình và thời gian học cho học viên theo quy định;
  1. Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ liên quan đến khóa học theo quy định.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo thực hiện một trong các hành vi sau:

  1. Mở khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng khi không đủ điều kiện;
  1. Mở khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng cho người nước ngoài khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận;
  1. Quản lý phôi và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng của cơ sở đào tạo không đúng quy định của Bộ Tài chính.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo thực hiện cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng cho học viên không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều này.”

5. Tầm quan trọng của chứng chỉ kế toán trưởng

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 54 của Luật Kế toán tại số 88/2015/QH13 tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành một kế toán trưởng, bắt buộc cần phải có chứng chỉ kế toán trưởng.

Đồng thời kế toán trưởng có vai trò rất quan trọng khi là người đứng đầu trong một bộ máy kế toán của doanh nghiệp. Chính vì thế, một kế toán trưởng giỏi cần có kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc vững vàng mới có thể đứng vững trên vị trí này, cũng như điều hành tốt bộ máy kế toán.

6. Chứng chỉ kế toán trưởng có bao nhiêu loại?

Theo Điều 10 thuộc TT số 199/2011/TT-BTC của BTC chương trình bồi dưỡng kế toán trưởng được chia làm 2 hình thức, bao gồm:

a. Kế toán Nhà nước

Đây là chương trình bồi dưỡng cho các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và tổ chức có hoặc không dùng đến ngân sách Nhà nước (Bao gồm cả đơn vị thu, chi ngân sách và đơn vị lực lượng vũ trang) thường được gọi là kế toán Nhà nước.

b. Kế toán doanh nghiệp

Là chương trình bồi dưỡng cho các DN thuộc bên kinh tế, hợp tác xã thường được gọi là kế toán doanh nghiệp.

7. Tổng kết

Trên đây là một số thông tin liên quan đến chứng chỉ kế toán trưởng mà Safebooks muốn chia sẻ đến Quý Anh/Chị. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp Quý Anh/Chị thu thập được nhiều thông tin bổ ích.

Chứng chỉ hành nghề kế toán có thời hạn bao lâu?

Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Kế toán.

Mất bao nhiêu năm để trở thành kế toán trưởng?

Điều này có thể mất trung bình khoảng 4-6 năm để đạt được. Để trở thành kế toán trưởng, không chỉ cần có số năm kinh nghiệm (có thể là 7-10 năm hoặc hơn), mà còn cần đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp (đại học, sau đại học) và chứng chỉ chuyên môn như chứng chỉ ACCA,....

Học chứng chỉ kế toán trong bao lâu?

Thời gian đào tạo ngành kế toán hệ đại học là từ 3.5 – 4 năm. Đối với hệ trung cấp thời gian đào tạo là: 2 năm (đối với học sinh đã tốt nghiệp THPT); và 2 năm 3 tháng (đối với học sinh chưa tốt nghiệp THPT).

Chứng chỉ CPA có thời hạn bao lâu?

Theo Thông tư mới số 296/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016, chứng chỉ đăng ký hành nghề kế toán CPA có thời hạn tối đa là 60 tháng (tương đương với 5 năm), nhưng không được quá ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có hiệu lực.