Bản sao chứng minh nhân dân là gì năm 2024

Chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính ? thời hạn có giá trị sử dụng đối với bản sao giấy CMND được chứng thực theo quy định của pháp luật, được xác định theo thời hạn có giá trị sử dụng “còn lại” của bản chính giấy CMND theo quy định của pháp luật./.

Công chứng Căn cước công dân (CCCD) là thủ tục mà cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào Căn cước công dân bản chính để thực hiện việc chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Căn cứ Điều 5 Nghị định 23 năm 2015, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện chứng thực CCCD là:

Phòng Tư pháp cấp huyện với người có thẩm quyền thực hiện là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp.

Uỷ ban nhân dân cấp xã với người có thẩm quyền thực hiện là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Cơ quan đại diện (Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài) với người có thẩm quyền thực hiện là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự.

Tổ chức hành nghề công chứng (Văn phòng công chứng, Phòng công chứng) với người có thẩm quyền thực hiện là công chứng viên.

Để chứng thực CCCD, người yêu cầu chỉ cần mang theo bản chính Căn cước công dân. Dựa vào bản chính này, người có thẩm quyền sẽ đối chiếu, dựa vào bản chính này để thực hiện chứng thực bản sao CCCD từ bản chính này.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không có phương tiện để chụp, in, photo... thì người yêu cầu chứng thực có thể phải chuẩn bị thêm bản sao Căn cước công dân từ bản chính.

(PLO)- Luật Công chứng và Nghị định 23/2015 đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực.

Tôi đã được cấp căn cước công dân (CCCD) từ năm 2016 và hiện tại CCCD vẫn còn giá trị sử dụng.

Cách đây hai tháng tôi làm mất CCCD nhưng chưa làm thủ tục để cấp mới.

Cho tôi hỏi, nếu tôi sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) sao y chứng thực từ một năm trước để thay thế cho CCCD bản chính có được không và thời hạn sử dụng những giấy tờ được sao y chứng thực là bao lâu?

Bạn đọc Phan Hưng, TP.HCM

Bản sao chứng minh nhân dân là gì năm 2024

Người dân đến thực hiện thủ tục công chứng tại một văn phòng công chứng ở TP.HCM.

Ảnh : NGUYỄN HIỀN

Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015 đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực.

Do vậy về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.

Tuy nhiên, trên thực tế, bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại:

Bản sao vô thời hạn: Bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.

Bản sao có thời hạn: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng), Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng), CCCD bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.

Ngoài ra, trước đây, Bộ Tư pháp có Công văn trả lời kiến nghị của công dân về thời hạn sử dụng và giá trị pháp lý của bản sao chứng thực từ bản chính.

Theo Bộ Tư pháp, hiện nay, pháp luật chứng thực không quy định về thời hạn sử dụng bản sao chứng thực từ bản chính. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định 23/2015 (về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch) thì bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu khi chứng thực. Trường hợp bản chính có sự thay đổi thông tin, nội dung thì bản sao đã được chứng thực trước đó không có giá trị sử dụng thay cho bản chính hiện tại.

Do đó, đối với trường hợp của bạn, nếu CCCD của bạn vẫn còn giá trị sử dụng thì bạn có thể sử dụng sao y chứng thực để thực hiện các giao dịch như CCCD bản chính. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, phần lớn khi thực hiện thủ tục hành chính hoặc giao dịch dân sự, hầu hết đều sẽ diễn ra quá trình đối chiếu giữa bản sao và bản gốc. Vì thế bạn nên làm thủ tục báo mất CCCD và yêu cầu cấp mới càng sớm càng tốt bởi nếu không thể đối chiếu thì bạn cũng không thể tham gia vào bất kỳ thủ tục hoặc giao dịch nào.

Trong khoảng thời gian đợi cấp mới, bạn có thể yêu cầu cơ quan công an xác nhận số CCCD, dựa vào văn bản này mà bạn có thể tham gia vào các thủ tục hành chính và giao dịch dân sự, việc xin cấp mới CCCD cũng yêu cầu bạn phải cung cấp văn bản xác nhận số CCCD này.

Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP , bản sao được quy định là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Sổ gốc theo quy định là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.

2. Giá trị pháp lý của bản sao

Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:

- Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Bản photo chứng thực có được xem là bản sao không?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP , bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Đồng thời Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao như sau:

- Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

- Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.

Căn cứ các quy định nêu trên, có thể hiểu bản sao không bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (chứng thực). Bản sao có thể chia thành 03 loại: Bản photo từ bản chính, bản sao chứng thực và bản sao được cấp từ sổ gốc.

Như vậy, ngoài bản chụp bằng điện thoại, máy ảnh; bản đánh máy… bản photo từ bản chính (chưa chứng thực) cũng được coi là bản sao.

\>>> Xem thêm: Bản sao y chỉ có hiệu lực trong thời gian là 6 tháng có đúng không? Thẩm quyền chứng thực bản sao y do ai quyết định?

Có được dùng hộ chiếu để xin cấp bản sao từ sổ gốc không? Và bản sao được cấp từ sổ gốc có hiệu lực bao nhiêu lâu?

Ai có quyền yêu cầu cấp bản sao giấy khai sinh? Cơ quan nào thực hiện cấp bản sao từ giấy khai sinh?

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Bản sao căn cước công dân là gì?

Sao y căn cước công dân có thể hiểu là bản căn cước công dân được chứng thực sao y bản chính. Đây chính là thủ tục mà các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ căn cứ vào CCCD bản chính. Sau đó thực hiện chứng thực, sao y để xác định bản sao đúng với bản chính.

Bản sao giấy chứng thực cá nhân là gì?

Nội dung: Chứng thực bản sao từ bản chính là việc chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản của bản sao là đúng với bản chính. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chứng thực bản sao từ bản chính.

Công chứng chứng minh nhân dân mất bao lâu?

Khoản 2 Điều 43 Luật Công chứng năm 2014 nêu rõ, thời hạn công chứng là không quá 02 ngày làm việc. Riêng những loại hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp mà công chứng viên cần phải xác minh, tìm hiểu, làm rõ thêm thì thời hạn công chứng có thể kéo dài không quá 10 ngày làm việc.

Bản photo công chứng là gì?

Bản photo được coi là bản sao chính thức hoặc bản sao không chính thức, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Ví dụ, bản photo được sử dụng để nộp cho cơ quan nhà nước thường cần phải được chứng thực là đúng với bản gốc.