Gia cát lượng sinh năm bao nhiêu năm 2024

Gia Cát Lượng được biết đến là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Dù có tài như vậy nhưng Khổng Minh chỉ sống thọ 53 tuổi vì cung mệnh vô chính hiệu.

Gia cát lượng sinh năm bao nhiêu năm 2024

Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng (181 - 234), biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là Thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật xuất chúng của nhà Thục Hán.

Là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, Khổng Minh đã phò tá giúp Lưu Bị xây dựng nhà Thục vững mạnh. Đồng thời, ông giúp Lưu Bị trở thành một trong 3 thế lực lớn thời Tam quốc (2 người còn lại là Tôn Quyền và Tào Tháo).

Là người thông minh xuất chúng như vậy, Gia Cát Lượng vẫn không thể làm gì để kéo dài tuổi thọ. Ông chỉ sống thọ 54 tuổi.

Tương truyền, khi biết bản thân không còn sống được bao lâu trong khi vẫn còn nhiều kế hoạch ấp ủ, Gia Cát Lượng quyết định làm phép cầm sao giữ mạng để chống lại mệnh trời hòng sống thêm 12 năm nữa.

Do vậy, Khổng Minh lập đàn thất tinh trong 7 ngày và yêu cầu mọi người không ai được phép làm phiền trong lúc ông làm lễ.

Thế nhưng, đến ngày thứ 6, vì việc quân khẩn cấp nên một vị tướng đã xông vào nơi Gia Cát Lượng đang lập đàn thất tinh. Do có người xen vào giữa chừng nên phép cầm sao của ông thất bại.

Theo một số nhà tướng số, kế hoạch cầm sao của Gia Cát Lượng thất bại là vì ông thuộc mệnh vô chính hiệu (tức là cung mệnh không có chính tinh tọa thủ).

Người thuộc mệnh này không thể làm người đứng đầu điều hành công việc được mà chỉ ở vị trí phò tá mới phát huy được tài năng.

Thêm nữa, người thuộc mệnh vô chính hiệu không thể thọ được. Người xưa có câu "mệnh vô chính diệu phi yểu tắc bần”.

Vậy nên, dù Gia Cát Lượng có Nhật Nguyệt cùng hợp chiếu mệnh giúp cuộc đời từ trung vận thì tỏa sáng rực rỡ, tung hoành ngang dọc nhưng vẫn không thể sống thọ. Do đó, ông chỉ sống thọ 54 tuổi.

Trong 'Tam quốc diễn nghĩa', Gia Cát Lượng là quân sư xuất chúng giúp Lưu Bị gây dựng nhà Thục Hán vững mạnh. Thế nhưng, ông chỉ sống thọ 54 tuổi. Nguyên nhân được cho là vì ông làm trái vận mệnh của mình.

Gia cát lượng sinh năm bao nhiêu năm 2024

Gia Cát Lượng nổi tiếng là quân sư túc trí đa mưu, liệu sự như thần. Ông phò tá Lưu Bị và là một trong những công thần khai quốc của nhà Thục Hán.

Khi phò tá Lưu Bị, Gia Cát Lượng đưa ra những mưu kế, chính sách giúp quân đội nhà Thục giành được nhiều thắng lợi khiến Tào Tháo, Tôn Quyền phải dè chừng.

Thế nhưng, sau khi Lưu Bị qua đời, Khổng Minh tiếp tục tận trung phò tá con trai ông là Lưu Thiện và nắm quyền lực lớn trong triều, xử lý chuyện triều chính. Dù đích thân 6 lần xuất quân ra Kỳ Sơn nhưng Gia Cát Lượng đều không giành được thắng lợi. Thất bại này của ông được một số chuyên gia tử vi cho rằng là do quân sư lỗi lạc này mang mệnh vô chính diệu. Do làm trái vận mệnh nên đây được cho chính là nguyên nhân khiến ông chỉ sống tới 54 tuổi.

Theo quan điểm này, mệnh vô chính diệu là cung mệnh không có chính tinh tọa thủ. Vậy nên, người mang mệnh này không thể làm người đứng đầu bộ máy quyền lực mà chỉ khi ở vị trí phò tá mới phát huy tối đa tài năng và sống thọ.

Gia Cát Lượng sinh vào giờ Tuất ngày 10/4 năm Tân Dậu. Mệnh Vô chính diệu an tại Mùi có Thái Dương ở Mão (mặt trời lúc bình minh) và Thái Âm ở Hợi (mặt trăng vằng vặc lúc nửa đêm) cả hai cùng hợp chiếu về mệnh. Đây là cách “Nhật Nguyệt tịnh minh tá cửu trùng ư kim diện”. Người đắc cách này luôn luôn kề cận bên cửu trùng, quyền uy chỉ thua nhà vua.

Do mang mệnh Vô chính diệu cho nên thời niên thiếu Gia Cát Lượng sống bình dị trong lều cỏ trên núi. Qua trung vận mới xuất thế và đi theo phò tá Lưu Bị từng bước gây dựng sự nghiệp lẫy lừng.

Là người thông minh, trên thông thiên văn, dưới thông địa lý, Gia Cát Lượng ngồi trong trướng có thể vạch ra những kế sách vi diệu để từ đó điều binh khiển tướng giành nhiều thắng lợi vang dội.

Gia Cát Lượng hiểu rõ bản thân mang mệnh Vô chính diệu nên luôn giữ đúng vị trí của mình là dưới Lưu Bị nhưng trên hàng vạn người.

Thế nhưng, khi Lưu Bị qua đời, Lưu Thiện lên ngôi nhưng kém tài nên Gia Cát Lượng phải giữ vai trò của người đứng đầu. Dù là Thừa tướng nhưng ông hầu như phải xử lý toàn bộ chuyện triều chính - công việc đáng ra của một quân vương.

Các thầy tướng số nhận định Gia Cát Lượng đã làm việc không thích hợp với mệnh vô chính diệu. Dù biết vậy nhưng ông không thể làm khác được vì đã hứa với Lưu Bị lúc lâm chung là sẽ phò tá ấu chúa, giúp nhà Thục hùng cường. Do làm trái mệnh vô chính diệu nên Gia Cát Lượng gặp đại hạn ngộ Thái Tuế và một loạt sao xấu khiến bản thân qua đời khi 54 tuổi.

Lưu Bị lại càng dứt khoát hơn, từ một kẻ bán giày cỏ dấn thân vào quân đội rồi dần dần gây dựng cơ đồ của riêng mình. Chỉ có điều, cuối cùng Lưu Bị vẫn chẳng thể phục hưng được nhà Hán, phải ra đi trong ngậm ngùi tiếc nuối.

Cất công 3 lần đi mời Gia Cát Lượng

Về tướng lĩnh, Lưu Bị có Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu… Về mưu sĩ, Lưu Bị có được những kỳ tài bậc nhất thời Tam Quốc như Gia Cát Lượng, Bàng Thống và Pháp Chính.

Lưu Bị từng 3 lần đến nhà tranh mời Gia Cát Lượng xuất núi trợ giúp, tạo nên giai thoại "Tam cố thảo lư" nổi tiếng thời Tam Quốc. Sau khi nhận lời phò tá, Gia Cát Lượng đã đi khắp đông tây, gần như giúp Lưu Bị một tay lập nên chế độ Thục Hán.

Lưu Bị sinh năm 161, lúc này đã bước vào tuổi 47. Trong khi đó, Gia Cát Lượng sinh năm 181, khi ấy mới 27 tuổi. Tuổi tác giữa vị quân chủ họ Lưu và Ngọa Long tiên sinh chênh lệch nhau đúng 20 năm.

Để có được Gia Cát Lượng, Lưu Bị cũng phải tốn không ít công sức. Đích thân tới thăm Gia Cát Lượng ở Long Trung, nhưng lần đầu không gặp, lần hai bị từ chối, phải đến lần thứ ba, Lưu Bị mới gặp được Gia Cát Lượng. Cuối cùng, cảm động trước tấm chân tình muốn chiêu mộ hiền tài của Lưu Bị nên Gia Cát Lượng đã đồng ý phò tá ông.

Quả thực Gia Cát Lượng là bậc kỳ tài hiếm có trong Tam Quốc khi từng bước giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán, đồng thời một lòng phò tá cho Hậu chủ Lưu Thiện sau này.

Nhân tài bị bỏ quên

Gia cát lượng sinh năm bao nhiêu năm 2024

Nhân vật Thôi Châu Bình trong điện ảnh. Ảnh: Sohu

Nhưng, khi đó Lưu Bị không hề biết rằng, ông đã vô tình bỏ qua Thôi Châu Bình, một người mà năng lực thậm chí còn vượt xa cả Gia Cát Khổng Minh. Ông là bạn thân của Gia Cát Lượng, dù không tham gia vào thế sự nhưng tài năng không hề thua kém.

Thôi Châu Bình xuất thân quan thần thế gia, cha ông từng làm quan lớn. Mọi người đều cho rằng năng lực của ông còn vượt xa cả cha mình. Vì vậy, Thôi Châu Bình ngay từ nhỏ đã quyết chí phấn đấu, ép bản thân học binh pháp và sách của các thánh nhân, tuổi còn trẻ mà đã được đề cử làm quan.

Tuy nhiên, do thất vọng trước tình thế lúc bấy giờ, Thôi Châu Bình đã từ chức để sống mai danh ẩn tích. Ông là người thích ngao du tự tại, đồng thời thích kết giao với các anh hùng trong thiên hạ. Trước đó, Thôi Châu Bình từng có ý thăm dò Lưu Bị, nhưng đáng tiếc Lưu Bị khi đó chỉ một lòng hướng về Gia Cát Lượng.

Lời dự đoán đi trước thời cuộc

Từ lần gặp gỡ Lưu Bị, Thôi Châu Bình đã nhìn thấy con đường phía trước của vị quân chủ này. Việc phục hưng Hán thất chẳng qua là bất tuân ý trời, còn Gia Cát Lượng thì tuy gặp được chủ nhưng lại sai thời điểm.

Thôi Châu Bình cũng từng nói rằng con người nên tuân theo mệnh trời thì an nhàn, còn đối nghịch lại thì vất vả. Ông từng đưa ra dự đoán rằng dù Gia Cát Lượng có phò tá Lưu Bị thì cũng không thể phục hưng Hán thất và có thể rơi vào kết cục không mấy tốt đẹp.

Gia cát lượng sinh năm bao nhiêu năm 2024

Gia Cát Lượng những ngày cuối đời. Ảnh: Sohu

Kết cục sau này của Gia Cát Lượng giống với dự đoán của Thôi Châu Bình. Ông cả đời cống hiến, hết mực trung thành phò tá Lưu Bị và Thục Hán, nhưng cuối cùng cũng qua đời vì lao lực. Lưu Bị mất đi, Gia Cát Lượng vì quá lao lực mà cũng ra đi ở độ tuổi 53.

Dự đoán của Thôi Châu Bình cho thấy tài năng xuất chúng của ông. Nếu Lưu Bị mời được Thôi Châu Bình phò tá thì có lẽ sự nghiệp phục hưng Hán thất sẽ khác. Mặt khác, nếu có sự trợ giúp của người bạn Thôi Châu Bình, Gia Cát Lượng có thể sẽ hoàn thành được tâm nguyện của Lưu Bị.

Đáng tiếc Lưu Bị vô tình bỏ qua một nhân tài hiếm có này. Mặt khác, việc Thôi Châu Bình chọn cách mai danh ẩn tích cũng khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối.

Ai giỏi hơn Gia Cát Lượng?

Theo quan điểm của Gia Cát Lượng, so với Quan Vũ và Trương Phi, Triệu Vân thậm chí còn mạnh hơn.

Gia Cát Lượng bao nhiêu tuổi?

Vào tháng 8 năm 234, sau 5 chiến dịch Bắc phạt của nhà Thục Hán, Gia Cát Lượng bị bệnh nặng và qua đời tại gò Ngũ Trượng, thọ 54 tuổi.

Khương Duy tại sao chết?

Khương Duy và Chung Hội không chống nổi cuộc nổi dậy của các tướng Ngụy nên bị giết ở Thành Đô đầu năm 264. Chết trong loạn quân còn có Trương Dực, Tưởng Bân, Tưởng Hiển, Vệ Kế cùng thái tử Lưu Tuyền. Khương Duy mất năm 62 tuổi.

Bạn của Gia Cát Lượng là ai?

Theo "Tam quốc chí", Bàng Đức là thầy và bạn thân của Gia Cát Lượng, được biết đến là người giúp đỡ Gia Cát Lượng trong việc phát triển chiến lược và pháp thuật. Gia Cát Lượng tôn kính ông và dựa vào sự chỉ bảo của ông để áp dụng các chiến thuật và kế hoạch quân sự.