Gdp bình quân đầu người trung quốc mức nào

Theo các số liệu thống kê về kinh tế do Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc công bố ngày 17/7, trong nửa đầu năm 2023, thị trường nước này đã từng bước khôi phục, nguồn cung sản xuất tiếp tục tăng, việc làm và giá cả cơ bản ổn định, thu nhập người dân tăng ổn định, nền kinh tế phục hồi theo hướng tích cực.

Cụ thể, GDP nửa đầu năm 2023 đạt 59.303,4 tỷ nhân dân tệ, tăng 5,5%, trong đó quý I tăng 4,5%, quý II tăng 6,3% so cùng kỳ năm ngoái.

Tính theo ngành nghề, giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt 3.041,6 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,7%; công nghiệp đạt 23.068,2 tỷ nhân dân tệ, tăng 4,3%; dịch vụ đạt 33.193,7 tỷ nhân dân tệ, tăng 6,4% so cùng kỳ năm ngoái.

Trong nửa đầu năm 2023, tổng giá trị bán lẻ hàng hóa tiêu dùng xã hội đạt 22.758,8 tỷ nhân dân tệ, tăng 8,2%; đầu tư tài sản cố định đạt 24.311,3 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,8%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 20.101,6 tỷ nhân dân tệ, tăng 2,1%; chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,7% so cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ lệ thất nghiệp bình quân theo điều tra tại khu vực thành thị đạt 5,3%; thu nhập bình quân đầu người đạt 19.672 nhân dân tệ, tăng 6,5% trên danh nghĩa, tăng thực tế 5,8% sau khi loại trừ các yếu tố về giá.

Theo đánh giá, trong nửa đầu năm nay, cùng với việc khôi phục toàn diện trạng thái bình thường các hoạt động kinh tế-xã hội, các chính sách vĩ mô đã phát huy hiệu quả rõ nét, giúp nền kinh tế Trung Quốc phục hồi tích cực và phát triển với chất lượng cao.

Trung Quốc đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng chậm, làm dấy lên quan ngại về “bẫy thu nhập trung bình” và câu hỏi liệu ngày mà nước này vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới có thực sự diễn ra hay không.

Gdp bình quân đầu người trung quốc mức nào

Người lao động trên đường phố Bắc Kinh.

Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc vừa công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 2 của Trung Quốc tăng 6,3%; thấp hơn mức dự báo 7,3%. Với đà giảm tốc như vậy, chiến lược gia Alvin Tan của RBC Capital Markets cảnh báo mục tiêu tăng trưởng khiêm tốn 5% mà Bắc Kinh đề ra năm nay có thể không thành hiện thực. Nói với Hãng tin Reuters, nhà kinh tế học Carol Kong cho rằng dữ liệu thống kê đang phản ánh sự bùng nổ sau đại dịch COVID-19 của kinh tế Trung Quốc đã kết thúc. Theo dự đoán của chuyên gia Desmond Lachman tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chậm lại còn 3% trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã ở mức trên 20%. Những năm 2000, tăng trưởng trung bình hàng năm của Trung Quốc là hơn 10% và giảm còn khoảng 7% trong thập kỷ qua.

Các phương tiện truyền thông đại lục từng nhiều lần nói về việc vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới, làm nghiêng cán cân quyền lực có lợi cho Trung Quốc. Nhưng với bối cảnh trên, ông Lachman cho rằng không có khả năng nền kinh tế Trung Quốc vượt qua Mỹ trong vòng một hoặc hai thập kỷ tới.

Triển vọng về tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Trung Quốc trong trung hạn cũng không mấy khả quan. Lùi về những năm 1990, trước khi kinh tế Nhật Bản bắt đầu trì trệ kéo dài, GDP bình quân đầu người nước này đã vượt các nền kinh tế có thu nhập cao và đạt gần bằng mức của Mỹ. Trong khi đó, GDP bình quân đầu người Trung Quốc ghi nhận vào năm 2020 chỉ trên trung bình (10.435 USD) và xấp xỉ Malaysia. Còn một chặng đường dài để cường quốc châu Á bắt kịp mức 63.207 USD của Mỹ hay 41.059 USD của Anh, 40.193 USD của Nhật Bản và 34.173 USD của Liên minh châu Âu.

Vấn đề của Trung Quốc

Trước đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc trong quý 2 vừa qua, giới chuyên môn không còn cho rằng đại dịch COVID-19 là nguyên nhân kéo giảm chi tiêu khu vực kinh tế hộ gia đình và đầu tư tư nhân. Thay vào đó, nhiều người coi đây là các vấn đề thuộc về cơ cấu, bao gồm sự bùng nổ của bong bóng bất động sản; mất cân đối giữa đầu tư và tiêu dùng; gánh nặng nợ của chính quyền địa phương; thái độ bi quan của khu vực tư nhân khi Bắc Kinh thắt chặt các biện pháp kiểm soát xã hội.

Bên cạnh đó, chuyên gia kinh tế cấp cao Wang Jun nói rằng Bắc Kinh khó giữ quan điểm lạc quan về tăng trưởng trung và dài hạn khi chưa giải quyết được vấn đề nhân khẩu học với lực lượng lao động thu hẹp trong khi nhóm về hưu đang mở rộng. Ngoài ra, chủ trương “Thịnh vượng chung” của Chủ tịch Tập Cận Bình chống lại sự bất bình đẳng trong xã hội, khuyến khích giảm lương trong ngành tài chính và một số lĩnh vực khác... tạo ra vòng xoáy giảm phát.

“Lối thoát” cho kinh tế ảm đạm

Đầu tháng này, người đứng đầu Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc Trịnh Sách Khiết trong một lần hiếm hoi đã nhắc tới “bẫy thu nhập trung bình”. Theo ông, quốc gia cần đẩy nhanh xây dựng hệ thống công nghiệp hiện đại nếu muốn thành công chuyển đổi từ mức thu nhập trung bình sang thu nhập cao.

Để thúc đẩy tăng trưởng, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cho biết họ muốn tiêu dùng hộ gia đình đóng vai trò cốt lõi. Trong khi đó, nhiều nhà kinh tế kêu gọi Trung Quốc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng, lương hưu và trợ cấp thất nghiệp bên cạnh nhiều yếu tố khác của mạng lưới an sinh xã hội để giúp người tiêu dùng tự tin và chi nhiều hơn.

Tuy vậy, theo chuyên gia Richard Koo, các vấn đề của Trung Quốc đặt ra nhiều thách thức hơn so với Nhật Bản trong “thập kỷ mất mát”. Trước mắt, Trung Quốc đang đối mặt thực trạng người tiêu dùng và doanh nghiệp phải trả nợ thay vì đi vay và đầu tư. Đây là cách suy thoái bắt đầu và biện pháp giải quyết hiệu quả nhất là kích thích tài chính “nhanh chóng, đáng kể và bền vững”. Để làm được điều này, Trung Quốc cần đảo ngược hướng đi, đặc biệt khi các nền kinh tế lớn đang giảm sự phụ thuộc vào đại lục thì Bắc Kinh vẫn bị mắc kẹt trong các biện pháp trả đũa thương mại. “Mỗi khi Mỹ công bố chính sách đối đầu với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ đưa ra biện pháp đáp trả tương đương. Nhưng Mỹ không lo mắc kẹt bẫy thu nhập trung bình. Trung Quốc thì có” - ông Koo nhận định.

Việt Nam và Thái Lan ai giàu hơn?

Theo đó, GDP của Thái Lan gấp khoảng 1,3 lần GDP của Việt Nam. GDP Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 1990-2022 và dự báo giai đoạn 2023-2028. Nguồn: IMF. Đến năm 2028, IMF dự báo quy mô GDP của Việt Nam bắt kịp Thái Lan.

Việt Nam giàu thứ mấy thế giới 2023?

Đầu năm 2023, theo dự báo của IMF, Việt Nam có thể vươn lên đứng thứ ba Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP 469,62 tỷ USD. Xếp sau Indonesia (1.390 tỷ USD) và Thái Lan (580,69 tỷ USD) và vượt qua Malaysia (467,46 tỷ USD), Singapore (447,16 tỷ USD), Philippines (425,66 tỷ USD).

GDP của Việt Nam năm 2023 là bao nhiêu?

Năm 2023, quy mô GDP của nước ta ước đạt khoảng 435 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

GDP Trung Quốc 2023 là bao nhiêu?

Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 17-7 công bố, GDP nửa đầu năm 2023 của nước này đạt 59.303,4 tỷ nhân dân tệ, tăng 5,5% và tăng 1 điểm phần trăm so với quý I.