Điều kiện thành lập văn phòng công chứng năm 2024

Hiện nay tôi thấy rất nhiều văn phòng công chứng được thành lập vì nhu cầu công chứng, chứng thực giấy tờ hiện nay cũng rất nhiều. Tôi muốn thành lập văn phòng công chứng để kinh doanh. Tuy nhiên tôi không phải là công chứng viên vậy tôi có được thành lập văn phòng công chứng không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!

Trả lời:

Theo quy định tại :

1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

Như bạn trình bày thì bạn không phải là công chứng viên nhưng muốn thành lập văn phòng công chứng. Theo quy định của pháp luật thì văn phòng công chứng chỉ được hoạt động động theo mô hình công ty hợp danh và phải có từ 02 công chứng viên hợp danh trở lên. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Do đó, bạn không phải là công chứng viên nên không thể mở văn phòng công chứng.

Văn phòng công chứng phải hoạt động bao nhiêu lâu mới được chuyển nhượng cho người khác?

Cho tôi hỏi về việc chuyển nhượng văn phòng công chứng: Hiện tại văn phòng công chứng của bạn tôi mới hoạt động được 3 năm, mà do tình hình kinh doanh không tốt nên bạn tôi muốn chuyển nhượng cho người khác. Tôi muốn biết thời gian hoạt động phải bao nhiêu lâu mới được chuyển nhượng? Hồ sơ thực hiện chuyển nhượng như nào?

Trả lời:

Chuyển nhượng văn phòng công chứng

- Căn cứ vào Khoản 1 quy định về việc chuyển nhượng văn phòng công chứng như sau:

Văn phòng công chứng được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm.

Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.

Theo quy định, văn phòng công chứng muốn được chuyển nhượng thì cần phải hoạt động ít nhất là 2 năm. Như vậy thì văn phòng của bạn anh đã đủ điều kiện để được chuyển nhượng.

Hồ sơ để chuyển nhượng văn phòng công chứng

- Hồ sơ để chuyển nhượng quy định tại như sau:

+ Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng công chứng, trong đó có nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ trụ sở, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng; tên, số Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các công chứng viên nhận chuyển nhượng; giá chuyển nhượng, việc thanh toán tiền và bàn giao Văn phòng công chứng được chuyển nhượng; quyền, nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác có liên quan.

Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải có chữ ký của công chứng viên hợp danh đại diện cho các công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng, các công chứng viên nhận chuyển nhượng và phải được công chứng;

+ Văn bản cam kết của các công chứng viên nhận chuyển nhượng về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, tiếp nhận toàn bộ yêu cầu công chứng đang thực hiện và hồ sơ đang được lưu trữ tại Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;

+ Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;

+ Bản sao Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các công chứng viên nhận chuyển nhượng; giấy tờ chứng minh đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với công chứng viên nhận chuyển nhượng dự kiến là Trưởng Văn phòng công chứng;

+ Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;

+ Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.

Văn phòng công chứng có 01 công chứng hoạt động có chấm dứt hoạt động không?

Tôi đang thực tập tại 01 văn phòng công chứng, mới đây do mâu thuẫn giữa 1 công chứng viên và trưởng văn phòng, nên công chứng viên nghỉ việc. Giờ văn phòng chỉ có 1 công chứng viên là trưởng văn phòng. Có phải văn phòng sẽ chấm dứt hoạt động đúng không?

Trả lời:

Theo Khoản 1 quy định các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động của văn phòng công chứng, cụ thể như sau:

- Văn phòng công chứng không thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

- Hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động mà Văn phòng công chứng chưa bắt đầu hoạt động;

- Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường hợp toàn bộ các công chứng viên hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;

- Văn phòng công chứng chỉ còn một công chứng viên hợp danh và không bổ sung được thành viên hợp danh mới trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày thiếu công chứng viên hợp danh;

- Toàn bộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng bị miễn nhiệm chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;

- Văn phòng công chứng không bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, nếu văn phòng công chứng chỉ còn 01 công chứng viên hợp danh hoạt động mà không bổ sung công chứng viên hợp danh trong vòng 06 tháng sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động.

Còn nếu trong vòng 06 tháng bổ sung được công chứng viên hợp danh thì sẽ không bị thu hồi giấy phép hoạt động.

Văn phòng công chứng do ai thành lập?

Hình thức thành lập - Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. - Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. - Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động loại hình công ty hợp danh.

Mở văn phòng công chứng cần bao nhiêu tiền?

Quy Định Về Vốn Điều Lệ Mở Văn Phòng Công Chứng Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng là số tiền mà người thành lập văn phòng công chứng phải có để bảo đảm hoạt động của văn phòng công chứng. Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng tối thiểu là 500 triệu đồng. Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng tối đa là 2 tỷ đồng.

Luật Công chứng năm 2014 có hiệu lực khi nào?

Luật này thay thế Luật Công chứng số 82/2006/QH11 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015.

Văn phòng công chứng cần bằng cấp gì?

Có bằng cử nhân luật và sau đó đã có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng (12 tháng) hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng (3 tháng) tại cơ sở đào tạo nghề công chứng. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.