Kẹp cắt rốn 1 thì là gì

  • Nhóm Thông tin hoạt động
  • Lượt xem 379

SỢI DÂY RỐN ĐƯỢC CẮT ĐỨT, CHÍNH TAY BA ĐƯA CON CHÀO GẶP CUỘC ĐỜI ĐẦY YÊU THƯƠNG

Chầm chậm cắt dây rốn cho con theo hướng dẫn của bác sĩ, ba xúc động hạnh phúc khó tả. Kể từ giây phút thiêng liêng đó, ba đã tự tay đưa con đến với cuộc sống độc lập ngoài bụng mẹ. Mong con luôn vui, khỏe và vững tâm, phía sau con luôn luôn có ba mẹ và gia đình dõi theo, ủng hộ và hết mực yêu thương con.

Kẹp cắt rốn 1 thì là gì

Đồng hành xuyên suốt và tận mắt chứng kiến, ba vô cùng thương xót cho mẹ vì đã vất vả, đau đớn như thế nào để rặn sinh con. Những cảm xúc đó vừa qua, thì tiếng khóc khỏe mạnh của con cất lên, trái tim ba lại trượt dài sang một miền cảm xúc khác. Nôn nao, bồi hồi và có chút lóng ngóng không biết nên làm gì lúc này.

Hiểu rằng, cái cảm xúc này nếu vuột khỏi, sẽ không có nhiều cơ hội để ba cảm nhận được sinh linh bé bỏng thực sự đã hiện diện trong cuộc đời mình, ThS.BS. Lương Ngọc Bích nhà Châu đã chủ động hướng dẫn và tạo cơ hội cho ba tự tay cắt dây rốn cho con. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, ba vừa mừng, vừa lo, cảm xúc lẫn lộn, khó tả.

Kẹp cắt rốn 1 thì là gì

“Cắt dây rốn vầy có làm hai mẹ con đau không, bác sĩ?”

Theo các bác sĩ lý giải, một khi nhau thai được tách ra, nó sẽ đào thải khỏi cơ thể người mẹ sau khi em bé chào đời. Lúc này, nhau thai đã tách hoàn toàn khỏi cơ thể mẹ kéo theo dây rốn tách ra ngoài nên mẹ sẽ không cảm thấy đau khi cắt dây rốn.

Về phần em bé, mẹ cũng không cần quá lo lắng. Bởi dây thần kinh ở dây rốn không phải dây thần kinh cảm giác. Hơn nữa, đứa trẻ mới chào đời, các dây thần kinh trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên em bé cũng không cảm thấy đau đớn gì khi cắt dây rốn.

Kẹp cắt rốn 1 thì là gì

* Hiểu thêm về kẹp cắt rốn chậm được Phương Châu đang áp dụng:

Khi một em bé chào đời, dây rốn không còn cần thiết nữa nên sẽ bị kẹp lại và cắt đi ngay sau sinh. Tuy nhiên việc kẹp cắt dây rốn chậm cho trẻ khi chào đời lại mang lại những lợi ích rất tốt cho sức khỏe của bé như khả năng vận động của bé cao hơn, tác động tích cực đến sự phát triển não bộ của trẻ, tránh tình trạng thiếu máu...

Cắt dây rốn sau sinh thể hiện sự kết thúc quá trình chuyển dạ và sinh con ở mẹ bầu. Phương pháp kẹp rốn muộn 1-3 phút sau sinh ngày càng được các bác sĩ lưu ý và áp dụng bởi những lợi ích tuyệt vời dưới đây.

- Khả năng vận động của bé cao hơn

- Hạn chế nguy cơ thiếu máu

- Trẻ được cung cấp thêm sắt, ngăn ngừa sự thiếu hụt chất khoáng trong cơ thể

- Tác động tích cực đến sự phát triển não bộ

- Tốt hơn cho những trẻ sinh non

Chỉ một thời gian ngắn sau khi sinh, dây rốn sẽ ngừng đập, nhau thai không thể truyền chất dinh dưỡng sang cho em bé nữa và từ các bằng chứng lâm sàng của các nghiên cứu về kẹp cắt dây rốn chậm sau sinh, vào năm 2012, WHO đã khuyến cáo nên kẹp cắt dây rốn muộn (khi dây rốn ngừng đập hoặc 1-3 phút sau sổ thai) cho tất cả các trường hợp đẻ thường để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho trẻ.

Tuy nhiên, việc kẹp cắt dây rốn sớm (cụ thể là trước 01 phút) đối với các trường hợp trẻ ngạt cần phải hồi sức tích cực.

Thông tin dịch vụ Sản khoa Phương Châu: 1900 54 54 66

Sự thật về 3 phút "Vàng" trước khi cắt dây rốn cho con bố mẹ nào cũng cần phải biết

Sự thật về 3 phút "Vàng" trước khi cắt dây rốn cho con bố mẹ nào cũng cần phải biết

Cắt dây rốn muộn sau sinh chỉ 3 phút nhưng sẽ mang lại những lợi ích lâu dài về sức khỏe cho bé.

Kẹp cắt rốn 1 thì là gì

Khi một em bé chào đời, người ta thường nghĩ dây rốn là một sợi dây đã từng mang lại cho bé nguồn sống nhưng hiện tại lại không còn cần thiết nữa. Nhưng trên thực tế, cuống rốn vẫn còn một “nhiệm vụ” lớn cần phải hoàn thành.

Dây rốn và nhau thai là một hệ thống lưu thông máu ở bên ngoài, trong đó có một tĩnh mạch vận chuyển oxy và máu giàu dinh dưỡng từ nhau thai đến cho bé, và hai động mạch mang carbon dioxide trong máu đến nhau thai để thanh lọc.

Khi bé được sinh ra, khoảng 1/3 lượng máu của bé nằm ở hệ thống lưu thông máu bên ngoài và lượng máu ấy có thể truyền qua cho bé thông qua dây rốn. Tất nhiên là trừ khi dây rốn bị cắt trước khi việc truyền máu được hoàn tất.

Tại sao người ta lại cắt dây rốn sớm?

Kẹp cuống rốn đã sớm trở thành một nguyên tắc bắt buộc và được áp dụng rộng rãi từ những năm 1960 vì người ta cho rằng việc này làm giảm khả năng xuất huyết ở người mẹ sau sinh.

Nhiều nghiên cứu sau này cho thấy, việc kẹp cuống rốn không hề làm giảm xuất huyết hoặc mang lại bất kỳ lợi ích nào khác cho cả mẹ và bé, nhưng trên thực tế thì các hộ lý vẫn tiếp tục làm như vậy.

Trì hoãn kẹp cuống rốn sau sinh là gì?

Kẹp cắt rốn 1 thì là gì

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong mọi trường hợp, nên kẹp cuống rốn từ 1-3 phút sau sinh. Tuy nhiên, một số y bác sĩ cho rằng kẹp cuống rốn sau 1 phút là quá sớm, họ đề nghị kéo dài thời gian trì hoãn đến 3 phút.

Đồng ý với ý kiến này, Học viện Hộ sinh Hoàng gia Anh cho rằng: “Chỉ một phút cũng làm nên sự khác biệt. Trẻ sơ sinh cần thời gian để thích nghi với cuộc sống mới ở bên ngoài tử cung. Đồng thời, quá trình vận chuyển máu qua dây rốn sau khi bé được sinh ra cần đến 3-5 phút để hoàn tất, vì thế người ta mới trì hoãn để quá trình này không bị gián đoạn”.

Hiệp hội Sinh sản Giáo dục Quốc tế cũng đưa ra quan điểm: "Trì hoãn kẹp cuống rốn (DCC) là không kẹp hoặc cắt dây rốn cho đến khi nó dừng dao động. Điều này cũng bao gồm việc không kẹp hoặc cắt dây rốn cho đến khi nhau thai và dây rốn hoàn tất quá trình vận chuyển máu đến trẻ".

Khi bé chào đời, dây rốn vẫn mang nhiệm vụ rất quan trọng.

5 lợi ích của việc trì hoãn kẹp dây rốn

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho não bộ của bé phát triển

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: "Một vài phút trì hoãn kẹp dây rốn sau sinh có thể giúp bé phát triển não bộ tốt hơn. Trẻ em được cắt dây rốn sau hơn ba phút sau sinh có kỹ năng xã hội và khả năng vận động cao hơn so với trẻ em có dây rốn bị cắt trong vòng 10 giây (trong khi các bé không hề có sự khác biệt về IQ)”.

Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh rằng lợi ích của việc trì hoãn này mang lại nhiều tác dụng hơn đối với bé trai. "Chúng tôi cũng không biết chính xác tại sao, nhưng chúng tôi suy đoán rằng bé gái được bảo vệ nhiều hơn so với bé trai nhờ có lượng estrogen cao hơn ngay khi đang ở trong bụng mẹ", tiến sĩ Heike Rabe ở Trường Y Brighton & Sussex (Anh) cho biết.

2. Giảm nguy cơ thiếu máu

Lượng máu truyền cho bé khi kẹp cuống rốn muộn từ 3-5 phút cung cấp cho cơ thể bé một lượng chất sắt đáng kể. Một nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần trì hoãn kẹp cuống rốn hai phút, lượng sắt dự trữ trong cơ thể bé tăng đến 27-47 mg.

Mặc dù lượng sắt dư thừa không hề tốt cho đường tiêu hóa của bé nhưng sắt lại là chất rất quan trọng góp phần vào quá trình phát triển của não bộ.

Theo nghiên cứu từ Trường Sản Phụ Mỹ, việc chờ đợi ba phút rồi mới cắt cuống rốn cho bé có thể ngăn ngừa chứng thiếu sắt trong năm đầu đời của trẻ. "Các nghiên cứu sinh lý ở trẻ sơ sinh đã chỉ ra rằng chỉ một phút sau khi sinh, lượng máu truyền cho bé qua cuống rốn là khoảng 80ml, và đạt khoảng 100 ml trong ba phút sau khi sinh.

Lượng máu bổ sung này có thể cung cấp cho bé thêm chất sắt lên tới 40-50 mg/kg trọng lượng cơ thể. Chất sắt bổ sung này kết hợp với lượng sắt tích trữ sẵn trong cơ thể (khoảng 75 mg/kg trọng lượng cơ thể đối với trẻ sơ sinh đủ tháng) có thể ngăn ngừa chứng thiếu sắt trong năm đầu đời của bé".

Việc trì hoãn kẹp cuống rốn sau sinh đang được áp dụng phổ biến trên thế giới.

3. Giúp tim và phổi hoạt động tốt hơn

Cùng với những lợi ích mà chất sắt dự trữ trong máu mang lại, những bé được trì hoãn kẹp cuống rốn từ 2-3 phút sẽ ngay lập tức có lượng máu nhiều hơn so với những bé được cắt dây rốn, do đó các bé sẽ có hoạt động tim, phổi nhịp nhàng hơn.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra một lợi ích tiềm ẩn khác của việc trì hoãn kẹp cuống rốn là việc này có thể đảm bảo cho bé có cơ hội nhận được các yếu tố thuận lợi cho việc đông máu. Nói cách khác, cùng với sự gia tăng lượng máu tự nhiên, lượng tiểu cầu trong máu cũng tăng.

4. Tạo điều kiện cho các tế bào gốc tăng trưởng

Việc trì hoãn kẹp cuống rốn sau sinh cũng làm tăng sự truyền dẫn của các tế bào gốc, những tế bào đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của hệ miễn dịch, hô hấp, tim mạch, hệ thống thần kinh trung ương và nhiều các chức năng khác.

Sự tập trung của tế bào gốc trong máu khi bé còn nằm trong bào thai cao hơn bất kỳ thời điểm nào khác của cuộc sống. Những tế bào gốc cũng tham gia vào việc bù đắp cho những tổn thương não nào mà bé phải chịu đựng trong quá trình vượt cạn.

5. Mang lại sức khỏe tốt hơn cho những bé sinh non

Các bé sinh non được kẹp rốn muộn có huyết áp tốt hơn trong những ngày sau sinh, không cần nhiều loại thuốc để hỗ trợ huyết áp, ít cần truyền máu hơn, ít có nguy cơ chảy máu não và viêm ruột hoại tử hơn những trường hợp khác.

                                                                                                   Thu Phương