Dịch vụ công trực tuyến hải quan là gì năm 2024

Tổng cục Hải quan đã xây dựng và hoàn thiện việc triển khai mở rộng các thủ tục kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Dịch vụ công trực tuyến hải quan là gì năm 2024
Giao diện đăng ký tài khoản.

Để triển khai thống nhất, Tổng cục Hải quan đã có công văn hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện.

Theo đó, các thủ tục kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=4&cid=1191 kể từ ngày 15/11/2023.

Đối với chủ thể quyền và người được ủy quyền hợp pháp khi làm thủ tục trên Cổng dịch vụ, cần lưu ý về dung lượng file tải lên. Để đảm bảo hiệu năng, hệ thống yêu cầu các file tải lên có dung lượng nhỏ hơn hoặc bằng 3 MB.

Trường hợp file có dung lượng lớn hơn 3 MB, người làm thủ tục có thể chia thành các file có dung lượng nhỏ hơn và tải lên tại mục "Tệp tin đính kèm khác" trên hệ thống.

Về cách thức khai báo đường dẫn, hiện tại không có quy định cụ thể đối với việc khai báo dữ liệu thông qua đường link. Do đó, Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ nghiên cứu thêm để thực hiện khi có điều kiện cho phép.

Về sử dụng chữ ký số với các file tải lên, đối với người làm thủ tục là doanh nghiệp, các file gửi lên bắt buộc phải có ký số bằng chữ ký số đã đăng ký của doanh nghiệp để xác thực theo quy định; đối với người làm thủ tục là cá nhân, các file gửi lên không bắt buộc phải có chữ ký số.

Đối với các dữ liệu về sở hữu trí tuệ đã được chấp nhận trước đó và còn thời hạn hiệu lực, Tổng cục Hải quan cho biết sẽ sớm hoàn thiện việc cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Cổng dịch vụ công trực tuyến.

https://binhphuoc.gov.vn/vi/haiquan/hai-quan-viet-nam/dich-vu-cong-truc-tuyen-hai-quan-dac-biet-co-y-nghia-trong-viec-phong-chong-dich-covid-19-389.html /themes/binhphuoc/images/no_image.gif

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chung tay vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương và người dân, cộng đồng doanh nghiệp, việc triển khai cung cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.

Tính đến hết quý I/2020, thông qua các hệ thống dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) gồm: Hệ thống Thông quan tự động VNACCS/VCIS; cổng thông tin một cửa quốc gia; cổng thanh toán điện tử, Hệ thống HQ36a, ngành Hải quan đã cung cấp DVCTT mức độ 3,4 cho 171/192 thủ tục hành chính (TTHC) chiếm 89% tổng số TTHC trong lĩnh vực Hải quan. Trong đó, có 162 thủ tục đã được cung cấp DVCTT mức độ 4 (đạt tỷ lệ 84,4%).

Việc thực hiện các TTHC thông qua DVCTT đặc biệt có ý nghĩa trong việc phòng chống dịch Covid -19 trong giai đoạn hiện nay với một số lợi ích cụ thể sau:

- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Khi thực hiện các TTHC qua các hệ thống DVCTT, doanh nghiệp giảm được thời gian đi lại, chờ đợi tại địa điểm thực hiện thủ tục. Đồng thời, các hồ sơ TTHC khi thực hiện qua DVCTT cũng được số hóa, giúp doanh nghiệp có thể cắt giảm được các chi phí về hồ sơ, giấy tờ, in ấn. Trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, việc giảm tiếp xúc với hồ sơ cũng là góp phần giảm sự lây lan của dịch bệnh.

- Chống tham nhũng, phiền hà, sách nhiễu: Thực hiện TTHC qua các hệ thống DVCTT giúp cho người dân và doanh nghiệp không cần phải trực tiêp đên trụ sở cơ quan Hải quan. Người dân và doanh nghiệp có thê nộp hô sơ qua hệ thống từ thiết bị có kết nối mạng Internet. Việc tiếp nhận, xử lý, trả kết quả đều được thực hiện qua mạng Internet, nhờ đó có thể giảm được sự tiếp xúc trực tiếp của người làm thủ tục và công chức, giúp giảm sự phiền hà, sách nhiễu. Đồng thời, giảm tiếp xúc là yếu tố quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giảm chi phí cho ngân sách nhà nước, công khai minh bạch thông tin: Việc giải quyết thủ tục thông thường đòi hỏi cơ quan nhà nước phải sắp xếp nhiều nhân lực hơn đế tiếp nhận, rà soát hồ sơ cũng như giải đáp, hỗ trợ người dân thực hiện TTHC trực tiếp tại trụ sở. Tuy nhiên, với việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), hệ thống thông tin có thể giúp người dân dễ dàng tiếp nhận thông tin, hướng dẫn thực hiện; hỗ trợ các cơ quan trong việc rà soát xử lý hồ sơ TTHC, giúp cho các cơ quan nhà nước có thể nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, sử dụng nguồn lực hiệu quả.

Đồng thời, với việc tiếp nhận hồ sơ TTHC thông qua các hệ thống DVCTT, ngành Hải quan cũng có thể thuận lợi triển khai làm việc từ xa nhờ dễ dàng phân luồng hồ sơ cho công chức trên hệ thống, đáp ứng các yêu cầu về cách ly xã hội trong thời điểm bùng phát dịch bệnh.

Việc thực hiện DVCTT trước hết là nhằm đáp ứng các yêu cầu triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về cải cách TTHC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đặc biệt là Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, các Nghị quyết số 19/NQ-CP từ năm 2014-2018, Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2019 và năm 2020 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi thương mại. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, thực hiện DVCTT không chỉ đơn thuần đem lại những lợi ích về thời gian, chi phí, công khai, minh bạch mà còn là hành động thiết thực góp phần chung tay cùng cả nước chặn đứng dịch bệnh.