Giáo án so sánh hai số thập phân

THIẾT KẾ BÀI DẠY

Môn Toán

So sánh hai số thập phân

Ngày soạn: 24 – 9 – 2017

Ngày dạy: 3 – 10 – 2017

Lớp dạy: Lớp 5

Người soạn: Đinh Thị Bích Ngọc

Mục tiêu

Kiến thức:

Nắm được cách so sánh hai số thập phân với nhau

Kĩ năng

Áp dụng so sánh hai số thập phân để sắp xếp các số thập phân từ lớn đến bé và ngược lại

3. Thái độ

Rèn sự tự tư duy, phản ứng nhanh, tinh thần tự giác

Giáo dục học sinh thêm yêu thích môn học

B. Chuẩn bị

Giáo viên:

Sách giáo khoa

Bảng phụ

Đồ dùng cho phần trò chơi luyện tập

Học sinh

Sách giáo khoa

Vở bài tập, vở nháp

C. Các hoạt động dạy và học

Nội dungHoạt động dạy - GVHoạt động học - HSI. Ổn định lớp (1p)

Mục đích: tạo tâm thế thoải mái, sẵn sàng vào bài mới.

II. Kiểm tra bài cũ

(3 - 4p)

Mục tiêu: củng cố lại kiến thức bài cũ để dễ dàng hơn trong việc tiếp thu bài mới

III. Dạy bài mới

(20-30p)

Giới thiệu bài

Mục tiêu: giúp học sinh nắm được tên bài và nội dung bài học.

Dạy bài mới

2.1 Cách so sánh số thập phân có phần nguyên khác nhau

Mục tiêu: Biết cách so sánh số thập phân có phần nguyên khác nhau.

2.2 So sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau

Mục tiêu: HS biết cách so sánh số thập phân có phần nguyên bằng nhau.

Ghi nhớ

2.4 Luyện tập

Bài tập 1:

Bài tập 2:

Bài tập 3:

IV. Củng cố, dặn dò (4-5p)

1.Củng cố

2. Dặn dò

GV cho HS hát một bài

GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. Dưới lớp làm ra vở nháp

Bài tập: Viết số thập phân thành phân số thập phân : 0.1; 0.001; 3.01; 12.5

GV nhận xét

GV giới thiệu tên bài và viết bằng phấn màu lên bảng lớp.

GV đưa ra bài toán:

Sợi dây thứ nhất dài 8.1m, sợi dây thứ 2 dài 7.9m. Hãy so sánh chiều dài của 2 sợi dây.

GV cho học sinh thảo luận nhóm 2 người

GV nhận xét

GV đưa ra kết luận

Ta đổi từ m sang dm:

8.1m = 81dm

7.9m = 79dm

Ta có: 81dm > 79dm (81 > 79), tức là 8.1m > 7.9m

GV hỏi:

+ Cô có 8.1m > 7.9m, hãy so sánh 8.1 và 7.9

+ Hãy xác định phần nguyên của 8.1 và 7.9. So sánh phần nguyên của 2 số?

GV nhận xét và kết luận:

Trong 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.

GV đưa ra 2 cặp số cho HS so sánh

+ 9.3 và 7.8

+ 2.1 và 4.2

GV nhận xét và kết luận

+ 9.3 > 7.8

+ 2.1 < 4.2

GV đưa ra bài toán: Dựa vào kết luận ở ví dụ trên, các con cho cô biết, ta có thể so sánh được 35.7m và 35.698m không?

GV nhận xét và hỏi : Vậy để so sánh 35.7m và 35.698m ta làm thế nào?

GV nhận xét sau đó yêu cầu HS so sánh phần thập phân

GV nhận xét và hướng dẫn HS so sánh:

Phần thập phân của 35.7m là: 710m = 7dm = 700mm

Phần thập phân của 35.698m là: 6981000m = 698mm

Mà 700mm > 698mm nên 710m > 6981000m .

Do đó: 35.7m > 35.698m

Vì vậy: 35.7 > 35.698 (hàng phần mười có 7 > 6)

GV hỏi: Vậy bạn nào cho cô biết để so sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau, ta làm thế nào?

GV hỏi: Nếu số thập phân có phần nguyên và hàng phần mười bằng nhau thì ta làm thế nào?

GV nhận xét và nêu tiếp trường hợp phần nguyên, hàng phần mười, hàng phần trăm bằng nhau.

GV nhận xét và kết luận

GV yêu cầu HS đọc phần c (sgk – 42)

GV gọi HS đọc đề bài

GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở viết ( Cá nhân)

GV gọi 3 HS trình bày bài làm

GV nhận xét và kết luận

48.97 < 51.02

96.4 > 96.38

0.7 > 0.65

Gọi một HS đọc đề bài

GV hướng dẫn HS làm bài tập cá nhân vào vở và trình bày bài làm trước lớp

GV nhận xét là kết luận :

6.375; 6.735; 7.19; 8.72; 9.01

GV gọi HS đọc đề bài

GV tổ chức cho HS làm bài tập dưới hình thức trò chơi “ Tiếp sức”

+ Luật chơi: Có 2 đội chơi, mỗi đội 5 người. Trong thời gian là 1 phút, lần lượt từng người trong đội sẽ lên tìm số và sắp xếp theo thứ tự GV yêu cầu. Hết 1 phút, đội nào nhanh hơn và đúng hơn sẽ chiến thắng

+ Các số: 0.32; 0.197; 0.4; 0.321; 0.187

+ Đội 1: Từ bé đến lớn

Đội 2: Từ lớn đến bé

Kết thúc trò chơi, GV nhận xét và khen thưởng.

GV yêu cầu HS đọc lại lần lượt 2 dãy số trên bảng

Yêu cầu 1 – 2 HS nhắc lại quy tắc so sánh số thập phân

Làm bài tập vào bảng phụ (GV đã chuẩn bị sẵn)

Bài tập: Điền dấu >, <,>

3.68 … 9.87

0.35 … 0.78

2.29 … 2.298

24.98 …. 25.01

GV kiểm tra và chữa bài

Chuẩn bị bài cho tiết học sau

Giao bài tập về nhà

GV nhận xét về tiết học và kết thúc tiết học.Hát đồng thanh

HS làm bài

HS nhận xét bài

HS nhắc lại tên đề bài theo dãy.

HS lắng nghe bài toán

HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra câu trả lời

+ So sánh luôn 8.1 > 7.9

+ Đổi ra dm rồi so sánh

HS lắng nghe

HS trả lời:

+ 8.1 > 7.9

+ 8.1 có phần nguyên là 8

7.9 có phần nguyên là 7.

8 > 7

HS lắng nghe và ghi nhớ

3 – 4 HS nhắc lại kết luận.

HS làm bài tập vào vở nháp

HS nhận xét

HS trả lời: Không thể so sánh được vì phần nguyên của 2 số bằng nhau

HS suy nghĩ và trả lời:

+ Đổi ra đơn vị khác

+ So sánh phần thập phân

HS thảo luận nhóm 4 người và trình bày

HS theo dõi

HS trả lời: So sánh phần thập phân của 2 số. Số nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn

HS suy nghĩ trả lời: Ta so sánh tiếp đến hàng phần trăm. Số nào có hàng phần trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.

HS trả lời: Ta so sánh hàng phần nghìn…

HS lắng nghe

2 – 3 HS đọc

HS đọc yêu cầu bài 1

HS làm bài vào vở

3 HS trình bày bài, HS còn lại đối chiếu và nhận xét

HS lắng nghe

HS đọc yêu cầu đề bài

HS làm bài cá nhân vào vở và trình bày trước lớp

HS nhận xét bài bạn

HS theo dõi

HS đọc đề bài

HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

HS đọc theo yêu cầu của GV

1 – 2 HS nhắc lại quy tắc

HS làm bài tập theo nhóm 4 người và trình bày

HS lắng nghe

HS lắng nghe

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. TOÁN SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. 2. Kĩ năng: Rèn học sinh so sánh 2 số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại) 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. II. Chuẩn bị: - Thầy: Phấn màu - Bảng phụ, hệ thống câu hỏi, tình huống sư phạm. - Trò: Vở nháp, SGK, bảng con III. Các hoạt động:
  2. TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1’ 1. Khởi động: - Hát 4’ 2. Bài cũ: Số thập phân bằng nhau - Học sinh tự ghi VD hoặc GV ghi sẵn lên bảng các số thập phân yêu cầu học sinh tìm số thập phân bằng nhau. - Tại sao em biết các số - 2 học sinh thập phân đó bằng nhau?  Giáo viên nhận xét, tuyên dương 1’ 3. Giới thiệu bài mới: “So sánh số thập phân” 33’ 4. Phát triển các hoạt động:
  3. 9’ * Hoạt động 1: So sánh 2 - Hoạt động cá nhân số thập phân Mục tiêu: Giúp HS nhận biết số thập phân nào lớn, số thập phân nào bé Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, quan sát, động não - Giáo viên nêu VD: so sánh 8,1m và 7,9m - Giáo viên đặt vấn đề: Để - Học sinh suy nghĩ trả lời so sánh 8,1m và 7,9m ta làm thế nào? - Học sinh không trả lời được giáo viên gợi ý. Đổi 8,1m ra cm? 7,9m ra cm?
  4. - Các em suy nghĩ tìm - Học sinh trình bày ra cách so sánh? nháp nêu kết quả  Giáo viên chốt ý: 8,1m = 81 dm - Giáo viên ghi bảng 7,9m = 79 dm Vì 81 dm > 79 dm Nên 8,1m > 7,9m Vậy nếu thầy không ghi 8,1 > 7,9 đơn vị vào thầy chỉ ghi 8,1 và 7,9 thì các em sẽ so sánh như thế nào? - Tại sao em biết? - Học sinh tự nêu ý kiến - Giáo viên nói 8,1 là số - Có em đưa về phân số thập phân; 7,9 là số thập thập phân rồi so sánh. phân. Quá trình tìm hiểu 8,1 > - Có em nêu 2 số thập 7,9 là quá trình tìm cách phân trên số thập phân nào
  5. so sánh 2 số thập phân. có phần nguyên lớn hơn Vậy so sánh 2 số thập thì lớn hơn. phân là nội dung tiết học hôm nay. 10’ * Hoạt động 2: So sánh 2 - Hoạt động nhóm đôi số thập phân có phần nguyên bằng nhau. Mục tiêu: Giúp HS so sánh phần thập phân nhanh, chính xác Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não - Giáo viên đưa ra ví dụ: - Học sinh thảo luận So sánh 35,7m và - Học sinh trình bày ý kiến 35,698m. - Giáo viên gợi ý để học Ta có: sinh so sánh: 7 m = 7dm = 700mm 10
  6. 1/ Viết 35,7m = 35m và 698 m = 698mm 1000 7 m 10 35,698m = 35m và 698 m 1000 - Do phần nguyên bằng - Vì 700mm > 698mm nhau, các em so sánh nên 7 m > 698 m 10 1000 phần thập phân. Kết luận: 35,7m > 7 698 m với m rồi kết 10 1000 35,698m luận.  Giáo viên chốt: * Nếu 2 số thập phân có - Học sinh nhắc lại phần nguyên bằng nhau, ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn... đến cùng một hàng nào đó mà số thập phân nào có hàng
  7. tương ứng lớn hơn thì lớn hơn. VD: 78,469 và 78,5 - Học sinh nêu và trình 120,8 và 120,76 bày miệng 630,72 và 630,7 78,469 < 78,5 (Vì phần nguyên bằng nhau, ở hàng phần mười có 4 < 5). - Tương tự các trường hợp còn lại học sinh nêu. 10 * Hoạt động 3: Luyện tập - Hoạt động lớp, cá nhân Mục tiêu: Rèn HS làm nhanh tính đúng Phương pháp: T. hành, động não  Bài 1: Học sinh làm vở - Học sinh đọc đề bài - Học sinh sửa miệng - Học sinh làm bài - Học sinh đưa bảng đúng, - Học sinh sửa bài
  8. sai hoặc học sinh nhận xét.  Bài 2: Học sinh làm vở - Học sinh đọc đề - Giáo viên tổ chức cho - Học sinh nêu cách xếp học sinh thi đua giải lưu ý bé xếp trước. nhanh nộp bài (10 em). - Giáo viên xem bài làm - Học sinh làm vở của học sinh. - Tặng hoa điểm thưởng học sinh làm đúng nhanh. - Đại diện 1 học sinh sửa bảng lớp  Bài 3: - Học sinh đọc đề (nhóm bàn) - Giáo viên cho học sinh - Học sinh làm nhóm. Lưu thi đua ghép các số vào ý xếp từ lớn đến bé. giấy bìa đã chuẩn bị sẵn - Học sinh dán bảng lớp
  9. theo thứ tự từ lớn đến bé. - Nhóm nào làm nhanh lên dán ở bảng lớp. - Giáo viên tổ chức sửa 4’ * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động cá nhân Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não - Thi đua so sánh nhanh, Bài tập: Xếp theo thứ tự xếp nhanh, giảm dần 12,468 ; 12,459 ; 12,49 ; 12,816 ; 12,85. 1’ 5. Tổng kết - dặn dò: - Về nhà học bài + làm bài tập - Chuẩn bị: Luyện tập - Nhận xét tiết học


Page 2

YOMEDIA

Giáo án về so sánh hai số thập phân giúp học sinh biết cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

25-09-2010 1235 367

Download

Giáo án so sánh hai số thập phân

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.