Gia tri trên bao nhiêu thì phải có hợp đồng năm 2024

- Theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN (Nghị định 11/2020/NĐ-CP) thì:

“c) Hồ sơ thanh toán (gửi theo từng lần đề nghị thanh toán), bao gồm: chứng từ chuyển tiền; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (đối với trường hợp thanh toán tạm ứng). Trường hợp những khoản chi không có hợp đồng hoặc những khoản chi có hợp đồng với giá trị không quá 50 triệu đồng, song chứng từ chuyển tiền của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước không thể hiện được hết nội dung chi, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng.

Ngoài chứng từ chuyển tiền, đối với một số khoản chi cụ thể, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi bổ sung:

Trường hợp chi thanh toán lương và phụ cấp theo lương, tiền công lao động thường xuyên theo Hợp đồng, thu nhập tăng thêm, tiền thưởng, tiền phụ cấp và trợ cấp khác, tiền khoán, tiền học bổng: Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng; văn bản xác định kết quả tiết kiệm chi theo năm (đối với chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức; đơn vị gửi chậm nhất trước ngày 31 tháng 01 năm sau).

...”

Như vậy, trường hợp độc giả đề nghị thanh toán tiền công tác phí dưới 50 triệu đồng và thanh toán tạm ứng (ứng tiền mặt) những khoản chi dưới 50 triệu đồng thì đơn vị phải gửi đến KBNN các hồ sơ, chứng từ theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP nêu trên. Đơn vị không phải gửi các hóa đơn (xăng xe, phòng nghỉ...liên quan đến đi công tác) đến KBNN.

- Nghị định 11/2020/NĐ-CP và Thông tư 62/2020/TT-BTC không quy định khoản chi có giá trị bao nhiêu thì phải kê cột số lượng, định mức. Vì vậy, trường hợp có quy định định mức (mức chi) cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị sử dụng ngân sách kê khai số lượng, định mức (mức chi) theo đúng quy định đối với tất cả các khoản chi áp dụng bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng. Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì khi bên bán xuất hóa đơn đầu ra trên 20 triệu đồng, bên mua sẽ không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải sử dụng thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng thì mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Tại Khoản 10, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTC có nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã đề cập tới vấn đề hóa đơn đầu vào trị giá trên 20 triệu đồng như sau:

“Chỉ áp dụng khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi các hóa đơn có trị giá trên 20 triệu đồng trở lên có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt” Quy định trên không áp dụng với các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. Tại Khoản 1, Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC, khi hướng dẫn xác định các khoản chi được khấu trừ, Bộ Tài chính có quy định:

“Các khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần trên 20 triệu đồng (có bao gồm thuế GTGT) phải có chứng cứ thanh toán không dùng tiền mặt thì mới được khấu trừ” Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, bên mua muốn được áp dụng khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với các hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng do bên bán xuất thì bên mua bắt buộc không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải áp dụng thanh toán qua ngân hàng.

Gia tri trên bao nhiêu thì phải có hợp đồng năm 2024

2. Quy định thanh toán với nhiều hóa đơn xuất cùng ngày có tổng trị giá trên 20 triệu đồng

Trường hợp nhiều hóa đơn xuất cùng một ngày, giá trị của mỗi hóa đơn đều dưới 20 triệu đồng, song giá trị tổng của các hóa đơn này lại lớn hơn 20 triệu đồng thì bên bán phải xử lý thế nào? Áp dụng cách thức thanh toán nào mới hợp pháp và đủ điều kiện khấu trừ?

Tại Điều 15, thông tư số 219/2013, Bộ Tài chính đã có quy định:

“Đối với các trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ nhiều lần trong cùng một ngày, dù giá trị của mỗi hóa đơn đều dưới 20 triệu đồng, song nếu giá trị tổng của các hóa đơn lớn hơn 20 triệu đồng thì bên mua chỉ được áp dụng khấu trừ thuế khi có chứng từ thanh toán tại ngân hàng”

Tức là, bên mua muốn được khấu trừ thì không được thanh toán bằng tiền mặt. Trường hợp này thì nhà cung cấp chính là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp tiến hành kê khai và nộp thuế. Tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính có quy định:

“ - Các khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần trị giá từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để được hưởng khấu trừ;

- Với các trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà tới thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

- Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế” Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì các đơn vị kinh doanh khi mua hàng hóa dịch vụ của một nhà cung cấp, nếu phát sinh nhiều hóa đơn đầu vào xuất cùng một ngày, giá trị mỗi hóa đơn thấp hơn 20 triệu đồng, song giá trị tổng các hóa đơn lại đạt trên 20 triệu đồng thì buộc phải áp dụng thanh toán qua ngân hàng thì mới được hưởng khấu trừ thuế.

Trên đây, bài viết đã hướng dẫn tới quý doanh nghiệp quy định xuất hóa đơn đầu ra trên 20 triệu đồng và cách thức thanh toán để được hưởng khấu trừ.

Giá trị hàng hóa bao nhiêu thì làm hợp đồng?

➤ Trường hợp theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC: Khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị dưới 200.000 đồng thì doanh nghiệp không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Hóa đơn trị giá bao nhiêu thì phải chuyển khoản?

Như vậy, các khoản chi nếu có hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ từng lần trên 20 triệu đồng trở lên, để được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì bên mua phải thực hiện thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng cho bên bán.

Xuất hóa đơn dịch vụ khi nào?

Thời điểm xuất hoá đơn cung ứng dịch vụ: “Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”

Hợp đồng nguyên tắc là như thế nào?

Có thể hiểu “Hợp đồng nguyên tắc là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện một giao dịch cụ thể”.