So sánh sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng.

LQVT: Sắp xếp độ cao của ba đối tượng

1. Mục đích, yêu cầu:

- Kiến thức: + Củng cố, so sánh chiều cao của 2 đối tượng.

+ Biết so sánh, sắp thứ tự và diễn đạt được mối quan hệ về chiều cao giữa 3 đối tượng: Cao nhất, thấp hơn, thấp nhất. Biết đếm số phòng, số tầng.

- Kỷ năng: Luyện kỹ năng so sánh chiều cao giữa 2 đối tượng.

+ Phát triển ngôn ngữ: biết sử dụng cao nhất, thấp nhất.

- Thái độ: Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình.

2. Chuẩn bị: + 3 ngôi nhà màu xanh cao nhất, màu đỏ, màu vàng thấp nhất.

+ 3 cây theo thứ tự cao nhất, thấp hơn, thấp nhất.

+ Mỗi trẻ 3 cây theo thứ tự cao nhất, thấp hơn, thấp nhất.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động.

* Hoạt động 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú.

- So sánh chiều cao của 2 đối tượng.

+ Cô mời 2 bạn Hằng và bạn Lê lên đứng cạnh nhau. Hỏi trẻ:

+ Các con hãy xem 2 bạn có cao bằng nhau không?

+ Cô mời bạn Duyên lên so sánh chiều cao với bạn Lê. Hỏi trẻ: Ai cao hơn?

+ So với bạn Hằng và bạn Lê thì chiều cao bạn Duyên như thế nào?

+ Cô cho cả 3 bạn lên đứng cạnh nhau để kiểm tra xem ai cao nhất, ai thấp nhất.

* Hoạt động 2: So sánh chiều cao để xếp thứ tự 3 đối tượng về chiều cao.

- Cô cho trẻ so sánh cao thấp lần lượt từng ngôi nhà với các ngôi nhà còn lại.

- Cho đưa 3 ngôi nhà màu xanh, màu đỏ, màu vàng ra xếp cạnh nhau. Hỏi trẻ:

+ Ngôi nhà màu đỏ và ngôi nhà màu vàng thế nào với nhau? (Ngôi nhà màu đỏ cao hơn)

+ Ngôi nàh màu đỏ và ngôi nhà màu xanh thế nào với nhau? (Ngôi nhà màu đỏ cao hơn)

+ Ngôi nàh màu đỏ so với ngôi nhà màu xanh và ngôi nhà màu vàng như thế nào?

- Ngôi nhà màu đỏ cao hơn 2 ngôi nhà kia, có nghĩa là ngôi nhà màu đỏ cao nhất.

- Tương tự cô đưa ngôi nhà màu xanh và ngôi nhà màu vàng ra so sánh với 2 ngôi nhà kia.

- Cho trẻ xếp theo thứ tự cao nhất, thấp nhất trong 3 ngôi nhà.

- Tiếp theo cô cho lần lượt 3 cây ra cho trẻ đếm và so sánh chiều cao của 3 cây đó.

+ Cho trẻ so sánh và chọn ra được cây cao nhất, tháp hơn và thấp nhất.

* Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.

* Trò chơi 1: “Hãy chọn đúng”.

+ Cô phát rỗ đồ dùng cho trẻ. (1 cây cao, 1 cây thấp, 1 cây thấp nhất).

- Cho trẻ xếp lần lượt các cây ra trước mặt theo yêu cầu của cô và đếm xem có mấy cây.

- Trẻ xếp xong cô đến bên trẻ hỏi: + Đây là cây gì? Cây này là cây gì?

- Cô yêu cầu trẻ tìm ngôi nhà cao nhất giơ lên cao và đặt ra phía trước.

- Tiếp theo giơ cây thấp hơn và cuối cùng giơ cây thấp nhất lên. Cô kiểm tra xem trẻ chọn có đúng không.

- Sau đó, cô yêu cầu trẻ cất lần lượt từng cây vào rổ từ thấp nhất đến cao nhất.

* T/c 2: “Thi bật cao”.

- Cô mời 3 trẻ lên, tay cầm phấn, đứng quay mặt vào bảng. Cả 3 nhảy lên cao đánh dấu phấn vào bảng. Cô cùng cả lớp nhận xét xem dấu phấn của bạn nào cao nhất nghĩa là bạn đó nhảy cao nhât và ngược lại.

* Hoạt động 5: Kết thúc:

- Giáo dục trẻ về nhà biết kính trọng, vâng lời ông bà, bố mẹ. Biết thu dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở nhà gọn gàng, sạch sẽ để ngôi nhà chúng mình luôn sạch, đẹp.

* Hoạt động góc: Góc phân vai (góc chính).

So sánh sắp xếp chiều cao của 3 đối tượng.

KẾ HOẠCH  TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Nội dung hoạt động:  - Vẽ tự do các kiểu nhà trên sân trường.

- TCVĐ: “Dung dăng dung dẻ”.   - Chơi tự do: Chơi với sỏi, bóng…

1. Yêu cầu: - Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để vẽ các kiểu nhà.

- Hứng thú chơi trò chơi vận động, chơi an toàn và đoàn kết với các bạn.

2. Chuẩn bị: Sân bằng phẳng, rộng, sạch sẽ. Phấn vẽ, sỏi, bóng...

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Vẽ tự do các kiểu nhà trên sân trường.

- Cô kiểm tra sức khoẻ trẻ và cùng trẻ thảo luận về nội quy khi ra sân.

- Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô hát bài “Bạn có biết tên tôi”.

- Cô mời những bạn gái (trai) giơ tay lên để cô xem. Cô vừa vẽ vừa hướng dẫn trẻ cách vẽ bé trai, bé gái để trẻ quan sát, cô gợi hỏi:

+ Cô vẽ về ai đây? Muốn vẽ được bạn trai, bạn gái cô vẽ như thế nào?

+ Cháu thích vẽ bạn trai hay bạn gái? Cháu vẽ như thế nào?...

- Cô phát phấn cho trẻ và đi đến từng trẻ gợi ý và hướng dẫn trẻ vẽ.

- Những trẻ nào vẽ còn yếu cô đến giúp đỡ, hướng dẫn thêm cho trẻ.

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

* TCVĐ: “Dung dăng dung đẻ”.

- Cô hỏi trẻ về cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi  2 - 3 lần.

* Chơi tự do: Chơi với sỏi, bóng... Cô bao quát trẻ chơi an toàn.

- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng, nhắc nhở trẻ tiết kiệm nước.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Nội dung hoạt động: - Làm quen bài thơ “Thương ông”.

                                    - Chơi tự do ở các góc.

1. Yêu cầu:

 - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ.

 - Trẻ đọc thuộc thơ, trả lời được các câu hỏi của cô.

 - Trẻ chơi ngoan ở các góc, chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi với bạn.

2 Chuẩn bị: Tranh minh hoạ cho nội dung bài thơ. Đồ chơi có sẳn ở các góc.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Đọc thơ “Thương ông” .

- Cô mời cả lớp hát bài “Ông cháu”, gợi hỏi trẻ: Bài hát nói về ai?

- Cô giới thiệu với trẻ tên bài thơ, tác giả sáng tác và đọc bài thơ “Thương ông” cho trẻ nghe 2 lần.

- Cô mời trẻ cùng đọc thơ với cô 2 - 3 lần, gợi hỏi:

+ Các cháu vừa đọc bài thơ gì? Ai là tác giả?

+ Bài thơ nói về ai? Ông và cháu trong bài thơ như thế nào?

+ Ông bị gì? Cháu đã làm gì giúp ông?...

- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà…

* Cho trẻ chơi tự do ở các góc.

- Cô cho trẻ tự về góc chơi và lấy đ/c ra chơi theo ý thích, cô chú ý bao quát và giúp đỡ trẻ. Chơi xong hướng dẫn trẻ cất đồ chơi gọn gàng vào đúng nơi qui định.

* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT- Vui chơi).


…......................................................................................................................................................................................................................................................................................