Hành tinh nào giống trái đất trong hệ mặt trời năm 2024

Tìm ra "Trái Đất thứ hai" là ước mơ từ lâu của các nhà thiên văn học và những phát hiện gần đây có thể biến ước mơ của họ trở thành hiện thực trong tương lai không xa.

Hành tinh nào giống trái đất trong hệ mặt trời năm 2024

Ảnh minh họa Trái Đất và một số hành tinh giống Trái Đất nhất theo thứ tự từ trái qua phải: Kepler-22b, Kepler-69c, Kepler-452b, Kepler-62f và Kepler-186f. Ảnh: NASA/Ames/JPL-Caltech.

Theo Scientific American, các nhà khoa học đã tìm thấy gần 2.000 hành tinh có thể tồn tại sự sống trong vũ trụ kể từ khi phát hiện hành tinh đầu tiên quay quanh ngôi sao mẹ giống Mặt Trời năm 1995. Quá nửa trong số đó đến từ các quan sát của tàu vũ trụ Kepler được NASA phóng vào năm 2009 để tìm kiếm những hành tinh tương tự Trái Đất trong dải Ngân hà.

Trái Đất quay quanh một ngôi sao có tuổi thọ trung bình khoảng 4,5 tỷ năm và phát ra năng lượng ổn định trong vài tỷ năm nữa. 70% diện tích bề mặt Trái Đất được nước bao phủ.

Những quan sát của Kepler chỉ ra có rất nhiều hành tinh đá nhỏ trong dải Ngân hà và một vài trong số đó có thể phát triển sự sống. Để đáp ứng các điều kiện thuận lợi cho sự sống, một hành tinh phải tương đối nhỏ, cấu tạo từ đất đá và quay trong khu vực có thể sinh sống, cho phép nước tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt. Khi công nghệ kính viễn vọng phát triển hơn, các nhân tố khác như thành phần khí quyển và mức độ hoạt động của ngôi sao mẹ cũng sẽ được tính đến.

Dưới đây là 6 hành tinh gần gũi với Trái Đất nhất theo phân loại của NASA:

Gliese 667Cc

Hành tinh nào giống trái đất trong hệ mặt trời năm 2024

Hành tinh Gliese 667Cc chỉ cách Trái Đất 22 năm ánh sáng. Ảnh đồ họa: PHL @ UPR Arecibo/ESO/S. Brunier.

Gliese 667Cc được phát hiện thông qua kính viễn vọng cao 3,6 mét trong Đài quan sát phía nam châu Âu ở Chile. Hành tinh này cách Trái Đất 22 năm ánh sáng, lớn hơn Trái Đất ít nhất 4,5 lần và các nhà nghiên cứu chưa chắc chắn nó có phải hành tinh đá hay không. Gliese 667Cc chỉ mất 28 ngày để hoàn thành quỹ đạo quay quanh sao mẹ. Do ngôi sao đó là một hành tinh lùn màu đỏ có nhiệt độ thấp hơn Mặt Trời nên Gliese 667Cc nhiều khả năng nằm trong khu vực có thể sinh sống. Tuy nhiên, quỹ đạo quay của Gliese 667Cc nằm gần tới mức nó có thể bị bốc cháy bởi lửa từ sao lùn đỏ.

Kepler-22b

Hành tinh nào giống trái đất trong hệ mặt trời năm 2024

Hành tinh Kepler-22b được mệnh danh là "siêu Trái Đất". Ảnh đồ họa: The Independent.

Kepler-22b cách Trái Đất 600 năm ánh sáng. Đây là hành tinh đầu tiên nằm trong khu vực có thể sinh sống tính từ ngôi sao mẹ mà Kepler tìm thấy. Nhưng nó lớn hơn khoảng 2,4 lần so với Trái Đất và chưa thể xác định "siêu Trái Đất" này có dạng đá, lỏng hay khí. Quỹ đạo quay của nó kéo dài 290 ngày.

Kepler-69c

Hành tinh nào giống trái đất trong hệ mặt trời năm 2024

Hành tinh Kepler-69c lớn hơn Trái Đất 70%. Ảnh đồ họa: Wikipedia.

Kepler-69c cách Trái Đất 2.700 năm ánh sáng, lớn hơn Trái Đất 70% và thành phần cấu tạo chưa được làm rõ. Hành tinh này hoàn thành quỹ đạo quay sau 242 ngày. Vị trí của Kepler-69c trong hệ Mặt Trời của nó tương tự như sao Kim trong hệ Mặt Trời của chúng ta. Tuy nhiên, ngôi sao mẹ của Kepler-69c sáng hơn 80% so với Mặt Trời.

Kepler-62f

Hành tinh nào giống trái đất trong hệ mặt trời năm 2024

Hành tinh Kepler-62f có quỹ đạo quay 267 ngày. Ảnh đồ họa: NASA.

Hành tinh này lớn hơn Trái Đất 40% và quay quanh một ngôi sao có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với Mặt Trời. Quỹ đạo quay kéo dài 267 ngày chỉ ra Kepler-62f nằm trong khu vực có thể sinh sống. Kepler-62 ở cách Trái Đất 1.200 năm ánh sáng.

Kepler-186f

Hành tinh nào giống trái đất trong hệ mặt trời năm 2024

Hành tinh Kepler-186f cách Trái Đất 500 năm ánh sáng. Ảnh đồ họa: Youtube.

Đây là hành tinh có kích thước lớn hơn 10% so với Trái Đất, cách Trái Đất 500 năm ánh sáng và thuộc khu vực có thể sinh sống tính từ ngôi sao mẹ. Do nằm ở mép ngoài của khu vực này nên Kepler-186f chỉ nhận 1/3 năng lượng từ sao mẹ so với Trái Đất thu được từ Mặt Trời. Sao mẹ của Kepler-186f là một hành tinh lùn màu đỏ.

Kepler-452b - chị em họ của Trái Đất

Hành tinh nào giống trái đất trong hệ mặt trời năm 2024

Kepler-452b là hành tinh giống Trái Đất nhất từ trước đến nay. Ảnh đồ họa: Cnet.

Được tàu vũ trụ Kepler phát hiện vào tháng trước, đây là hành tinh giống Trái Đất nhất từ trước đến nay và thuộc khu vực có thể sinh sống. Ngôi sao mẹ của nó cũng rất giống Mặt Trời. Với kích thước lớn gấp Trái Đất 1,6 lần, Kepler-452b nhiều khả năng là hành tinh đá. Kepler-452b nằm cách Trái Đất 1.400 năm ánh sáng.

Theo nghiên cứu vừa công bố trên Planetary Science Journal, cả 7 hành tinh đều có mật độ tương tự nhau và đều là hành tinh đá với các vật liệu cơ bản như sát, oxy, ma-giê và silic tương đồng với Trái Đất. Tỉ lệ thành phần các vật liệu có thể khác biệt so với Trái Đất một chút bởi 7 hành tinh này có mật độ kém Trái Đất khoảng 8%. Các tác giả cho rằng chính tỉ lệ sắt tạo nên sự khác biệt này: chúng chỉ chiếm 21% thành phần bên trong hành tinh, trong khi ở Trái Đất là 32%.

Hành tinh nào giống trái đất trong hệ mặt trời năm 2024

3 phiên bản của các hành tinh trong hệ thống TRAPPIST-1, với các thành phần cấu tạo tương tự Trái Đất, trong đó phiên bản 2 có cả cấu tạo tương đồng có thể phổ biến nhất - Ảnh: NASA/JPL Caltech

Vì thế, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi NASA đã đưa ra 3 phiên bản mà các hành tinh này có thể sở hữu: có đại dương lớn bao phủ khắp hành tinh, lớp phủ mỏng và lõi lớn; đại dương rải rác như Trái Đất, lớp phủ dày, lõi nhỏ hơn Trái Đất một chút; đại dương rải rác, lớp phủ dày và nhiều vật liệu nặng, không có lõi. Trong đó, các nhà khoa học nghiêng về giả thuyết một số trong 7 hành tinh sẽ là phiên bản số 1, trong khi một số khác là phiên bản 2 - giống Trái Đất nhất.

Nhưng quan trọng hơn, chúng đều có nước và là hành tinh đá như hành tinh chúng ta. 2 yếu tố đó đem lại cơ hội lớn cho sự sống phát sinh. 3 hành tinh ở gần sao mẹ nhất có thể quá nóng, nhưng nếu chúng có bầu khí quyển dày đặc như Sao Kim thì nước vẫn có thể tồn tại ở trạng thái lỏng.

Cả 7 hành tinh đều quay rất gần sao mẹ, gần hơn khoảng cách Mặt Trời và Sao Thủy. Tuy nhiên "mẹ" chúng là một sao lùn đỏ mát hơn Mặt Trời nhiều lần nên một số hành tinh vẫn có nhiệt độ phù hợp với sự sống. Các nhà khoa học đã dùng các quan sát lặp đi lặp lại của ánh sáng sao kết hợp với các phép đo thời gian của quỹ đạo các hành tinh, cho phép các nhà thiên văn ước tính khối lượng và đường kính các hành tinh.

Nói trên Phys.org, nhà vật lý thiên văn Caroline Dorn, thành viên nhóm nghiên cứu, cho rằng hệ sao này đem đến cơ hội tuyệt vời về một "hệ mặt trời" có sự đa dạng và đồng nhất độc nhất vô nhị của các hành tinh đá giống Trái Đất.