Đánh giá khách quan là gì năm 2024

Theo bạn, trong 6 phát biểu dưới đây, phát biểu nào đưa ra dữ kiện (khách quan), phát biểu nào đang nói về quan điểm (chủ quan)?

  • Bố anh cao hơn bố tôi.
  • Mẹ tôi tuyệt vời nhất thế giới.
  • Số điện thoại của tôi rất khó nhớ.
  • Độ sâu ở đáy đại dương là 11,030 mét.
  • Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
  • Chó Phú Quốc dễ nuôi hơn chú Tây Tạng.

TRẢ LỜI: chỉ có 2 phát biểu thuộc nhóm dữ kiện (khách quan), còn lại là thuộc nhóm quan điểm chủ quan. Vậy phát biểu nào thuộc nhóm nào vậy? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phân biệt rất rõ ràng 2 khái niệm: Dữ kiện và Quan điểm.

Đánh giá khách quan là gì năm 2024

Vì sao cần phân biệt giữa Dữ kiện và Quan điểm?

Xét về mặt định nghĩa, chắc chẳng mấy ai nhầm lẫn giữa 2 khái niệm ‘Dữ kiện‘ và ‘Quan điểm‘.

Dữ kiện: điều được thừa nhận hoặc đã biết, được dựa vào để lập luận, nghiên cứu, tìm tòi. (Nguồn: soha)

Quan điểm: cách nhìn, cách suy nghĩ, cách xem xét đánh giá về một sự vật, sự việc nào đó. (Nguồn: soha)

Định nghĩa rõ ràng như vậy? Sao chúng ta có thể dùng sai thậm chí đánh tráo khái niệm của 2 từ này được nhỉ?

Ví dụ cụ thể: có bao giờ bạn nghe ai đó nói câu “Em chỉ nói sự thật” hoặc ‘Tính tôi thẳng như ruột ngựa, có sao nói vậy’ chưa? Nếu có thì bạn hiểu ý của họ là gì? Chẳng phải họ đang nói rằng họ chỉ nói ‘sự thật’ mà ‘sự thật’ ở đây là những gì họ cho rằng luôn đúng, ai cũng biết và mọi người phải chấp nhận ‘sự thật’ đó? Chẳng phải họ đang nói rằng những gì họ nói là dữ kiện hay sao?

Xin thưa, đây là một ví dụ điển hình của một hành vi rất phổ biến của chúng ta: chúng ta đang trình bày/phát biểu một quan điểm của mình như một dữ kiện luôn đúng, bất di bất dịch.

Sự nhầm lẫn này tưởng chừng vô hại nhưng lại gây ra những tác hại vô cùng lớn. Bởi vì một khi quan điểm trở thành dữ kiện thì người nói sẽ mất đi khả năng nhìn nhận sự việc ở nhiều góc nhìn và từ đó hạn chế rất nhiều tư duy phản biện của mình.

Đánh giá khách quan là gì năm 2024

Vậy tôi đang nói dối à?

Sẽ có người đến đây hỏi ‘Thế thì nghĩ sao nói vậy là sai à? Thế tôi nói ra quan điểm của cá nhân tôi thì là không đúng sự thật, là đang nói dối à?’

À không, bài viết này không có ý chê bai sự chính trực, trung thực, và thành thực. Đương nhiên ai cũng có quyền phát biểu ý kiến, quan điểm của riêng mình, ai cũng có quyền NÓI THẬT.

Nhưng có 3 loại sự thật mà chúng ta cần phân biệt rất rõ ràng:

  1. Sự thật cá nhân = quan điểm. Đây là sự thật mà cá nhân mỗi con người chúng ta mặc định, cho là đúng.
  2. Sự thật cộng đồng. Đây là sự thật được hình thành khi chúng ta lặp đi lặp lại 1 điều gì đó quá nhiều lần cho đến khi mọi người ai cũng tin rằng điều đó là đúng. Tôn giáo và chính trị là 2 ví dụ rất cụ thể của sự thật này
  3. Sự thật khách quan = dữ kiện. Đây là sự thật LUÔN LUÔN đúng và được thiết lập không phải do 1 hoặc 1 vài người dựng nên mà là do các phương pháp và công cụ khoa học kiểm chứng được.

Thế nên, từ nay trở đi, trước khi bạn nói ‘Tôi chỉ nói sự thật’, hãy tự đặt cho mình 1 câu hỏi ‘Tôi đang nói sự thật nào trong 3 loại sự thật?’ Trả lời câu hỏi đó sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề rõ ràng hơn rất nhiều, trả lời câu hỏi đó sẽ làm bạn suy nghĩ sâu sắc hơn, tư duy rành mạch hơn, và có một cái nhìn sáng suốt hơn.

cho chúng tôi”. Có lẽ bạn sẽ thường xuyên được nghe, được nhắc đến hai từ “khách quan”. Vậy bạn có hiểu ? Cái nhìn này đem lại những lợi ích gì trong công việc của bạn? Hãy cùng JobsGO giải đáp ở nội dung bài viết sau.

Đánh giá khách quan là gì năm 2024
Đánh giá khách quan là gì năm 2024

Đánh giá khách quan là gì năm 2024
Tính khách quan là gì? Tính chất, nguyên tắc của tính khách quan

Mục lục

Tính khách quan là thuật ngữ sở hữu nhiều nghĩa được sử dụng trong một số trường hợp như:

  • Khách quan chỉ việc nhìn nhận sự vật, sự việc một cách thực tế, chính xác và không bị chi phối bởi bất kỳ lý do, người hoặc vật nào.
  • Khách quan chỉ những sự việc, sự vật diễn ra ngoài ý muốn, dự định của chủ nhân.
  • Khách quan đòi hỏi nhận thức của con người phải dựa trên thực tế, tôn trọng tuyệt đối thực tế.
  • Khách quan chỉ sự vận động tự nhiên không phụ thuộc vào con người của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ về tính khách quan:

  • Nhà báo khi viết báo, đưa tin về các vụ tai nạn giao thông sẽ phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn tin cậy. Bài báo dựa trên thông tin có thật, có nhân chứng và không bị chi phối bởi suy nghĩ chủ quan của nhà báo đảm bảo được yếu tố khách quan.
  • Các vấn đề ô nhiễm môi trường một phần xuất phát từ con người nhưng lại nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Chúng ta chỉ có thể khắc phục, cải thiện chứ không thể đưa về trạng thái ban đầu.

2. Tính Chất Của Khách Quan Là Gì?

Để giải đáp chi tiết hơn câu hỏi tính khách quan là gì, chúng ta sẽ cùng tìm đi sâu vào tìm hiểu các tính chất của tính khách quan:

  • Không thiên vị: Thể hiện sự đối xử công bằng với tất cả các đối tượng dù có khác biệt lớn đến đâu.
  • Tôn trọng sự thật: Suy đoán, cảm tính làm ảnh hưởng đến tính khách quan nên chỉ có sự thật được công nhận trên thực tế.
  • Sự kiểm chứng: Khách quan luôn gắn liền với kiểm chứng để đảm bảo sự thật thay vì giả định vô căn cứ.
  • Không bị chi phối: Không lý do nào như ý kiến, tôn giáo, áp lực xã hội,… có thể ảnh hưởng hay thay đổi tính khách quan.
  • Được chấp nhận chung: Tính khách quan được chấp nhận bởi các chuyên gia, cộng đồng như một sự thật hiển nhiên.
    Đánh giá khách quan là gì năm 2024
    Tính chất của khách quan là gì?

3. Các Nguyên Tắc Khách Quan

Tính khách quan được đảm bảo thông qua 4 nguyên tắc sau đây:

3.1. Nguyên Tắc Khách Quan Trong Triết Học

Trong lĩnh vực triết học, tính khách quan giữ vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện rõ ràng ở triết học khoa học và triết học tri thức:

  • Triết học khoa học: Các lập luận đưa ra trong triết học để được công nhận phải đảm bảo tính phổ quát và kiểm chứng được trên thực tế. Kết luận sẽ được đưa ra bởi bằng chứng, chứng cứ thay vì suy đoán, giả thiết hay quan điểm của một cá nhân nào đó.
  • Triết học tri thức: Kiến thức sử dụng trong triết học tri thức phải được xây dựng dựa trên bằng chứng, dữ liệu khách quan có căn cứ, nguồn gốc rõ ràng. Việc này không những đảm bảo tính khách quan mà còn khẳng định mức độ tin cậy và làm cơ sở vững vàng cho tiến bộ trong triết học, khoa học.

3.2. Nguyên Tắc Khách Quan Trong Xây Dựng Pháp Luật

Từ khâu lập dự thảo, xây dựng đến thực thi, các quy định pháp luật phải đảm bảo:

  • Sự độc lập, trung lập: Toàn bộ quy định của pháp luật phải được xây dựng dựa trên sự độc lập, trung lập và không bị chi phối, ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.
  • Công bằng: Quy định pháp luật phải đảm bảo được sự bao quát, công bằng, bình đẳng với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh.
  • Chính xác và minh bạch: Quy định pháp luật cần đảm bảo tính chính xác tuyệt đối trong quá trình xây dựng. Trong khi đó, quá trình thực thi, áp dụng phải đảm bảo đủ hai nguyên tắc là công khai và minh bạch.
  • Độc lập và kiểm soát: Quy định pháp luật bị chi phối, kiểm soát bởi yếu tố bên ngoài sẽ không có giá trị sử dụng trên thực tế.

3.3. Nguyên Tắc Khách Quan Trong Kế Toán

Đối với lĩnh vực đòi hỏi sự chuẩn xác tuyệt đối như kế toán, nguyên tắc khách quan thể hiện ở:

  • Tính chính xác: Tính chính xác là nguyên tắc quan trọng nhất trong kế toán. Tính chính xác vừa đảm bảo sự chuẩn chỉnh, đầy đủ, vừa chứng minh được tính hợp lệ của tài liệu kế toán.
  • Tính độc lập: Nguyên tắc được đảm bảo khi các chuyên gia, kế toán viên làm việc độc lập, đúng quy trình và không bị tác động bởi một yếu tố bên ngoài nào.
  • Tính bảo mật: Thông tin kế toán phải được bảo mật tuyệt đối để đảm bảo uy tín, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Tính bảo mật cũng đồng thời thể hiện sự tôn trọng các quy định pháp luật và phòng tránh rủi ro an ninh mạng.

3.4. Nguyên Tắc Khách Quan Trong Nghiên Cứu Khoa Học

Trong quá trình nghiên cứu khoa học, người thực hiện phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc phản biện: Kiểm tra và chứng minh giải định bằng chứng cứ hoặc phương pháp khoa học phù hợp.
  • Nguyên tắc độc lập: Tôn trọng sự thật, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quan điểm, lợi ích của bên nào.

4. Tính Khách Quan Có Tác Dụng Như Thế Nào Trong Đời Sống & Công Việc?

Vai trò nổi bật nhất của tính khách quan trong đời sống thể hiện ở sự phát triển độc lập, không bị ảnh hưởng bởi bất cứ lý do nào. Vì không bị chi phối nên tính khách quan luôn có được sự tin cậy nhất định. Tuy vậy, không có sự vật, sự việc nào trong đời sống có được tính độc lập tuyệt đối mà đa phần chỉ là tương đối.

Bởi về cơ bản, những gì chúng ta nghe được, thấy được,… đa phần thông qua truyền đạt, góc nhìn của người khác nên chắc chắn có thay đổi ít nhiều. Tính khách quan cũng cho chúng ta thấy được sự thay đổi, tiến hóa không ngừng của sự vật, sự việc, hôm nay có thể chính xác nhưng ngày mai hoàn toàn ngược lại.

Vì vậy, không ai có thể tác động vào tính khách quan mà nó chỉ có sự khác biệt theo đánh giá, góc nhìn của mỗi người.

Đánh giá khách quan là gì năm 2024
Tính khách quan có tác dụng như thế nào trong đời sống & công việc?

5. So Sánh Khách Quan Và Chủ Quan

Tính khách quan và tính chủ quan là hai khái niệm liên quan đến cách tiếp cận của người đánh giá, có vai trò trong quá trình phân tích thông tin và ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Tuy vậy, hai thuật ngữ này mang ý nghĩa gần như trái ngược, được thể hiện qua các tiêu chí sau đây:

Đánh giá khách quan và chủ quan là gì?

Khi bạn nhìn nhận và xử lý tất cả mọi vấn đề dựa trên “cái tôi” của mình, không quan tâm đến những ý kiến khác thì đó là chủ quan. Và ngược lại, bạn bỏ “cái tôi” của mình đi, lắng nghe ý kiến khác, chọn lọc, giải quyết vấn đề theo sự gợi ý của những người khác đó gọi là khách quan.

Tính khách quan có nghĩa là gì?

Tính khách quan là thuật ngữ sở hữu nhiều nghĩa được sử dụng trong một số trường hợp như: Khách quan chỉ việc nhìn nhận sự vật, sự việc một cách thực tế, chính xác và không bị chi phối bởi bất kỳ lý do, người hoặc vật nào. Khách quan chỉ những sự việc, sự vật diễn ra ngoài ý muốn, dự định của chủ nhân.

Tính khách quan trong triết học là gì?

Khách quan được hiểu là sự tồn tại độc lập của sự vật, hiện tượng không nằm trong tầm kiểm soát của con người. Khách quan được xây dựng dựa trên tính đúng đắn và sự thống nhất của số đông mà không phải xuất phát từ một chủ thể nào.

Các yếu tố khách quan là gì?

Khách quan là một khái niệm không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, quan điểm, lợi ích cá nhân hay bất kỳ yếu tố nào khác ngoài các dữ liệu và tôn trọng sự thật. Khách quan cũng có nghĩa là không thiên vị, mà phải dựa trên các chứng cứ và dữ liệu.