Hóa học môi trường đã có những nghiên cứu gì năm 2024

Ngành Khoa học môi trường đã hình thành và phát triển trên thế giới từ cách đây hơn bốn thập niên. Đây là ngành khoa học tạo ra nhiều lợi ích cho xã hội và con người từ chính việc giải quyết các vấn đề môi trường, không còn mang tính công ích thuần túy mà ngày càng thể hiện rõ tính nhân văn, sinh lợi trong các hoạt động của nó, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho việc phát triển kinh tế và xã hội bền vững.

Khoa học môi trường là gì?

Khoa học môi trường là ngành học nghiên cứu về môi trường xung quanh và những tác động môi trường mà con người nhận được do những hành vi ứng xử của mình, nhằm mục đích bảo vệ và cải thiện môi trường sống ngày càng tốt hơn.

Sinh viên theo học ngành Khoa học môi trường được trang bị kiến thức và kỹ năng phục vụ công tác quản lý tài nguyên – môi trường, kiểm soát ô nhiễm gắn với mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu của quốc gia và quốc tế.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị hiện đại phục vụ hiệu quả việc phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng và xây dựng các loại bản đồ chuyên ngành; kỹ năng điều tra, thu thập, xử lý thông tin, bố trí thí nghiệm để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực môi trường; kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ hành chính, pháp lý liên quan đến lĩnh vực khoa học môi trường.

Học ngành Khoa học môi trường ra trường làm gì?

Những người làm ngành môi trường luôn là những người tiên phong trong công tác bảo vệ môi trường, góp sức mình và giúp mọi người cùng tháo gỡ những thách thức môi trường hiện nay. Họ không chỉ làm việc trong phạm vi đất nước mà còn ở khu vực và trên toàn cầu.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học môi trường có thể làm việc tại các vị trí như:

– Cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường…

– Chuyên gia môi trường ở các cơ sở sản xuất, nhà máy xử lý chất thải, công ty cấp nước, nhà máy xử lý nước, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất…

– Cảnh sát môi trường, thanh tra môi trường; tư vấn viên, giám sát viên của các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến môi trường.

– Nhân viên môi trường lao động và sức khỏe trong các tổ chức trong lĩnh vực khoa học môi trường như: UNEP, WHO, CGIAR và các tổ chức môi trường trong nước cũng như các tổ chức phi chính phủ (NGOs) khác.

– Làm chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học môi trường, chuyên gia tư vấn.

Tại sao chọn ngành Khoa học môi trường tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là một trường đào tạo đa ngành, trường đại học trọng điểm quốc gia. Học viện có cơ sở vật chất khang trang với nhiều phòng học thông minh, phòng thí nghiệm tiên tiến, nguồn học liệu phong phú, khu liên hợp thể thao hiện đại, phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên. Ngoài ra, Học viện còn có các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ về môi trường như: Trung tâm Sinh thái môi trường, Trung tâm quan trắc môi trường, Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật đất và môi trường…

Hóa học môi trường đã có những nghiên cứu gì năm 2024

Hệ thống phòng thí nghiệm và thiết bị phân tích mới được đầu tư của Khoa Môi trường

Chương trình đào tạo ngành Khoa học môi trường được thiết kế, tích hợp tương thích với chương trình của các trường đại học trên thế giới với hơn 40% thời lượng đào tạo dành cho thực hành tại phòng thí nghiệm, nghiên cứu thực tế tại địa phương và doanh nghiệp. Trong quá trình học, sinh viên được tham gia các học phần, dự án nghiên cứu cùng chuyên gia, giảng viên trong và ngoài nước. Đây là cơ hội giúp sinh viên ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp phục vụ công việc sau này.

Hóa học môi trường đã có những nghiên cứu gì năm 2024

Sinh viên Khoa Môi trường tham gia chương trình thực tập Sakura Science tại Đại học Yamagata, Nhật Bản

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Khoa học môi trường còn có cơ hội “hòa mình” vào những hoạt động sôi nổi của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, các câu lạc bộ, đội tình nguyện nhằm tăng cường năng lực và các kỹ năng mềm cần thiết, mở rộng cơ hội việc làm và khẳng định bản thân trong xã hội với kỷ nguyên khoa học công nghệ 4.0.

Môi trường là nơi con người chúng ta tồn tại mỗi ngày, nơi chúng ta sinh sống hít thở, đi lại và làm việc. Xã hội phát triển càng nhanh mối đe dọa tới môi trường càng lớn, đặc biệt công nghiệp phát triển hay ý thức người tham gia bảo vệ môi trường càng ngày càng suy giảm thì vấn nạn ô nhiễm môi trường xảy ra. Không chỉ rác thải không đúng nơi mà còn gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất đai. Chính lúc này, điều cần thiết nhất là một giải pháp để bảo vệ môi trường và các nhà nghiên cứu đã lập nên ngành Khoa học môi trường để phục vụ cho nhu cầu tìm ra các biện pháp bảo vệ môi trường và sự sống. 1. Bạn hiểu thế nào về Khoa học môi trường: Khoa học (science) là toàn bộ mọi hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức qua những lời giải thích có có thể kiểm chứng được. Môi trường (environment) là một không gian bao gồm cả các yếu tố tự nhiên và các yếu tố, nhân tố tồn tại xung quanh con người nó ảnh hưởng và tác động tới các hoạt động con người từ không khí, nước cho đến các thể chế. Khoa học môi trường được hiểu ở đây đó là một lĩnh vực hàn lâm liên kết ngành vật lý học, sinh học cũng như khoa học thông tin bên cạnh đó bao gồm các trường phái như: sinh thái học, vật lý học, hóa học, thực vật học, các khoa học về đất đai, địa chất, khí quyển... để nhằm tác động và đưa ra các giải pháp tác động đến môi trường cũng như bảo vệ môi trường. 2. Ngành Khoa học môi trường hướng tới gì: Ngành Khoa học môi trường một ngành khoa học độc lập, được xây dựng trên cơ sở tích hợp các kiến thức của các ngành khoa học và có một đối tượng chung để nghiên cứu và xác định đó là môi trường xung quanh con người để từ đó đưa ra phương pháp, giải pháp, chính sách cụ thể để giải quyết các vấn đề môi trường như: giảm thiểu ô nhiễm, ngăn ngừa, thu hồi tái chế và xử lý các loại chất thải... giúp cho môi trường phát triển một cách bền vững nhất. Khi theo học ngành này, các bạn sẽ được trang bị rất nhiều kiến thức về môi trường với nền tảng và kiến thức chuyên sâu như: + Nghiên cứu Khoa học môi trường và công nghệ môi trường. + Hệ thống quản lý môi trường, quản lý môi trường khu vực. + Nghiên cứu việc kiểm soát tai biến, rủi ro môi trường. + Quản lý và sử dụng chất thải nông nghiệp, hóa chất nông nghiệp, quy hoạch đất đai. + Ứng dụng công cụ, mô hình hóa, phương pháp biến đổi tác động đến môi trường nhằm cải thiện môi trường. Bên cạnh đó còn nhiều mảng khác nữa mà các bạn nên quan tâm tới, ngoài kiến thức chuyên môn sâu rộng. Những ai theo học ngành này còn được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm để được tập làm quen với thí nghiệm đại cương hay thì nghiệm phân tích và xử lý. Những kiến thức sau khi được học và trau dồi tại phòng thí nghiệm này sẽ là nền tảng vững giúp cho các bạn khi được thực hành tại môi trường bên ngoài cũng như công việc tương lai sau này của chính các bạn cần tới nó. 3. Môn Khoa học môi trường là gì và giúp người học có những kiến thức gì: Môn Khoa học môi trường cũng giống như ngành Khoa học môi trường vậy. Chúng ta luôn thắc mắc môn Khoa học môi trường là gì và muốn tìm hiểu nó. Bộ môn này chuyên nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến môi trường và tác động của môi trường đối với môi trường xung quanh con người: bầu không khí, đất đai, nguồn nước, môi trường sinh thái... Bộ môn này là bộ môn độc lập chỉ rõ chi tiết nhất về các vấn đề cho sinh viên theo học tại các trường không chỉ dành riêng cho các sinh viên học ngành liên quan về Khoa học môi trường. Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về môi trường cũng như con người và các yếu tố mà con người tác động vào môi trường gây nên những biến đổi xấu hoặc tốt. Một phần khác nó giúp các sinh viên hiểu rõ được những việc chúng ta tác động đến môi trường là tốt hay xấu và những hành động đó gây nên những hậu quả gì, từ đó giúp tác động vào ý thức của sinh viên ngay từ lúc còn trên ghế của giảng đường thế nào là tốt và thế nào là xấu với mới trường. Giúp các em có ý thức hơn và một phần truyền tải thông tin tới những người xung quanh khi các em kết thúc học bộ môn. Đây chỉ là một phần nhỏ nhưng có thể giúp ích được cho cả một xã hội lớn. 4. Nguyên lý Khoa học môi trường hoạt động ra sao: Nguyên lý của Khoa học môi trường đó chính là một vòng tuần hoàn cũng chính là chìa khóa để bảo vệ môi trường. Nguyên lý Khoa học môi trường hoạt động theo vòng tuần hoàn như sau: + Đầu tiên là việc con người tác động đến môi trường. + Môi trường trở nên ô nhiễm về nhiều mặt, + Con người lại bắt đầu tìm ra các nguyên nhân do đâu (chính ở con người hay do các yếu tố khác). + Chúng ta phân tích đưa ra các nghiên cứu giải thuyết cho đến thực nghiệm. + Sau đó áp dụng và xử lý các vấn đề ngoài đời thực. Cứ như vậy khi kết thúc chúng lại quay về trạng thái ban đầu nhưng nguyên lý Khoa học môi trường là gì thì vẫn luôn có những tranh cãi nhất định rằng việc gây ô nhiễm đó là do chính tự nhiên hay do con người chúng ta tạo nên. 5. Lý do tại sao bạn nên chọn ngành Khoa học môi trường: - Công việc dễ kiếm tiền với mức lương ổn cho các bạn sinh viên mới ra trường, có thể xấp xỉ khoảng 5 triệu một tháng, sau đó với 2 đến 3 năm kinh nghiệm mức lương của bạn có thể tăng lên 7 đến 9 triệu. Sau những năm cố gắng với kinh nghiệm lâu dài các bạn có thể đạt tới mức trên 11 triệu một tháng và với các tổ chức liên kết nước ngoài mức lương sẽ tính theo USD. Một mức lương không quá thấp cho công việc không quá vất vả đúng không nào, nhưng vẫn ưu tiên các bạn có lòng yêu nghề và sức chịu áp lực lớn. - Việc tạo ra các mối giao lưu, mối quan hệ xã hội mới được mở rộng hơn do tính chất công việc các bạn được đi nhiều, đặc biệt với những bạn chọn về mảng thanh tra, giám sát viên hay làm việc tại các tổ chức khu vực... Các bạn sẽ được di chuyển đi lại rất nhiều để có thể giám sát và kiểm tra tình hình hiện trạng cũng như các công việc liên quan tới vị trí về môi trường. - Cơ hội nghề nghiệp luôn luôn rộng mở với nhiều công việc khác nhau: nhà Khoa học môi trường, kỹ sư môi trường, nhà sinh thái... với những công việc được giao chỉ định liên quan đến chuyên môn và không hề quá khắt khe. - Nhu cầu tuyển dụng đối với công việc là khá nhiều và đa dạng: các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan chức năng liên quan nghiên cứu về môi trường như viện khoa học, viện môi trường, các trường đại học liên quan có các môn về Khoa học môi trường... - Thời gian đào tạo nhanh với 4 năm tương đương bậc đại học, khi ra trường bạn đã có thể trở thành cử nhân hay kỹ sư môi trường. Thời gian đào tạo kiến thức ngắn kết hợp cùng với các thực nghiệm và thực hành nhiều, các bạn sẽ nắm chắc trong tay về kỹ năng phân tích, đánh giá, quy hoạch... - Khối thi vào ngành đa dạng: A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - Tiếng Anh), B00 (Toán - Hóa - Sinh), C02 (Toán - Văn - Hóa), D01 (Toán - Văn - Tiếng Anh), D90 (Toán - Khoa học tự nhiên - Tiếng anh). - Điểm chuẩn vào ngành tương đối ổn, dao động 13-18 điểm và các trường đào tạo rộng khắp cả bắc và nam. 6. Học Khoa học môi trường bạn sẽ làm được gì và làm ở đâu: Ngành Khoa học môi trường này có rất nhiều các vị trí làm việc như: Chuyên gia môi trường ở các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp hay khu chế xuất, các tổ chức về các vấn đề môi trường, bạn cũng có thể trở thành một tư vấn viên, giám sát viên về môi trường, cao hơn có thể là thanh tra, cảnh sát môi trường, giảng viên tại các trường, cá bộ tại các sở, phòng liên quan... Bên cạnh đó còn có các tổ chức liên kết và hợp tác với nước ngoài về môi trường với mức lương hậu hĩnh. Có quá nhiều công việc cũng như sự lựa chọn cho các bạn với công việc liên quan đến ngành Khoa học môi trường từ thấp cho đến cao, mức lương vừa cho đến rất lớn. Vấn đề còn lại là ở chính sự lựa chọn của các bạn, bạn thích mảng kiến thức nào, môi trường làm việc tại đâu và kiến thức các bạn trau dồi được trong quá trình học sẽ giúp bạn tiến tới mảng nào là tốt nhất. 7. Làm việc ngành Khoa học môi trường cần có những kỹ năng gì: Sự nóng lên của Trái đất và những thảm họa thiên nhiên càng tăng cùng đó làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường không chỉ trong nước và toàn cầu gây các hiện tượng như sa mạc hóa, hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ozone... Nếu bạn muốn làm việc trong các lĩnh vực về môi trường hay trong phòng thí nghiệm thì con đường du học với tấm bằng quốc tế khi về nước sẽ là một sự lựa chọn hợp lý. Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc mà các bạn đi du học và có tấm bằng mang về sẽ có lợi cho bạn rất nhiều, cơ hội việc làm tăng lên, mức lương trở nên cao hơn, kiến thức được đào tạo sâu rộng hơn giúp cho công việc trở lên rõ ràng hơn. Bên cạnh kiến thức và bằng cấp các bạn cũng nên trang bị cho chính mình những kỹ năng khác trong thời đại 4.0 này để có thể xử lý công việc nhanh hơn. 7.1. Kỹ năng giải quyết vấn đề Công nghệ phát triển nhanh khiến các công việc đơn giản thủ công trở thành một dây chuyền tự động hóa. Để được săn đón tại thị trường lao động thì bắt buộc các bạn phải có một khả năng nhanh nhẹn giải quyết các vấn đề phức tạp một cách nhanh chóng và chính xác. Việc mà các bạn tìm được lời giải thích thuyết phục với sự tư duy mới mẻ để bù đắp cho khoảng mà máy móc không thể giải quyết được là rất quan trọng để tránh công việc bị trì hoãn. 7.2. Kỹ năng giao tiếp Đây có thể được coi là kỹ năng quan trọng nhất trong toàn bộ các kỹ năng và các ngành nghề đều mong muốn có một ứng viên với khả năng giao tiếp nhanh nhẹn thuyết phục người khác. Kỹ năng này bao gồm cả kỹ năng nói và viết cũng như khả năng ngôn ngữ hình thể mà bạn nói ra hay thể hiện trước mặt người khác. Bạn không thể thành công nếu khả năng giao tiếp của bạn chưa giỏi. Với các ứng viên tiềm năng, kỹ năng giao tiếp là rất cần để nâng cao cơ hội thăng tiến và giúp các bạn truyền tải thông tin thông điệp sao cho mọi người có thể hiểu một cách rõ ràng nhất và sẵn sàng nghe theo những gì bạn nói. 7.3. Kỹ năng tư duy sáng tạo Kỹ năng này không phải tự nhiên mà có, chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian để rèn luyện, học hỏi và phát triển kỹ năng cho chính mình. Có sự sáng tạo bạn có thể bứt phá mọi rào cản phá bỏ mọi tư duy có săn theo một khuôn nào đó, đây chính là cái cần cho công việc tăng được hiệu quả cũng như những ý tưởng mới sẽ ra đời. 7.4. Kỹ năng phản biện và làm việc nhóm Làm việc nhóm sẽ tăng hiệu quả công việc nhanh hơn, giúp chúng ta không bị quá tải và cồng kềnh vì ôm quá nhiều việc cùng một lúc, có sự trao đổi đóng góp lẫn nhau sẽ tốt hơn. Về phản biện đây không phải kỹ năng quá mới nhưng lại rất cần thiết cho hiện tại, khi chúng ta có thể phản biện lẫn nhau, đưa ra ý kiến để thay đổi một quy trình nào đó sẽ giúp chúng ta thoát được sự máy móc rập khuôn cho chính bản thân mình. Với thói quen phản biện này sẽ giúp hình thành tư duy mới, giúp bạn có khả năng quan sát, phân tích và nhìn thấu mọi việc nhanh hơn trong cuộc sống.

Linh Anh Nguyễn Timviec365