Chạy xe trên vỉa hè phạt bao nhiêu năm 2024

Việc điều khiển xe máy đi trên vỉa hè là hành vi bị nghiêm cấm và tất nhiên nếu vị phạm thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt. Với hành vi sử dụng lái xe trên vỉa hè sẽ bị xử phạt theo mức cụ thể tại Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

  • Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  • ..
  • g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà: Có thể thấy rằng, việc điều khiển xe trên hè phố là sai và sẽ bị phạt từ 400 – 600k trừ trường hợp lái xe trên hè phố để vào nhà.

Ngoài ra sẽ bị tước bằng lái xe từ 2 đến 4 tháng nếu vi phạm mà còn gây tai nạn giao thông theo quy định tại Khoản 10 Điều 6 Nghị định này:

  • 10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
  • Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm 1, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm 1, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

Nguyên tắc xử phạt của cảnh sát giao thông Mức xử phạt trong trường hợp thông thường là 350.000đ nếu không có những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hành chính được cụ thể tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Hi vọng, khi tham khảo bài viết này thì các bạn sẽ có thêm những hiểu biết về kiến thức pháp lý để tránh rủi ro bị xử phạt trong tương lai.

Tình trạng giao thông đông đúc, cùng với sự thiếu ý thức của nhiều phương tiện ô tô khiến nhiều người điều khiển xe máy lựa chọn leo lên vỉa hè để di chuyển. Tuy nhiên, đây là hành vi có thể bị xử phạt nặng.

"Leo" vỉa hè hẳn là hành động không mấy xa lạ với những người di chuyển bằng mô tô, xe máy ở những thành phố lớn, nơi có mật độ giao thông đông đúc và thường xuyên phải đối mặt với cảnh tắc đường, nhất là vào giờ cao điểm.

Chạy xe trên vỉa hè phạt bao nhiêu năm 2024
Nhiều ô tô khi di chuyển đã lấn hết phần đường dành cho xe máy. Đây là một phần nguyên nhân khiến nhiều người buộc phải "leo" vỉa để di chuyển. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Tuy vậy, khi các phương tiện xe máy đi lên vỉa hè sẽ làm cản trở giao thông, xung đột với người đi bộ và tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới tai nạn giao thông. Đồng thời, khi các phương tiện như ô tô, xe máy di chuyển trên vỉa hè với tần suất lớn có thể khiến hạ tầng giao thông bị hư hại.

Chạy xe trên vỉa hè phạt bao nhiêu năm 2024
Đi xe máy trên vỉa hè có thể bị phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng.

Đây còn là hành vi bị xử phạt nặng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Cụ thể, tại điểm g, khoản 3, điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: "Phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện),... điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà”.

Tương tự, đối với xe ô tô khi đi lên vỉa hè, lái xe sẽ bị xử phạt từ 3-5 triệu đồng theo điểm đ, khoản 5, điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn nào về hành vi trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Chỉ một chút bất cẩn khi mở cửa xe có thể gây nguy hiểm cho người đi đường, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây tai nạn giao thông.

Đi xe máy lên vỉa hè bị phạt bao nhiêu?

Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021: Với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy leo lề, vỉa hè sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng,trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để ...

Do xe ôtô trên vỉa hè phạt bao nhiêu tiền?

Cụ thể, mức phạt đỗ xe ô tô trên vỉa hè trái quy định hoặc đỗ xe ở nơi có biển “Cấm đỗ xe” bị phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng. Trong trường hợp người điều khiển dừng, đỗ xe trái quy định gây ùn tắc giao thông thì sẽ chịu mức phạt từ 1-2 triệu đồng.

Dừng đỗ xe sai quy định phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 5 Nghị định 100/2019 (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021) quy định người điều khiển xe vi phạm có thể bị xử phạt hành chính như sau: Hành vi dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo đó, người điều khiển xe mắc lỗi vượt đèn đỏ cũng như không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Ngoài ra, người lái còn phải chịu thêm các hình phạt bổ sung.