Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?

+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

+ Vai trò:
Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

Có hại:


_ Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
_ Chim là động vật trung gian truyền bệnh

Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?

Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt vì sao?

Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu?

Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?

Da của chim bồ câu có đặc điểm gì?

Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?

Lông vũ mọc áp sát vào thân chim bồ câu gọi là gì?

Tác dụng của lông tơ trong hoạt động sống của chim bồ câu là gì ?

Cấu tạo của chi sau của chim bồ câu gồm

Đuôi ở chim bồ câu có vai trò gì?

Đặc điểm của kiểu bay vỗ cánh là:

Đặc điểm nào dưới đây có ở các loại chim bay theo kiểu bay lượn?

 Trong các loại chim sau, loài chim nào điển hình cho kiểu bay lượn?

Chim bồ câu có những kiểu bay nào ?

Vai trò của chi sau ở chim bồ câu là

Toàn thân chim được bao phủ bởi lông vũ có vai trò

Chi trước của chim biến thành cánh có tác dụng

Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng có tác dụng

Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng mục đích chính để làm gì?

Hay nhất

Đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn: thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp;hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc; chi trước biến đổi thành cánh; chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, ba ngón trước, một ngón sau. Tuyến phao câu tiết dịch nhờn. Chim bồ câu có kiểu bay vỗ cánh

 

Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?

- Tổ tiên của chim bồ câu nhà là bồ câu núi, màu lam, hiện còn sống và làm tổ trong điều kiện hoang dã ở nhiều vùng núi Châu Âu, Châu Á và Bắc Phi.

- Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt: có thân nhiệt ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

- Sinh sản:

 

Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?

+ Chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối, khi đạp mái (giao phối) xoang huyệt lộn ra ngoài làm thành cơ quan giao phối tạm thời.

+ Trứng được thụ tinh trong.

+ Mỗi lần đẻ chỉ gồm 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc.

+ Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng tạo thành chim con.

+ Chim con mới nở, trên thân chỉ có một ít lông tơ, được chim bố mẹ mớm nuôi bằng sữa diều (sữa tiết từ diều của bố mẹ).

* Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu khác so với đặc điểm sinh sản ở thằn lằn:

Đặc điểm sinh sản

Bò sát (thằn lằn)

Chim (chim bồ câu)

Ý nghĩa

Cơ quan giao phối

Có cơ quan giao phối

Không có cơ quan giao phối

Giảm nhẹ khối lượng cơ thể

Số lượng trứng

Nhiều (5 – 10 quả)

Ít (mỗi lần 2 quả)

Tăng dinh dưỡng cho trứng

Hiện tượng ấp trứng

Không có hiện tượng ấp trứng

Có hiện tượng ấp trứng

2. Cấu tạo ngoài và di chuyển

a. Cấu tạo ngoài

Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?

Cấu tạo ngoài của chim bồ câu

- Thân hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay.

Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?
 

- Da khô phủ lông vũ, lông vũ bao bọc toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh dài, đuôi chim làm bánh lái

 

Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?

- Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có một chùm lông, sợi lông mảnh gồm một lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.

Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?
 

- Cánh chim khi xòe tạo một diện rộng quạt gió. Khi cụp cánh chim gọn lại vào thân.

Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?
 

- Chi sau bàn chân dài, có 3 ngón trước và 1 ngón sau, đều có vuốt giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.

 

Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?

- Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng làm đầu chim nhẹ.

 

Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?

- Cổ dài, đầu chim linh hoạt giúp phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai) tạo điều kiện thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông.

Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?
 

- Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông giúp lông mịn, không thấm nước.

 b. Di chuyển

- Chim có hai kiểu bay là bay vỗ cánh và bay lượn.

- Chim bồ câu cũng như nhiều loài chim khác chỉ có kiểu bay vỗ cánh như chim sẻ, chim ri, chim khuyên, …

 

Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?

- Một số loài chim khác có kiểu bay lượn như diều hâu, chim ưng hoặc những loài chim sống ở đại dương.

Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?
 

- Kiểu bay vỗ cánh và bay lượn có những đặc điểm khác nhau:

Các động tác bay

Kiểu bay vỗ cánh (chim bồ câu)

Kiểu bay lượn (chim hải âu)

Cánh đập liên tục

x

Cánh đập chậm rãi và không liên tục

x

Cánh dang rộng mà không đập

x

Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của luồng gió

x

Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh

x

                                                            

Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?
  
Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?

*Họ Bồ câu:

Họ Bồ câu (danh pháp khoa học: Columbidae) là một họ thuộc bộ Bồ câu (Columbiformes), bao gồm khoảng 300 loài chim cận chim sẻ. Tên gọi phổ biến của các loài trong họ này là Bồ câu, Cu, Cưu, gầm ghì.

Các loài trong họ này phổ biến rộng khắp thế giới, ngoại từ sa mạc Sahara và châu Nam Cực, nhưng có sự đa dạng lớn nhất tại các khu vực sinh thái Indomalaya và Australasia.

* Đặc điểm sinh học

** Sinh lý

Thân nhiệt chim bồ câu ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi; chim bồ câu là động vật hằng nhiệt (có thể thích nghi  với mọi điều kiện nhiệt độ ).

Thân chim hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay. Da khô phủ lông vũ. Lông vũ bao phủ toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh, đuôi chim (vai trò bánh lái). Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có chùm sợi lông mãnh tạo thành lớ xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.Cánh chim khi xòe ra tạo thành một diện tích rộng quạt gió, khi cụp lại thì gọn áp vào thân.Chi sau có bàn chân dài ba ngón trước, một ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.

Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng, làm đầu chim nhẹ. Cổ dài, đầu chim linh hoạt, phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông. Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông làm lông mịn, không thấm nước.

**  Di chuyển
Chim bồ câu cũng như nhiều loài chim khác chỉ có kiểu bay vỗ cánh như chim sẻ, chim ri, chim khuyên, gà…

a) Khi chim cất cánh chân chim khuỵu xuống, cánh chim dang rộng đưa lên cao, tiếp theo cánh chim đập mạnh xuống, cổ chim vươn ra, chân chim duỗi thẳng đập mạnh vào giá thể làm chim bật cao lên.

b) Khi chim hạ cánh, cánh chim dang rộng để cản không khí, chân chim duỗi thẳng chuẩn bị cho sự hạ cánh được dễ dàng.

** Các tư thế bay vỗ cánh của chim bồ câu
Khi chim bay thân nằm xiên, đuôi xòe ngang, cổ vươn thẳng về phía trước, chân duỗi thẳng áp sát vào thân, cánh mở rộng đập liên tục từ trên xuống dưới, từ trước về sau. Sau đó chim nâng cánh bằng cách gập cánh lại, rồi nâng lên làm giảm sức cản của không khí. Khi chim đập cánh, phía ngoài cánh hạ thấp hơn phía trong thì cánh không những được không khí nâng lên mà chim còn được đẩy về phía trước.

                                                                          

Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?
      
Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?

*HƯỚNG DẪN PHÂN BIỆT CHIM BỒ CÂU TRỐNG VÀ BỒ CÂU MÁI :

Vấn đề phân biệt chim Trống và Chim mái ở chim Bồ Câu rất quan trọng trong chăn nuôi chim Bồ Câu, ta sẽ gặp 2 trường hợp khó khăn xảy ra ;1/ Nếu bạn nuôi bị thùa chim Trống thì sẽ có hiện tượng chim đánh nhau giữa các con Trống, gây ra hiện tượng vỡ dập trứng , ngoài ra còn làm tiêu hao thức ăn cho chim đực ăn mà không có tác dụng gì .2/Nếu thừa chim Mái thì chim đẻ ra mà không có trống sẽ bị ung do không có phôi , hoặc chim Trống khác phủ có nở ra con nhưng 1 mình chim mái nuôi không nổi gây chết chim Non .

Các nơi bán chim giống hiện nay chi có 1 số là có khả năng phân biệt chim Trống – Mái độ chuẩn từ 90-95% , con lại là không đạt sẽ gây ra thiệt hại về sản lượng , thức ăn , cung như công sức của người chăn nuôi . Để giúp bà con có thể kiểm tra xem chim nào là Trống , con nào là Mái thì Trại Sáng Tạo chỉ ra một số cách phân biệt đơn gian như sau :

1/ Nhận dạng hình thức bên ngoài : con Trống thường có thân hình to hơn , đầu và mỏ to và ngắn hơn, cồ chim Trống có nổi cườm nhiều hơn và thường phình To hơn chim Mái . và khi chim trưởng thành vào sinh sản thì chim Trống có biểu hiện Gù Gù (xòe đuôi , gật đầu , Gù , xoay vòng vòng )
2/ Nhận dạng bằng Tay : bạn dùng tay Trái cần cánh (như túm cánh Gà để chuẩn bị cắt tiết thịt )sau đó tay Phải bạn úp lòng bàn tay vào bụng con chim đưa ngón tay Trỏ hoặc ngón Giưã đến gần chỗ hậu môn của nó bạn sẽ thấy có 1 cái khe gọi là XƯƠNG CHẬU hay gọi là HÁNG . Nếu là con Trống thì nó hẹp và có cảm giác cứng , con mái thì xương mềm và rất rộng đưa lọt ngón tay trỏ thậm trí lọt cả ngón tay cái .

Kết hợp 2 cách trên cộng với kinh nghiệm kiểm tra thì ta có thể phân biệt sẽ rất chẩn có thể tới 95% .

CHÚC BÀ CON CÓ THÊM KIẾN THỨC CHĂN NUÔI CHIM BỒ CÂU BỔ ÍCH .

*ĐẶC ĐIỂM CỦA BỒ CÂU PHÁP :
Dòng chim bồ câu Pháp : Titan & Mimas:

Chim bồ câu Pháp ti tan (dòng “siêu nặng“) có bộ lông phong phú đa dạng: Trắng, đốm, xám, nâu.


Giống Ngoại Tên tiếng Anh: Titan Tên khác: Bồ câu “Siêu nặng” Phân loại: Dòng Nguồn gốc: Từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương – Hà Nội,Bắc Giang , Hưng Yên, Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông đa màu: xám (chiếm 20%), màu trắng (chiếm 12%), nâu (12%) và đốm (4%). Chân ngắn, vai nở. Chim trống dài 19, cao 31 cm, chim mái dài 16,5, cao 28,5 cm. Chim mới nở nặng 17gam/con, lúc 28 ngày tuổi ~ 647gam. Lúc 6 tháng tuổi ~ 677gam/con, và 1 năm tuổi chim sinh sản: 691- 700gam/con. Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 40-45 ngày. Đẻ 12-13 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ ấp nở/tổng trứng: 72%. Tỷ lệ nuôi sống: 85-95%.

Chim bồ câu Pháp mi- mát (Dòng “siêu lợi“) có bộ lông đồng nhất màu trắng
Giống Ngoại Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 38-42 ngày. Đẻ 16-17 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ nở trên tổng trứng: 70-80%. Tỷ lệ nuôi sống: 85-95%. Tên tiếng Anh: Mimas Tên khác: Bồ câu “Siêu lợi” Phân loại: Dòng Nguồn gốc: Từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy phương – Hà Nội, Bắc Giang , Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông màu trắng đồng nhất, chân đỏ hồng. Chăn ngắn, vai nở. Chim trống dài 18cm, cao 28cm, chim mái dài 16cm, cao 27cm.  Khối lượng mới nở: 16gam/con, lúc 28 ngày tuổi: 500-755gam/con. 6 tháng tuổi chim nặng 653gam/con và 1 năm tuổi chim mái sinh sản nặng 690gam/con.

Chim Bồ Câu Ta cũng như chim Bồ Câu Pháp đều có chung về các đặc điểm , chúng chi khác nhau về Màu sắc , Trọng lượng , thời gian sinh trưởng . Bồ câu Pháp có nhiều đặc điểm lợi thế hơn hẳn nên đã và đang được ưa chuộng để nuôi ở các Trang Trại với số lượng lớn và theo hướng Công nghiệp .

Đặc điểm của chim bồ câu như thế nào?