Dùng gì để so sánh nguyên tử này nặng hay nhẹ hơn nguyên tử khác

Để so sánh nguyên tử A và nguyên tử B, ta làm như sau:


Bước 1: Tìm nguyên tử khối của A và B
Bước 2: Lập tỉ lệ: $\dfrac{A}{B}$ = x
Bước 3: So sánh kết quả x với 1
- Nếu x < 1: nguyên tử A nhẹ hơn nguyên tử B x lần
- Nếu x = 1: nguyên tử A nặng bằng nguyên tử B
- Nếu x > 1: nguyên tử A nặng hơn nguyên tử B x lần

Bài tập vận dụng:


Bài 1: Nguyên tử Magie nặng hay nhẹ hơn nguyên tử Cacbon bao nhiêu lần?

Giải:

Ta biết: Mg=24; C=12

Ta có tỉ lệ:$\dfrac{Mg}{C}$ =$\dfrac{24}{12}$= 2

Vậy 1 nguyên tử Magie nặng hơn 1 nguyên tử Cacbon 2 lần.

Bài 2: So sánh sự nặng nhẹ giữa:
a. nguyên tử nitơ và nguyên tử cacbon.
b. nguyên tử natri và nguyên tử canxi.
c. nguyên tử sắt và nguyên tử magie.

a. 1 nguyên tử Nitơ nặng hơn 1 nguyên tử cacbon 1.2 lần
b. 1 nguyên tử natri nhẹ hơn 1 nguyên tử canxi 0.575 lần
c. 1 nguyên tử sắt nặng hơn 1 nguyên tử magie 2.3 lần

Bài 3:
Hãy so sánh:
a. Nguyên tử Nitơ nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử Canxi bao nhiêu lần.
b. Nguyên tử Nhôm nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử kẽm bao nhiêu lần.
c. 2 nguyên tử sắt nặng hay nhẹ hơn 3 nguyên tử natri bao nhiêu lần.
d. 4 nguyên tử Oxi nặng hay nhẹ hơn 1 nguyên tử lưu huỳnh bao nhiêu lần

a. 1 nguyên tử nitơ nhẹ hơn 1 nguyên tử canxi 0.35 lần
b. 1 nguyên tử nhôm nhẹ hơn 1 nguyên tử kẽm 0.43 lần
c. 2 nguyên tử sắt nặng hơn 3 nguyên tử natri 1.6 lần
d. 4 nguyên tử Oxi nặng hơn 1 nguyên tử lưu huỳnh 2 lần

Bài 4: So sánh 1 nguyên tử đồng nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với:
a. 1 nguyên tử oxi
b. 64 nguyên tử hidro
c. 2 nguyên tử cacbon.

a. nặng hơn 4 lần
b. nặng bằng 64 nguyên tử hidro
c. nặng hơn 2.7 lần

DẠNG 3 BÀI TẬP BÀI 6: ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT - PHÂN TỬ

Đăng ngày: 00:03 14-09-2010
Nguồn: Cô giáo Tâm:BÀI TẬP TỰ LUẬN

CÁC DẠNG BÀI TẬP BÀI 6: ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT – PHÂN TỬ

Dạng 3: So sánh sự nặng nhẹ giữa các phân tử

Dùng gì để so sánh nguyên tử này nặng hay nhẹ hơn nguyên tử khác
Phương pháp
Dùng gì để so sánh nguyên tử này nặng hay nhẹ hơn nguyên tử khác
Bài tập vận dụng
Dùng gì để so sánh nguyên tử này nặng hay nhẹ hơn nguyên tử khác
Hướng dẫn

Dùng gì để so sánh nguyên tử này nặng hay nhẹ hơn nguyên tử khác
Phương pháp
Dùng gì để so sánh nguyên tử này nặng hay nhẹ hơn nguyên tử khác

Ví dụ
Phân tử H2O nặng hay nhẹ hơn phân tử HCl?
Giải
H2O = 1 . 2 + 16 = 18
HCl = 1 + 35,5 = 36,5
Lập tỉ lệ:
18 / 36,5»0,5
Vậy H2O nặng hơn HCl 0,5 lần.

Dùng gì để so sánh nguyên tử này nặng hay nhẹ hơn nguyên tử khác
Bài tập vận dụng
Bài 1
So sánh sự nặng nhẹ của các phân tử:
a/ Phân tử magieoxit (MgO) nặng hay nhẹ hơn phân tử natrihiđroxit (NaOH) bao nhiêu lần?.
b/ Sắt(III)oxit Fe2O3nặng hay nhẹ hơn phân tử oxit sắt từ (Fe3O4) bao nhiêu lần?.
c/ Lưu huỳnh đioxit (SO2) nặng hay nhẹ hơn phân tử điphotpho pentaoxit (P2O5) bao nhiêu lần?
d. Nước vôi trong Ca(OH)2nặng hay nhẹ hơn sắt(II) clorua FeCl2bao nhiêu lần?
e/ Khí hidro nặng hay nhẹ hơn phân tử không khí bao nhiêu lần. Biết PTK không khí =29.
f/ Khí Clo nặng hay nhẹ hơn phân tử không khí bao nhiêu lần. Biết PTK không khí=29.
Bài 2
Cho các chất có công thức phân tử lần lượt là: H2; O2; N2; NO; NO2; SO2; CH4; C2H2. Chất khí nào nhẹ hay nặng hơn không khí bao nhiêu lần? Biết PTK của không khí bằng 29.
Dùng gì để so sánh nguyên tử này nặng hay nhẹ hơn nguyên tử khác
Hướng dẫn
e) Giảng: khí hidro dù chưa có công thức hay thông báo số nguyên tử, nhưng chúng ta đã biết đơn chất phi kimở thể khí (hầu hết phân tử đều gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau).
Cụ thể khí hidro (2H).
Giải:
PTK khí hidro : 2. 1 = 2
Lập tỉ lệ:
2 / 29»0,07
Vậy H2nhẹ hơn không khí 0,07 lần.
d/ và bài 2 làm tương tự.