Gieo cải cúc rồi bị chết là bệnh gì

Tình hình dịch virus đốm héo (TSWV) đang hoành hành trên diện rộng tại thành phố Ðà Lạt đã gây ra thiệt hại lớn về kinh tế của người nông dân. Các ngành chức năng đang dùng nhiều biện pháp phòng ngừa để đưa hoa cúc trở lại vị thế vốn có của nó.

Gieo cải cúc rồi bị chết là bệnh gì
Vườn cúc bị bệnh đốm héo thiệt hại 80-90%. Ảnh: H.Y

Sâu bệnh trên diện rộng

Nhắc tới Đà Lạt là nói đến vùng trồng hoa lớn nhất cả nước, trong đó hoa cúc được trồng nhiều nhất. Thế nhưng những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên hoa cúc phát triển mạnh khiến năng suất lẫn chất lượng sụt giảm.

Chị Trần Thị Thanh Hải (nông dân Phường 12) cho biết, gia đình chị có 4 sào nhà kính trồng hoa cúc, bệnh đốm héo xuất hiện từ năm 2017 nhưng lúc ấy bệnh không gây hại nhiều nên chị khá chủ quan. Bước sang năm 2018, bệnh hoành hành trên diện rộng gây thiệt hại 80% diện tích của gia đình. Triệu chứng của bệnh là gây hại theo đám, các lá ngọn có triệu chứng nhỏ lại, méo mó, lốm đốm vàng. Phần thân cây bị bệnh có các vết màu nâu đen, mới xuất hiện chỉ là các sọc màu đen, khi bị nặng thâm đen cả đoạn thân cây (phổ biến xuất hiện ở giữa thân), khô và thối biểu bì, tại vị trí bị thâm đen lá cây chuyển vàng, hơi méo và chết khô, thân giòn dễ gẫy. Khi cắt thân cây bị bệnh, phần bó mạch và lõi thân có màu nâu đen, đen một bên thân. Bộ rễ cây phát triển bình thường.

Ông Nguyễn Văn Bốn buồn bã chia sẻ, gia đình có 2 sào đất trồng hoa cúc, đầu tư hết 100 triệu tiền giống, phân tro, thuốc BVTV, đến giai đoạn ra nụ rồi mà dịch bệnh 80-90%, mình cứ để đó thu hoạch được cái gì thì thu hoạch chớ cũng đã đầu tư xong hết rồi.

Ông Nguyễn Văn Ron, Chủ tịch UBND Phường 12 cho biết, tình hình dịch bệnh đốm héo tại Phường 12 diễn biến hết sức phức tạp. Bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng của cây từ lúc trồng đến khi thu hoạch. Bệnh hại nặng trên giống cúc đóa, và hại rải rác trên các giống Saphir, kim cương trắng, xanh thái, vàng thái, AT. Nếu nhiễm muộn ở giai đoạn cây đã đóng nụ hoặc có hoa vẫn cho thu hoạch nhưng năng suất giảm do hoa bị méo, cong queo, không nở. Trường hợp nhiễm sớm ở giai đoạn 30 ngày sau trồng, lá chuyển vàng, cong queo, cây phát triển kém. Bệnh đốm héo gây hại trên hoa cúc làm thiệt hại lớn đến năng suất, sản lượng. Do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp dẫn đến bệnh virus dễ xâm nhiễm và lây lan nhanh trên đồng ruộng. Hiện nay, làng hoa Thái Phiên (Phường 12) là địa phương trồng diện tích hoa cúc lớn nhất Đà Lạt, diện tích nhiễm bệnh từ 1-30 ngày sau khi trồng là 120 ha; diện tích nhiễm bệnh từ 30-60 ngày sau khi trồng là 100 ha và diện tích cây trồng từ 60-90 ngày sau trồng bị nhiễm bệnh là 120 ha.

Phải kiểm soát nguồn giống

Bệnh đốm héo do virus đã xuất hiện rải rác ở hầu khắp các vườn ươm giống cúc tại Đà Lạt, gây hại sớm. Một số diện tích bị nhiễm nặng nông dân nhổ bỏ nhưng không thu gom và tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng mà chất đống trên bờ ruộng, mương nước dẫn đến các môi giới truyền bệnh như bọ trĩ, rầy rệp có điều kiện phát triển và lan truyền mầm bệnh sang các khu vực lân cận.

Ông Đặng Bảo Vinh, cán bộ khuyến nông Phường 12 cho biết, nguyên nhân dịch bệnh xảy ra theo phỏng đoán có thể là từ cây giống, việc lây lan thông qua bọ trĩ. Việc nhà kính không đảm bảo cũng là nguyên nhân dẫn đến bọ trĩ hoành hành gây hại trên hoa cúc. Biện pháp trước mắt của người dân là chuyển đổi cây trồng, tuy nhiên vấn đề đầu ra vẫn còn khá nan giải, có một số hộ nông dân cũng chuyển đổi nhưng vẫn trồng các loại hoa cúc mới có kháng bệnh tốt hơn.

Hầu hết các vườn giống trên địa bàn đã bị nhiễm bệnh và Trung tâm Nông nghiệp thành phố Đà Lạt đang tìm nguồn giống sạch, xin kinh phí để làm mô hình điểm nhà kính công nghệ hiện đại để chống côn trùng để quản lý tốt tại vườn.

Phát tờ rơi, kêu gọi bà con vệ sinh đồng ruộng. Đồng thời, xây dựng và chứng nhận được 20 vườn ươm giống cúc tại Đà Lạt kiểm soát tốt bệnh virus, cây giống xuất vườn được phân tích, kiểm tra không có mẫu nhiễm virus. Bên cạnh đó, hoàn thiện quy trình quản lý tổng hợp bệnh virus hại hoa cúc tại vườn ươm. Tổ chức tập huấn nhân rộng cho các vườn ươm sản xuất giống hoa cúc trên địa bàn thành phố Đà Lạt kiểm soát ít nhất 30% số cơ sở ươm giống.

Qua đó, các vườn ươm giống cúc phải cách ly hoàn toàn với vườn trồng, sản xuất trong nhà kính, nhà lưới. Vườn ươm giống cúc phải đảm bảo kín, ngăn cản được bọ trĩ từ ngoài vào, xung quanh quây lưới ngăn côn trùng. Cây giống để gieo ươm cây mẹ sử dụng cây nuôi cấy mô sạch bệnh virus, không gieo ươm cây mẹ liên tục, đặc biệt những vườn ươm đã phát hiện virus phải có thời gian cách ly giữa 2 lứa giống từ 1-2 tháng để cày, phơi đất xử lý bọ trĩ và các loại nấm, vi khuẩn trong đất.

Để tránh bọ trĩ, khu vực gieo ươm cây mẹ cần đặt bẫy xanh, bẫy vàng, cách ngọn cúc 10 cm để theo dõi, phát hiện bọ trĩ trưởng thành, ngoài ra phòng trừ bọ trĩ bằng thuốc bảo vệ thực vật an toàn. Quản lý virus đối với gieo ươm cây con, sử dụng ngọn giống cúc từ các lô cây mẹ không có triệu chứng nhiễm virus, giá thể ươm cây giống cúc sử dụng xơ dừa hoặc đất sạch.

Ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV cho biết, khi tình hình dịch bệnh xảy ra, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã lấy mẫu gửi phân tích tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và xác định tác nhân gây hại trên cây hoa cúc là loài virus TSWV. Loại virus này đã được công bố xuất hiện trên cây hoa cúc tại châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bản thân virus không có khả năng lây lan mà nó truyền qua côn trùng môi giới là bọ trĩ, qua nhân giống vô tính nhưng không lây lan qua hạt giống. Nguyên nhân là do giống, đất, nhà kính không đảm bảo cũng là nguyên nhân dẫn đến bọ trĩ hoành hành gây hại trên hoa cúc.