Đánh giá hệ thống định vị beidou năm 2024

Việc hoàn chỉnh hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh BeiDou của Trung Quốc mới đây đã nhen nhóm lại những quan ngại về an ninh và quyền riêng tư liên quan tới Phương Tây Trung Quốc đã tích hợp chức năng truyền tin hai chiều vào hệ thống BeiDou làm dấy lên những lo ngại về việc sử dụng để theo dõi các cá nhân và cài đặt các phần mềm gián điệp vào thiết bị cá nhân. Tuy nhiên hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực dẫn đường bằng vệ tinh đều nhìn nhận rằng những lo ngại này đang bị thổi phồng quá mức.

Đánh giá hệ thống định vị beidou năm 2024

Đồng thời với những phiên thảo luận nhóm nhỏ thì sự kiện hoàn chỉnh của hệ thống BeiDou cũng là chỉ dấu quan trọng chuyển sang một giai đoạn mới để khẳng định quyền lực thế giới mới của Trung Quốc và khả năng thách thức Phương Tây trên nhiều mặt.

Liên lạc hai chiều

Một số máy thu được trang bị đặc biệt có khả năng liên lạc ngược lại với vệ tinh BeiDou. Nhưng điều này không đúng với tất cả các loại máy thu hiện hữu trên thị trường (bao gồm cả trong các loại điện thoại di động thế hệ mới). Chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, tất cả các chip xử lý tín hiệu GNSS trên thị trường đại chúng, bao gồm cả BeiDou đều là chip “chỉ nhận”. Chỉ các thiết bị đặc biệt mới có khả năng khai thác đặc tính nâng cao này, và chúng chỉ xuất hiện một cách hoàn toàn yên lặng đối với người dùng ngay cả khi chúng đang ở trong chế độ hoạt động.

Người dùng vẫn thường nói rằng người ta lo ngại nhiều hơn về các vấn đề an ninh cũng như quyền cá nhân liên quan tới thông tin vị trí đã tồn tại vài thập kỷ. Điện thoại di động thường gửi báo cáo vị trí người dùng thông qua mạng lưới các trạm phát trên nền tảng thông tin triết xuất từ GPS, khoảng cách WIFI và các phương pháp tính toán ước định vị trí khác. Khả năng bị đột nhập và làm tổn hại tới điện thoại di động hoặc máy thu khác sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung chức năng chỉ nhận nguồn thông tin vị trí từ các vệ tinh BeiDou.

Cũng cần phải lưu ý một điểm quan trọng rằng việc sử dụng thiết bị đặc biệt để thực thi nhiệm vụ liên lạc hai chiều với GNSS (Global Satellite Navigation System) không phải là chức năng mới đối với BeiDou, hệ thống vệ tinh của Trung Quốc có thể đã cải thiện được chức năng này một cách tốt hơn cả trong thực tiễn, với thiết bị có chức năng hoàn chỉnh người sử dụng cũng có thể gửi các bản tin đặc biệt bằng cách sử dụng chức năng Tìm kiếm và Cứu nạn (Search and Rescue) tới cho hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS của Hoa Kỳ, Galileo của Châu Âu, và GLONASS của Nga.

Trung Quốc trỗi dậy

Hoàn chỉnh hệ thống BeiDou thực sự là bước chuyển về công nghệ mà không có bất kỳ điều gì có thể che lấp hay đặt câu hỏi được, là bước tiến vô cùng ấn tượng để xác lập tầm ảnh hưởng và sức mạnh của Trung Quốc trên trường Quốc tế. Có thể coi đây là tuyên ngôn độc lập về công nghệ với Phương Tây với tầm ảnh hưởng rộng lớn về mặt địa chính trị.

Sự kiện này đã được dự đoán trước và tổng hợp trong báo cáo năm 2017 của Uỷ ban Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc (US-China Economics and Security Review Commission). Báo cáo liệt kê các mục tiêu lớn của Trung Quốc đối với hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh BeiDou gồm:

1. Đáp ứng các yêu cầu an ninh Quốc gia bằng việc kết thúc sự phụ thuộc của quân đội vào hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh GPS;

2. Xây dựng các hệ thống ngành dọc trên nền tảng dẫn đường bằng vệ tinh để tận dụng sự phát triển và mở rộng nhanh chóng của thị trường này;

3. Củng cố danh tiếng trong nước và quốc tế thông qua việc hoàn thiện một trong bốn hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh trên quy mô toàn cầu GNSS mà trong đó có các hệ thống vẫn chưa hoàn chỉnh.

Sức mạnh Quân sự và An ninh Quốc gia – Quân đội Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố về việc phát triển một hệ thống GNSS riêng. Việc này càng được cổ vũ khi xảy ra sự kiện khủng hoảng năm 1996 liên quan tới việc quân đội nước này phóng ba quả tên lửa hướng về phía đảo Đài Loan nhằm đe doạ. Một quả rơi xuống biển cách một căn cứ quân sự của Đài Loan khoảng 11 dặm, nhưng hai quả tên lửa còn lại thì biến mất hoàn toàn. Trung Quốc sau đó tố cáo rằng Hoa Kỳ đã gây nhiễu với tín hiệu GPS và đỗ lỗi cho việc này. Quân đội Trung Quốc thực sự khó chịu và bị bẽ mặt sau sự kiện khủng hoảng này.

Việc có toàn quyền đối với một hệ thống GNSS đối với Quân đội Trung Quốc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nó sẽ loại bỏ tất cả các vấn đề phát sinh do phụ thuộc vào các vệ tinh định vị của Hoa Kỳ, Nga, hay Châu Âu. BeiDou là hệ thống vệ tinh mới nhất trên thế giới đồng thời cũng được trang bị những tính năng cao cấp. Trung Quốc cũng tuyên bố đã tích hợp vào BeiDou những công nghệ tiên tiến nhất để ngăn chặn nhiễu nghẽn có chủ ý, ngăn chặn phá hoại có chủ ý vào phiên bản BeiDou sử dụng riêng cho các mục đích an ninh quốc phòng. Sau hàng thập kỷ quan trắc và phân tích các loại can nhiễu đối với tín hiệu GNSS, thực hiện sản xuất và chế thử các phiên bản riêng của Trung Quốc, khó có thể hình dung được việc các kỹ sư của Trung Quốc lại không trang bị cho BeiDou những chức năng và công nghệ tối tân nhất.

Việc đưa BeiDou vào hoạt động cũng có nghĩa rằng Quân đội Trung Quốc cũng có khả năng tự do can thiệp hay gây khó cho GPS và các hệ thống GNSS khác trên phương diện chiến lược và chiến thuật nâng cao mà không gây nguy hiểm cho chính các dịch vụ và hạ tầng của BeiDou. Dường như mức độ nghẽn và can nhiễu tín hiệu ở các khu vực nhạy cảm như Quần đảo Trường Sa, Quần đảo Hoàng Sa và các hải cảng lớn của Trung Quốc ngày càng ra tăng. Thậm chí nếu không làm như vậy, thì khả năng Quân đội Trung Quốc tăng cường các tình huống phức tạp bất thường nhằm gây cản trở hoạt động của các lực lượng quân sự Phương Tây sẽ là bước đi tất yếu.

Đánh giá hệ thống định vị beidou năm 2024

Sức mạnh Kinh tế - Rõ ràng những lợi ích về kỹ thuật công nghệ và thương mại mà hệ thống BeiDou có khả năng mang lại cho Trung Quốc là điều khỏi phải bàn cãi. Lợi ích trực tiếp cho các hãng sản xuất và buôn bán thiết bị, lợi ích cho các ngành kinh tế và công nghệ phụ thuộc vào dịch vụ định vị vị trí, bổ sung lợi ích cho các lĩnh vực kinh tế và công nghệ vốn đã vô cùng ấn tượng trong một thời gian dài của Trung Quốc. Điều này đặc biệt đúng kể từ khi ba dịch vụ cơ bản của GNSS là PNT gồm Định vị P (Positioning), Dẫn đường N (Navigation) và Thời gian T (Timing) trở thành hợp phần phát triển tất yếu của rất nhiều hệ thống mạng và các hệ thống kỹ thuật công nghệ xương sống của nền kinh tế. Với lợi thế thị trường trong nước vô cùng to lớn và sự nhạy bén cũng như phương pháp tiếp cận năng động ở thị trường nước ngoài, tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm liên quan tới GNSS Trung Quốc liên tục tăng trưởng nhiều năm (trung bình hàng năm tăng 20% theo các báo cáo của Trung Quốc) mang lại nguồn thu nhập vô cùng to lớn.

Tự hào Dân tộc và Quyền lực Mềm – Tờ Asian Times gần đây đã chạy dòng tít “Việc công bố chính thức hoàn chỉnh hệ thống BeiDou là chỉ dấu cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc để trở thành cường quốc không gian”. Điều này có lẽ đã được xác định từ trước, với việc hoàn chỉnh BeiDou, Phương Tây chắc chắn sẽ không thể xem thường những thành tựu khoa học và kỹ thuật không gian mà người Trung Quốc đã đặt lên BeiDou. BeiDou giúp nâng tầm và khẳng định vị thế toàn cầu của Trung Quốc và đã xác lập được rõ ràng vị trí này, dưới con mắt của những người cấp tiến trên thế giới, Trung Quốc đang xây dựng mối quan hệ đồng minh và dần trở thành nhà cung cấp ít nhất là tốt bằng hoặc có thể còn tốt hơn so với Hoa Kỳ hay Châu Âu. Trung Quốc hiện đang nồng ấm sẵn sàng chia sẻ tiện ích PNT mới của BeiDou với các đối tác và nhiều hơn thế nữa, không chỉ đơn thuần cho mục đích kinh tế, mà quan trọng hơn là tìm kiếm các đối tác có chung lợi ích chiến lược trong dài hạn.

Từ bỏ GPS

Ở bình diện khu vực, Trung Quốc đang thuyết phục các nước láng giềng triển khai BeiDou phục vụ cho các chương trình PNT quốc gia và dần từ bỏ GPS. Một trong những ví dụ điển hình nhất là việc cung cấp cho Thái Lan gần 300 triệu đô la Mỹ thông qua chương trình hỗ trợ phát triển nước ngoài để quảng bá và sử dụng BeiDou trong các cơ quan, tổ chức chính phủ Thái Lan. Trong tờ The Diplomat số Tháng 7, Tiến sỹ Namrata Goswami đưa ra nhận định:

“BeiDou được định vị trong ‘Con đường Tơ lụa Thông tin’ của Trung Quốc, một hợp phần trong các tuyến đường tơ lụa trên đất liền và trên biển thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường BRI (Belt and Road Initiative) của quốc gia này. Trung Quốc hiện tại có thể mở rộng tầm ảnh hưởng từ các môi trường khác nhau gồm đất liền, trên biển và trong không gian bằng chính hệ thống vệ tinh không gian BeiDou mà họ đã xây dựng, BeiDou có khả năng cung cấp thông tin dẫn đường cho các chiến cơ, tàu ngầm, tên lửa, cũng như các dịch vụ thương mại độc lập dựa trên nền tảng dẫn đường của BeiDou. Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đang bán ‘Con đường Tơ lụa Thông tin’, bằng cách tạo thành gói bao gồm BeiDou và các mạng 5G cho khách hàng trên toàn thế giới bằng việc quảng bá gói giải pháp hạ tầng công nghệ hoàn chỉnh phục vụ cho cuộc sống tương lai của con người trong thế kỷ 21”

Việc mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua BeiDou đang tiến rất nhanh và đã có một danh sách các quốc gia tìm kiếm mối quan hệ gần gũi và chặt chẽ hơn với Trung Quốc thông qua BeiDou.

Mohamed Ben Amor, Tổng thư ký Tổ chức Công nghệ Thông tin và Truyền thông Arab (Arab Information and Communication Technology Organization) trụ sở tại Tunisia, là tổ chức của Liên đoàn Arab nói với GPSDaily.com, “Hợp tác trên nền tảng BeiDou là điểm đặc biệt ấn tượng trong quá trình xây dựng Vành đai và Con đường. Bước tiếp theo của quan hệ hợp tác Trung Quốc – Arab là đạt được nhiều mối kết nối hơn và cả hai bên cùng áp dụng BeiDou nhằm quảng bá cho việc phát triển kinh tế và kỹ thuật vùng”.

Beaidou dưới góc nhìn của Iran

Iran đã ký bản ghi nhớ MoU (Memorandum of Understanding) với Trung Quốc về BeiDou từ năm 2015. Iran cung cấp cho BeiDou các trạm mặt đất trên lãnh thổ Iran, BeiDou cho phép Iran truy cập các dịch vụ độ chính xác cao và hỗ trợ Iran thành lập trung tâm thu thập số liệu không gian.

Trong dòng Tweet đăng tải tuần trước, Đại sứ Iran tại Trung Quốc nêu rõ việc công bố hoàn chỉnh hệ thống BeiDou là chỉ dấu “…kết thúc thế độc quyền của hệ thống GPS Hoa Kỳ.” Đại sứ Iran nói, “Đây là tiềm năng to lớn cho mối quan hệ hợp tác không gian với Trung Quốc và đưa ra gợi ý rằng các sinh viên ngành không gian người Iran cần làm việc và học tập để hình thành cầu nối giữa hai quốc gia”. Những bình luận tương tự cũng đã được công bố từ các quốc gia khác như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, và các quốc gia Nam Á khác.

Trung Quốc xứng đáng nhận được những lời chúc mừng với kết quả vô cùng ấn tượng khi hoàn chỉnh hệ thống định vị toàn cầu bằng vệ tinh BeiDou. Và điểm đáng ghi nhớ nữa là cách thức Trung Quốc tích hợp BeiDou với các chương trình, kế hoạch quốc gia trong các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, kinh tế, quân sự, an ninh và ảnh hưởng ngoại giao quốc tế, các chương trình hợp tác phát triển để xác định chỗ đứng của BeiDou và ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới, đặc biệt là mối quan hệ với Hoa Kỳ và Châu Âu.