Dung dịch sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, nhất là các kỹ năng, biện pháp xử lý nhiễm trùng rốn hết sức quan trọng, bởi nếu chăm sóc rốn không đúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Bài viết này cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cần thiết trong việc chăm sóc rốn cho trẻ.

Hằng năm, có rất nhiều trẻ bị nhiễm trùng rốn. Một số trường hợp rất nặng, khó điều trị và để lại di chứng như: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, vàng da mà nguyên nhân là do trẻ chưa được sự chăm sóc rốn đúng. 

Những sai lầm mà các bậc phụ huynh thường mắc phải khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là: không dám đụng vào rốn của trẻ, chờ đến khi trẻ rụng rốn mới đụng đến; mang băng rốn quá kín, kéo dài 2-3 tháng mới mở ra… Những thói quen này đã ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Những lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là việc rất quan trọng. Đó là một quá trình liên tục, phải làm từ ngay sau sinh tới khi rốn rụng, lên sẹo khô. Phải bảo đảm vô khuẩn khi cắt rốn và làm rốn.

Dung dịch sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh

Ba mẹ cần có kỹ năng chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh để con không bị nhiễm trùng

Nếu người mẹ vẫn ở tại các cơ sở y tế thì việc chăm sóc rốn chủ yếu do các bác sĩ, điều dưỡng viên thực hiện. Nếu sinh thường, không có nguy cơ, sản phụ được thầy thuốc cho về nhà tự theo dõi tiếp. 

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Nếu sản phụ và bé được đưa về nhà thì việc chăm sóc, theo dõi để phát hiện các bất thường của rốn lại do chính các sản phụ hoặc người nhà sản phụ thực hiện. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, việc chăm sóc rốn sẽ được thực hiện như sau:

Hằng ngày, nên rửa rốn bằng dung dịch cồn 70% với bông sạch. Để thoáng, không băng rốn sau khi mở kẹp rốn; dùng bông sạch tẩm cồn 70 độ lau nhẹ nhàng từ chân rốn lên dần. Lặp lại như trên từ 2-3 lần. Sát trùng rộng da xung quanh rốn.

Nên chú ý, việc tắm, lau người, chăm sóc rốn cho trẻ không ảnh hưởng đến rốn nhưng phải để rốn khô thoáng sau chăm sóc. Tránh rắc tiêu lên rốn trẻ sau khi rụng rốn; không rắc bột kháng sinh, không bôi thuốc đỏ vào rốn; không đắp lá cây, xác sinh vật… kể cả thuốc lên rốn trẻ. 

Nếu trong quá trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, thấy rốn rỉ máu, chảy nước màu vàng, rốn sưng đỏ, có mủ, có mũi hôi, rốn có u hạt to, không khô… cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế vì có nguy cơ rốn bé bị nhiễm trùng.

Tóm lại, khi chăm sóc rốn cho trẻ, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, điều dưỡng viên; theo dõi thường xuyên để phát hiện và xử trí sớm các trường hợp bất thường, tránh được các biến chứng không đáng có.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trẻ sơ sinh thường rụng rốn sau 1 đến 4 tuần. Hiện nay các bác sĩ Nhi khoa đều khuyên nên để hở, không cần băng kín nhưng phải theo dõi, chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách (rửa rốn đúng cách) để kịp thời phát hiện nếu rốn trẻ có mủ và luôn giữ sạch sẽ rốn cho bé.

Dung dịch sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh
Dung dịch sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường rụng rốn sau 1 đến 4 tuần (ảnh minh họa)

Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh có thể gặp nhiều lúng túng với các bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ. Đặc biệt khi sinh ra, cơ thể trẻ sơ sinh thường nhỏ bé và mềm nên khi vệ sinh rốn cho con, các bậc phụ huynh nên thực hiện theo các bước sau:

Dung dịch sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách để kịp thời phát hiện nếu rốn trẻ có mủ và luôn giữ sạch sẽ rốn cho bé. (ảnh minh họa)

Bước 1: Chuẩn bị gạc và gạc rốn vô trùng, nước muối NaCl 0.9%, cồn 70 độ hoặc 90 độ, Povidine 5% (nếu có).

Bước 2: Người lớn rửa tay sạch bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 70 độ hoặc 90 độ để tránh virus, vi khuẩn từ tay xâm nhập vào rốn của trẻ.

Bước 3: Nhẹ nhàng tháo băng rốn, dùng gạc vô trùng, nâng cuống rốn nhẹ nhàng.

Bước 4: Quan sát cuống rốn của trẻ (chân, mặt cắt, dây rốn, rốn) và vùng da quanh rốn xem có bị viêm đỏ, mủ, dịch vàng hay có chảy máu không. Chú ý xem rốn của bé xem có mùi hôi không.

Bước 5: Dùng gạc hay bông gòn vô trùng tẩm dung dịch sát trùng lần lượt theo thứ tự: chân rốn, thân cuống rốn (từ chân rốn lên mặt cuống rốn), kẹp rốn, mặt cắt cuống rốn.

Bước 6: Sát trùng vùng da xung quanh rốn từ trong ra ngoài, rộng ra vùng xung quanh khoảng 5cm.

Bước 7: Băng lớp gạc mỏng vô trùng nếu rốn còn tươi.

Bước 8: Quấn tã vùng dưới rốn, tránh phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn.

Sau đó theo dõi và chăm sóc rốn hàng ngày cho trẻ để sớm phát hiện nguy cơ nhiễm trùng rốn và tai biến, đặc biệt là các trường hợp rốn rụng chậm sau 10 ngày.

Khi nào cần cho trẻ đi khám ngay?

Nếu quan sát thấy rốn của trẻ sơ sinh có một trong các biểu hiện sau, thì cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay:

Dung dịch sát trùng rốn cho trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh vô cùng nguy hiểm, vì vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý kỹ khi chăm sóc rốn cho trẻ. (ảnh minh họa)

– Rốn trẻ rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc có mủ.

– Chảy máu rốn nhiều, khó cầm máu.

– Vùng da quanh rốn sưng nề, tấy đỏ, trẻ quấy khóc.

– Rốn có chồi hạt, rỉ nước kéo dài hay rốn chậm rụng sau 3 tuần.

LƯU Ý: Tuyệt đối không rắc kháng sinh hoặc bất kỳ chất gì khác lên rốn mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh. Các bậc phụ huynh nếu có thắc mắc gì về các vấn đề bệnh lý ở trẻ nhỏ cần tư vấn hay đặt lịch thăm khám cho bé tại Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

Hỏi - 19/08/2015
Em mới sinh bé được 10 ngày, rốn bé có hơi chảy máu do cọ sát với quần áo. Nghe 1 chị quen biết chỉ em dùng Betadin sát trùng cho bé. Vì em không biết nên dùng 2 lần, khoảng 3 giọt nguyên chất mỗi lần. Sau đó em lên mạng tìm hiểu thì thấy sản phẩm này không được dùng cho trẻ sơ sinh vì rất độc, gây suy tủy gì đó. Ngay cả em cũng không được dùng để rửa vết may tầng sinh môn. Mà em cũng dùng 10 ngày rồi. Em lo cho bé quá có sao không bác sĩ?

Trả lời
Chào chị,

Thành phần của dung dịch sát khuẩn Betadine 10% là Povidine-iodine, phức hợp của iod với polyvinylpyrrolidon. Đây là một thuốc sát khuẩn được dùng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương.

Khi mang thai và thời kỳ cho con bú, chỉ dùng Betadine khi có chỉ định của thầy thuốc và phải dùng liều càng thấp càng tốt. Điều này cũng áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trong những trường hợp này, phải đánh giá chức năng tuyến giáp trạng của trẻ.

Dung dịch Povidine-iodine chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi và trẻ sơ sinh. Chị đã vệ sinh rốn cho bé bằng dung dịch này 2 lần: nếu chị nhỏ dung dịch lên tăm bông đề chùi thì không sao, nhưng nếu nhỏ trực tiếp 3 giọt lên rốn thì chị cần tư vấn thêm tại bác sĩ chuyên khoa nhi khi đưa bé khám định kỳ. Để vệ sinh rốn cho bé, chị nên dùng nước muối sinh lý 0,9% hoặc cồn 70 độ, không được dùng bất kỳ thuốc gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Chị không nên quá lo lắng nếu đã dùng dung dịch Povidine-iodine để rửa vết may tầng sinh môn. Do vết may tầng sinh môn nhỏ, lượng thuốc hấp thu vào cơ thể người mẹ hoặc bài tiết qua sữa mẹ không đáng kể. Tuy nhiên, trong thời gian cho con bú, chị nên hạn chế sử dụng dung dịch Povidine-iodine, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Chúc chị và bé được nhiều sức khỏe.

DS. Võ Trương Diễm Phương
Khoa Dược – BV Từ Dũ