Bài tập hình học bài 3 chương 2

Lý thuyết Hình học 10 chương 2 bài 3 bao gồm toàn bộ nội dung lý thuyết trọng tâm của bài học, được trình bày khoa học nhằm hỗ trợ quá trình dạy và học môn Toán đạt chất lượng.

Hình học 10 - Lý thuyết Hệ thức lượng trong tam giác

Cho tam giác ABC, BC = a, CA = b, AB = c, S là diện tích của tam giác. Giả sử ha, hb, hc lần lượt là độ dài các đường cao đi qua ba đỉnh A, B, C; ma, mb, mc lần lượt là độ dài các đường trung tuyến đi qua ba đỉnh A, B, C. R và r lần lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp và bán kính đường tròn nội tiếp của tam giác ABC. Ta có kết quả sau đây:

Trả lời câu hỏi Toán 11 Hình học Bài 3 trang 60: Trong phòng học hãy quan sát hình ảnh của đường thẳng song song với mặt phẳng.

Lời giải

Học sinh tự quan sát

Trả lời câu hỏi Toán 11 Hình học Bài 3 trang 61: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, AC, AD. Các đường thẳng MN, NP, PM có song song với mặt phẳng (BCD) không?

Lời giải

Vì M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, AC, AD nên MN, NP, MP lần lượt là đường trung bình của tam giác ABC, ACD, ABD

⇒ MN//BC, NP//CD, PM //BD

Mà BC, CD, BD thuộc (BCD)

MN, NP, PM không thuộc (BCD)

⇒ Các đường thẳng MN, NP, PM có song song với mặt phẳng (BCD)

Bài 1 (trang 63 SGK Hình học 11): Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng.

  1. Gọi O và O’ lần lượt là tâm của các hình bình hành ABCD và ABEF. Chứng minh rằng đường thẳng OO’ song song và các mặt phẳng (ADF) và (BCF)
  1. Gọi M và N lần lượt là trọng tâm của tam giác ABD và ABE. Chứng minh đường thẳng MN song song với mặt phẳng (CEF).

Lời giải:

  1. BFD có OO’ là đường trung bình nên OO’ // DF mà DF (ADF) nên OO” // (ADF)

ΔAEC có OO’ là đường trung bình nên OO’ // EC mà EC (BCE) nên OO’ // (BCE).

  1. Ta thấy mp(CEF) chính là mp(CEFD). Gọi I là trung điểm của AB:

ΔABD có hai trung tuyến AO, DI cắt nhau tại trọng tâm M

ΔABE có hai trung tuyến BO’, EI cắt nhau tại trọng tâm N

Trong ΔIDE, ta có IM/ID = IN/IE = 1/3 => MN // DE mà ED ⊂ (CEFD)

nên MN // (CEFD) hay MN // (CEF).

Bài 2 (trang 63 SGK Hình học 11): Cho tứ diện ABCD. Trên cạnh AB lấy một điểm M. Cho (α) là mặt phẳng qua M, song song với hai đường thẳng AC và BD.

  1. Tìm giao tuyến của (α) với các mặt của tứ diện.
  1. Thiết diện của tứ diện cắt bởi mặt phẳng (α) là hình gì?

Lời giải:

  1. Giao tuyến của (α) với các mặt của tứ diện là các cạnh của tứ giác có:

MN// PQ// AC và MQ// NP// BD.

  1. Thiết diện tạo bởi mặt phẳng (α) với tứ diện là hình bình hành.

Bài 3 (trang 63 SGK Hình học 11): Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là một tứ giác lồi. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD . Xác định thiết diện của hình chop cắt bởi mặt phẳng (α) đi qua O, song song vói AB và SC. Thiết diện đó là hình gì?

Phần hướng dẫn giải bài tập Hình học 11 Chương 2 Bài 3 Đường thẳng và mặt phẳng song song sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Hình học 11 Cơ bản và Nâng cao.

  • Bài tập 1 trang 63 SGK Hình học 11 Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng.
  • Gọi O và O' lần lượt là tâm của các hình bình hành ABCD và ABEF. Chứng minh rằng đường thằng OO' song song với các mặt phẳng (ADF) và (BCF)
  • Gọi M và N lần lượt là trọng tâm của hai tam giác ABD và ABE. Chứng minh đường thẳng MN song song với mặt phẳng (CEF)
  • Bài tập 2 trang 63 SGK Hình học 11 Cho tứ diện ABCD. Trên cạnh AB lấy một điểm M. Cho \((\alpha )\) là mặt phẳng qua M, song song với hai đường thẳng AC và BD
  • Tìm giao tuyến của \((\alpha )\) với các mặt tứ diện
  • Thiết diện của tứ diện cắt bởi mặt phẳng \((\alpha )\) là hình gì?
  • Bài tập 3 trang 63 SGK Hình học 11 Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là một tứ giác lồi. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng \((\alpha )\) đi qua O, song song với AB và SC. Thiết diện đó là hình gì?
  • Bài tập 2.16 trang 71 SBT Hình học 11 Cho tứ diện ABCD. Gọi G1 và G2 lần lượt là trọng tâm của tam giác ACD và BCD. Chứng minh rằng G1G2 song song với các mặt phẳng (ABC) và (ABD).
  • Bài tập 2.17 trang 71 SBT Hình học 11 Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF nằm trong hai mặt phẳng phân biệt. Gọi O là giao điểm của AC và BD, O’ là giao điểm của AE và BF.
  • Chứng minh rằng OO’ song song với hai mặt phẳng (ADF) và (BCE)
  • Gọi M và N lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABDvà ABE. Chứng minh rằng .

Bài tập 2.18 trang 71 SBT Hình học 11

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng đi qua trung điểm M của cạnh AB, song song với BD và SA