Đặc trưng trong học tập của người trưởng thành

Sự trưởng thành của con người phụ thuộc rất cụ thể vào hoàn cảnh,điều kiện kinh tế, xã hội, giáo dục của lừng cộng đồng, từng dân tộc, từng thờiđại khác nhau. Ví dụ: thời xưa tuổi thọ con người còn rất thấp, khi những đòihỏi phải làm ra miếng cơm, manh áo rất bức bách, khi lao động còn thô sơ,trình độ học vấn còn thấp, thì tuổi trưởng thành của con người thường sớm.Người xưa nói "Nữ thập tam, nam thập lục" (con gái 13, con trai 16 đã trưởngthành, đã dựng vợ gả chồng được) là một ví dụ tiêu biểu.Ngày nay, trong xã hội văn minh, hiện đại, lao động đòi hỏi kỹ thuậtcông nghệ cao, thời gian học tập kéo dài tuổi trưởng thành của con ngườithường chậm hơn nhiều. Nghĩa là tuổi thơ, tuổi học của con người kéo dài ra.Con người được chăm nom nuôi dưỡng một cách công phu, cẩn thận hơn rấtnhiều trước khi trưởng thành. Nhiều nhà tâm lý học, xã hội học đã nói "cáisàng" giữa tuổi thiếu niên và tuổi người lớn hiện nay đang giãn rộng ra. Nhàxã hội học Olivier Galland đã nói khá hình ảnh về vấn đề này: Sự nhập nhằngcủa chàng trai trẻ nửa người lớn, nửa thiếu niên ở hai nơi: độc lập và đượcbố mẹ tài trợ ở trường đại học, hưởng mọi thú vui, và nửa kia: những ngàycuối tuần dưới mái ấm gia đình, anh ta tìm thấy vũ trụ bảo vệ mình. Do đókhái niệm trưởng thành là một khái niệm động, có tính phát triển và mangđậm tính xã hội. Vì thế giới hạn của tuổi trưởng thành không phải bất biến vàkhó xác định một cách rõ ràng, chính xác.Tuổi công dân của hầu hết các nước trên thế giới được quy định từ 18tuổi trở lên. Điều này được xác định chủ yếu căn cứ vào sự chín muồi sinhhọc của con người. Những công trình nghiên cứu về xã hội học, tâm lý họctrên thế giới cho thấy sự chín muồi sinh học thường đi trước, sớm hơn tuổichín muồi về tâm lý và xã hội khá nhiều. Bởi vậy, dưới góc độ tâm lý học màxét, tuổi trưởng thành toàn diện của con người thường đến chậm hơn 2, 3năm. Không những thế khái niệm tuổi trưởng thành cũng còn tùy thuộc vàothời gian đào tạo và trình độ học vấn như đã trình bày ở chương trên. Đócũng chính là lý do giai đoạn "người trưởng thành trẻ tuổi" thường được lấymốc từ 20 tuổi trở lên, chậm hơn chút ít so với tuổi công dân. Theo nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý học, xã hội học, khái niệm tuổitrưởng thành được xác định dựa theo một tổ hợp các tiêu chí sau đây:- Sự chín mùi về mặt sinh lý, thể chất: nghĩa là sự hội tụ đầy đủ nhữngđiều kiện sinh học để làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, cũng như làm mộtngười lao động thực sự trong gia đình và xã hội.- Có đầy đủ những quyền hạn và nghĩa vụ của một người công dân: đibầu cử, ứng cử, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi, hoạt độngcủa mình.- Đã kết thúc việc học tập ở những mức độ khác nhau.- Có nghề nghiệp ổn định.- Có lao động để nuôi sống bản thân và gia đình.- Đã xây dựng gia đình riêng (lấy vợ, lấy chồng).- Có cuộc sống kinh tế độc lập không phụ thuộc vào cha mẹ hoặcngười đỡ đầu.Dựa vào những tiêu chuẩn trên, những người không học lên ĐH-CĐ thìđộ tuổi trưởng thành của họ thường từ 20 tuổi. Đây là quãng đời tương ứngvới giai đoạn thứ 6 trong 8 giai đoạn phát triển của nhà tâm lý học người Mỹ,Erik Erikxơn, nêu ra trong công trình nghiên cứu của mình.Về mặt thể chất, khoảng 4 - 5 năm đầu của giai đoạn này, con ngườivẫn tiếp tục hoàn thiện sự phát triển của mình để đạt đến mức cao nhất ở tuổi24 - 25 (nữ sớm hơn nam khoảng 2 năm).Sau tuổi 25, mọi sự phát triển về thể chất đều dừng lại và khoảng 30tuổi thì bắt đầu có sự đi xuống.Từ 20 - 40 tuổi là giai đoạn những người trưởng thành trẻ tuổi lập thânvà lập nghiệp. E.Erikxơn cho rằng ở giai đoạn này ở nhiều người trẻ tuổi xuấthiện nhu cầu sẵn sàng gắn bó với người khác, tình yêu nam nữ đích thựcxuất hiện. Thực tế cuộc sống cho thấy đây là giai đoạn những con người trưởngthành biểu lộ những bản sắc riêng của mình trong tình yêu nam nữ. Họ bộc lộnhận thức, thái độ quan điểm riêng của cá nhân mình trong chọn bạn đời. Vàtrên lĩnh vực này không biết bao nhiêu sắc thái của con người được thể hiệnmà không bút nào tả xiết. Một nét nổi bật là họ có khả năng trao tặng, dânghiến bản thân cho người mình yêu quí nhưng vẫn không đánh mất bản sắccủa mình.Tình yêu nam nữ ở giai đoạn này không chỉ dừng lại ở sự thơ mộng,lãng mạn mà còn có sự gắn kết lâu dài để trở thành vợ thành chồng, thànhnhững gia đình bền vững. Tính có trách nhiệm, giá trị nhân cách trong tìnhyêu nam nữ được thể hiện rõ rệt. Tình yêu trở thành một chuẩn mực để đánhgiá về con người như nhà giáo vĩ đại nga Xukhômlinxki đã nói: "Tình yêu làmột loại văn hóa cao cấp của loài người.Chỉ cần xem một con người yêu đương ra sao, ta có thể kết luận ngườiấy là người thế nào".Trong giai đoạn này, ở con người đã hội tụ các tiêu chuẩn cần và đủ đểxây dựng gia đình. Đại đa số những người trong độ tuổi từ 20 - 40 đã lấy vợ,lấy chồng, có gia đình riêng. Theo những điều tra xã hội học, tuổi kết hôn cóảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng trẻ. Thí dụ: chỉ có 18,7% số phụ nữ kếthôn ở tuổi 17 - 18 cho rằng hôn nhân của họ hạnh phúc. Trong khi có 58,1%số phụ nữ kết hôn ở tuổi 28 -30 cho là mình thành công trong hôn nhân. Có28,8% số đàn ông kết hôn ở tuổi 18 - 21% cho họ có thành công trong hônnhân, trong khi có tới 60,9 % số đàn ông kết hôn ở tuổi 28 trở lên cho rằng họcó hạnh phúc trong hôn nhân. Như vậy, việc nam nữ thanh niên không nênkết hôn quá sớm là có cơ sở.Nhu cầu của sự gắn kết đối với tình yêu nam nữ có vị trí đặc biệt quantrọng như vậy nên vấn đề tâm lý tiềm tàng của giai đoạn này là sự cô độc,thất vọng, thậm chí tuyệt vọng do những thất bại trong quá trình dẫn đến tìnhyêu và sự gắn bó bởi nhiều lý do khác nhau. Xã hội nào cũng tồn tại vẫn đềnày dưới nhiều biểu hiện, tính chất khác nhau.Việc khắc phục đó không dễ và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tâm lý, xã hội khác nhau của từng cá nhân, giađình cụ thể. Lịch sử xã hội đã cho ta thấy không ít bi kịch về vấn đề này.Đời sống tâm lý của những cặp vợ chồng trẻ sau ngày cưới ở độ tuổinày cũng có nhiều vấn đề. Do sự chuyển giai đoạn cơ bản của hai con người,hai nhân cách sống ở những hoàn cảnh khác nhau, điều kiện khác nhau naycùng chung sống, cùng hòa hợp về mọi mặt với nhau trong hoàn cảnh, điềukiện khác nhau. Nghĩa là cái công việc làm sao để "mình với ta tuy hai màmột" và "ta với mình tuy một mà hai" là một công việc thuộc về tâm sinh lý vànhững vấn đề khác liên quan trực tiếp đến đời sống vợ chồng. Đây là một vấnđề phức tạp mà muốn giải quyết được tốt, những cặp vợ chồng trẻ tuổi phảitự vũ trang cho mình những hiểu biết nhất định về tâm lý giới tính, tâm lý giađình và nhiều vấn đề khác. "Tuổi thọ" và hạnh phúc vợ chồng phụ thuộc nhiềuvào tình yêu, văn hóa vợ chồng, tinh thần trách nhiệm, đạo đức, nhân phẩmcủa chính họ trong quá trình sống và hoạt động cụ thể.Cùng với tình yêu và hạnh phúc đôi lứa, việc ra đời của đứa con đầulòng là sự kiện quan trọng của những đôi vợ chồng trẻ. Theo những nghiêncứu gần đây, phản ứng của các ông bố bà mẹ đối với sự kiện này không hoàntoàn như nhau. Với người vợ, do thiên chức làm mẹ của mình, việc ra đời củađứa con hoàn toàn là một điều tự nhiên. Thiên thần tuyệt diệu mà chị mangnặng và hằng mong ngóng đã ra đời. Vì thế chị tập trung toàn bộ tình cảm,sức lực cho thiên thần bé nhỏ của mình.Với người chồng, tình hình không giống như vậy, họ chờ đợi mong ướcđứa con - kết quả của tình yêu vợ chồng - không kém gì vợ mình. Song donhiều yếu tố tâm lý khác nhau, sự ra đời của đứa con lúc đầu gây sự ngỡngàng, thậm chí đôi lúc họ cảm thấy bị hẫng hụt trong tình cảm. Dường nhưhọ cảm thấy nhân vật thứ ba này chiếm mất vị trí độc tôn của họ. Vợ của họdường như quên họ mà chỉ biết đến thiên thần bé nhỏ. Tụy nhiên sự thể nhưvậy diễn ra không lâu và mức độ không phải như nhau ở những cặp vợ chồngtrẻ. Điều này phụ thuộc vào nhiều vấn đề, trong đó sự chuẩn bị chu đáo vềmọi mặt để đón nhận vai trò mới của các ông bố trẻ và cách giải quyết, ửng xử khéo léo của chính các bà mẹ trẻ chiếm vị trí quan trọng. ở đây cũng cóviệc chuyển giai đoạn của những cặp vợ chồng từ chỗ son rỗi, chỉ hai ngườivới nhau sang giai đoạn một gia đình trẻ có bố mẹ và con cái. Bước chuyểnnào cũng có những khó khăn mà muốn phát triển phải biết vượt qua nó bằngsự hiểu biết, bằng sự nỗ lực và trách nhiệm.Nghĩa vụ đối với gia đình, xã hội của những ông bố, bà mẹ nặng nềhơn trước và sắc thái hạnh phúc vợ chồng, do đó cũng có nét mới so vớitrước đây. Trong giai đoạn này, việc nuôi dạy con cái sao cho nó phát triển tốtvề mặt thể lực, trí tuệ và nhân cách (con khoẻ, con ngoan, trò giỏi) trở thànhmục tiêu phấn đấu, trách nhiệm, nghĩa vụ và niềm hạnh phúc to lớn củanhững người làm bố, làm mẹ. Điều này chi phối không ít đến cuộc sống vàtâm lực của người làm cha, làm mẹ ở giai đoạn này bên cạnh sự phấn đấucho chính bản thân mình.Song song với việc "lập thân", quãng đời từ 20 - 40 tuổi cũng là giaiđoạn con người tập trung cho sự lập nghiệp. Nhìn chung đây là giai đoạn conngười đã có nghề và đang đi vào giai đoạn hành nghề một cách tích cực. Vàokhoảng 30 - 40 tuổi người ta không chỉ có nghề mà bắt đầu có tay nghề khácao. Lao động nghề nghiệp của những người trưởng thành trẻ tuổi có ý nghĩto lớn đối với gia đình và xã hội. Sự say mê sáng tạo trong nghề nghiệp bắtđầu được hình thành và ngày càng phát triển ở mức bền vững, sâu sắc. Cũngchính vì vậy khi người ta 35 - 40 tuổi mà chưa có một nghề nghiệp ổn định,chưa được lao động bằng chính nghề của mình để sống và hoạt động thì sựhẫng hụt vê mặt tâm lý xã hội là rất lớn. Những người này cảm thấy bi quan,chán nản, bất mãn, tự ti trong cuộc sống. Đây là nguyên nhân tâm lý, xã hộitạo điều kiện cho những tệ nạn xã hội nảy sinh như nghiện ma túy. mại dâm.Vì nhiều nguyên nhân, hiện nay nạn thất nghiệp đang là vấn đề của toàn cầu.Giải quyết việc làm cho hàng loạt người trong độ tuổi lao động là vấn đề thờisự nóng hổi nhất đối với nhiều quốc gia. Mục tiêu phấn đấu của nhà nước tatrong năm 1999 là giải quyết việc làm cho từ 1 triệu đến 1,2 triệu người thất nghiệp. Đây là một vấn đề rất quan trọng, góp phần vào việc thực hiện mụctiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.II. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ Ở ĐỘ TUỔI TỪ 40 ĐẾN 60Người ta còn gọi đây là tuổi trung niên. Về mặt thể chất, ở giai đoạnnày diễn ra một số thay đổi cần lưu ý. Ví dụ lượng cholesterol tăng lên rõ rệt:trung bình từ 198 ở tuổi 35 40 tăng lên 221 ở tuổi 45 và sau đó tiếp tục tăngtheo tuổi. Chức năng hoạt động của thận giảm đi khoảng 10%, dung lượngcủa phổi cũng bắt đầu giảm. Hoạt động của hệ thần kinh trung ương cũng suygiảm, nhất là vào giai đoạn cuối, từ 55 đến 60 tuổi. Những suy giảm như vậyvề thể chất và thần kinh gây ra những cản trở bước đầu trong hoạt động và lànhững nguyên nhân sâu xa của một số loại bệnh tật ở con người.Ở phụ nữ, khoảng thời gian từ 45 - 55 diễn ra thời kỳ tiền mãn kinh vàmãn kinh. Suốt trong thời kỳ này, do số trứng trong buồng trứng giảm, lượngẹstrogen và progesterone giảm gây ra những biểu hiện không tốt, không bìnhthường ở người phụ nữ. ở giai đoạn này phụ nữ thường dễ mệt mỏi, ốm đaunhư mất ngủ, đau đầu, mất cân bằng, về tính tình có những biểu hiện thấtthường: buồn rầu, dễ nóng giận, dễ thay đổi.Chế độ sinh hoạt ăn uống nghỉ ngơi và tập thể dục phù hợp, khoa họclà cách chống lại sự lão hóa sớm ở những người ở tuổi trung niên.Thời kỳ đầu của giai đoạn này (khoảng 37 - 45 tuổi) ở cả nam giới vànữ giới, người ta thường quan sát thấy những biểu hiện của "khủng hoảnggiữa đời". Theo số liệu của Hiệp hội khoa học Flandri, có khoảng 20% bệnhnhân đến hiệp hội với căn bệnh "khủng hoảng tâm lý giữa đời". Dấu hiệu đặctrưng của nó là hiện tượng mất ngủ, trằn trọc, thất vọng, chán chường, thờ ơ,lãnh đạm với cuộc sống do con người tĩnh tâm nhìn lại mình, tự suy xét vềnhững thành bại trong cuộc đời. Người thành đạt cảm thấy mãn nguyện, kẻthất bại thấy chua xót, nuối tiếc một thời tuổi trẻ và những cơ hội đã bỏ lỡ. Họmuốn làm lại nhưng thấy đã quá muộn và cảm thấy tương lai ảm đạm. Ở những người bị "khủng hoảng giữa đời", trong giai đoạn này thườngdiễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm rất quyết liệt, một sự giằng xé giữa nhữngcái thuộc về bản chất, bản tính con người thật và bên kia là bộ mặt đóng kịchmà anh ta đã mang để tồn tại. Khi con người thật trong anh ta bắt đầu trỗi dậyvà chiến thắng. Lúc đó chấm dứt sự khủng hoảng. Nhà tâm lý học Hà LanMartin Bot viết: Đây là hiện tượng đang xảy ra đối với mỗi con người, khôngloại trừ ai, kể cả nam lẫn nữ. Giai đoạn khủng hoảng giúp con người nhìn lạimình, nắm bắt được những gì thuộc chân lý, giúp con người rút ra những bàihọc kinh nghiệm cho riêng mình.Khi đã qua giai đoạn khủng hoảng, những con người thuộc lứa tuổitrung niên tập trung sức lực đấu tranh cho lao động sáng tạo trong nghềnghiệp cũng như trong hoạt động xã hội rất đa dạng và phong phú. Có thể nóiđây là giai đoạn chín của tài năng con người do một quá trình học tập, laođộng lâu dài được tích lũy.Đây là lứa tuổi mà con người có thể cống hiến nhiều nhất tài năng vàsức lực của mình cho xã hội. Những chính khách, những nhà khoa học, kỹthuật, công nghệ, văn học, nghệ thuật, v.v... thường thành đạt nhất vàokhoảng 10 - 15 năm cuối của giai đoạn này. Với nhiều người, lao động sángtạo để đạt đến bản sắc riêng, dấu ấn riêng của chính mình là mục tiêu phấnđấu không mệt mỏi của họ. Các trường phái riêng trong khoa học, nghệ thuật,phong cách riêng trong hoạt động sáng tạo v.v... được biết đến ở tầm quốcgia, quốc tế, với không biết bao nhiêu tên tuổi của những con người trong giaiđoạn này được loài người ghi nhận và trở thành bất hủ.Bên cạnh thành công trong sự nghiệp, trong giai đoạn này cũng tiềmtàng một mâu thuẫn có thể khủng hoảng tâm lý. Đó là sự trì trệ bi quan bởicảm giác rằng mình chẳng đi đến đâu cả chẳng làm được cái gì quan trọngcả. Cảm giác này theo đuổi một cách nặng nề đối với những ai phải chịunhiều thất bại trong quãng đời này.Cùng với sự nghiệp, điều có ý nghĩa không kém phần quan trọng ở độtuổi này là việc dạy bảo cho thế hệ tiếp theo, giúp họ trở thành người hữu ích.