Cuốn 1 xu hướng thị trường

Cuốn 1 - Xu hướng thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (3.43 MB, 145 trang )

1

Cảnh báo rủi ro và miễn trừ trách nhiệm
Đầu tư vào thị trường có đòn bẩy và rủi ro cao như thị trường forex bạn
không nên mạo hiểm quá số tiền mà bạn có thể chấp nhận thua, bạn không nên
giao dịch hay đầu tư trừ khi bạn hiểu thật sự đầy đủ về thị trường và mức độ rủi
ro của nó. Bạn phải biết trình độ mình đang ở đâu, mức độ kinh nghiệm của mình
ra sao. Giao dịch tài khoản 1000 USD sẽ khác 10000 USD. Vì vậy các bạn phải kiểm
soát được tâm lý giao dịch của mình. Hãy giao dịch từ demo account rồi mới đến
live account và từ vốn nhỏ rồi mới đến vốn lớn.
Các kiến thức tôi cung cấp cho các bạn trong tài liệu này cũng như các video
hướng dẫn hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu là những kiến thức chuyên sâu, nó
đòi hỏi bạn phải mất một thời gian khá dài để hiểu và trải nghiệm. Tôi không chỉ
cho các bạn những bí mật để qua bộ tài liệu này các bạn có thể kiếm tiền và làm
giàu nhanh trên thị trường forex và đơn giản là chẳng có bí mật nào cả. Tài liệu
này trang bị cho bạn những kiến thứ để đầu tư và kiếm lợi nhuận chứ không dành
cho những ai cần tiền trang trải cuộc sống. Các bạn sinh viên có thể học và chuẩn
bị cho mình một nguồn thu nhập phụ, một nghề tay trái kiếm tiền bán thời gian
trong tương lai chứ không dành cho những bạn cần tiền để trả học phí, tiền ăn ở
v.v. Và tương tự là với những người lao động mà chưa có số tiền dư giả cũng
không nên đầu tư vội. Tôi không biết ai đang đọc tài liệu của tôi, thế nên các bạn
phải cảnh giác, biết mình đang trong hoàn cảnh nào và bảo vệ mình khỏi những
rủi ro lớn trên thị trường ngoại hối này. Lợi nhuận cao kéo theo rủi ro lớn. Và
chúng ta hãy thay đổi tư duy của mình: đầu tư forex chứ không phải chơi forex.
Những kiến thức được chia sẻ là những kiến thức tôi nghiên cứu, học hỏi và
trải nghiệm thực tế. Nó mang tính chất giáo dục và tôi sẽ không chịu trách nhiệm
cho bất cứ rủi ro nào mà các bạn gặp phải trong quá trình giao dịch với những
kiến thức học hỏi từ tôi. Các bạn phải chịu trách nhiệm cho những quyết định giao
dịch của mình. Những kiến thức tôi chia sẻ cho các bạn cần phải có thời gian hiểu
và thấm nhuần, nó hỗ trợ cho các bạn việc nhận định, đánh giá thị trường và vào
lệnh, sau đó là quản lý lệnh và quản lý vốn. Trong giao dịch không có gì là hoàn


toàn chính xác 100%, vì vậy chúng ta luôn phải có quản lý vốn chặt chẽ, tuân thủ
kỷ luật nghiêm ngặt.


2

Những biểu đồ ví dụ được dùng trong tài liệu này được tôi lựa chọn kỹ càng
nhất, đảm bảo sự thiết thực nhất và hỗ trợ tốt nhất cho các bạn trong quá trình
học tập mà không sao chép từ bất kỳ nguồn nào.
Bất kỳ chiến thuật nào kể cả những ai giao dịch bằng EA (Expert Advisor)
hay còn gọi là robot giao dịch cũng đều phải trải qua quá trình thử nghiệm demo
trước tiên. Vì vậy trước khi giao dịch với tài khoản tiền thật, hãy thử nghiệm chiến
thuật mà các bạn học được ít nhất là ba tháng. Không cần lâu quá vì sẽ gây ra sự
nhàm chán, thiếu tập trung và kỷ luật.
Chúc các bạn học tập tốt và giao dịch thành công!

Chương 1: giới thiệu
Trong giao dịch, xu hướng là điều quan trọng nhất.


3

Xu hướng thị trường chỉ đơn giản là khả năng thị trường đi lên hay xuống.
Khi giao dịch chúng ta luôn đặt câu hỏi là thị trường khả năng sẽ tăng hay giảm.
Trả lời được câu hỏi đó tức là chúng ta đã giải quyết được một nửa công
việc trước khi đặt lệnh giao dịch, phần còn lại là chúng ta đặt lệnh ở đâu, như thế
nào và thời điểm nào mà thôi. Xác định xu hướng thị trường quyết định đến
thành bại của chúng ta trong giao dịch. Nếu bạn thành thạo trong việc đánh giá xu
hướng thị trường và làm sáng tỏ từng hoàn cảnh của hành động giá thì bạn có vô
số cách để giao dịch có lợi nhuận trong thị trường này.

Tuy nhiên không dễ để trả lời câu hỏi xu hướng thị trường đang như thế
nào chỉ bằng cách quan sát một cách chủ quan và định tính. Bởi vì thị trường luôn
thay đổi liên tục và nhiều lúc chúng ta cảm nhận như cái biểu đồ trước mắt luôn
đánh lừa chúng ta. Nhưng đừng đổ lỗi cho nó. Chúng ta là một phần của thị
trường và không có lựa chon nào khác ngoài việc phải chấp nhận nó. Nhưng
nhiệm vụ của chúng ta là phải thích nghi, phải đi theo thị trường, thị trường trả lợi
nhuận cho ta như một ông chủ trả lương cho công nhân vậy. Cho nên hãy một
mực tuân theo thị trường mà đừng bắt thị trường phải theo chúng ta vì điều đó là
không thể.
Thị trường phải đánh lừa các trader bán xuống để có thể đi lên và đánh lừa
các trader mua lên để có thể đi xuống (tạo tính thanh khoản).
Sự logic rất đơn giản. Giá tăng cho đến khi không có ai còn quan tâm đến
việc mua ở giá cao hơn nữa, sau đó thị trường rớt giá. Giá giảm tới mức nào đó
mà không ai còn muốn bán xuống nữa vì giá đã quá thấp thì sau đó giá sẽ tăng.
Cái sự lặp đi lặp lại này như một vòng tuần hoàn của thị trường và chúng ta có thể
thấy trên mọi khung thời gian.
Trong bất kỳ một trend tăng hay giảm của thị trường thì nó cũng phải trải
qua nhiều đợt sóng lên và xuống. Trong một trend tăng, chúng ta có những sóng
tăng lớn hơn sóng giảm và ngược lại trong một trend giảm chúng ta có sóng giảm
lớn hơn sóng tăng.


4

Trong một trend tăng, sóng giảm sẽ đưa các trader thiếu kinh nghiệm tham
gia vào thị trường với vị thế bán rồi sau đó sẽ tăng lên lại. Ngược lại trong một
trend giảm, sóng tăng sẽ bẫy các trader theo xu hướng mua tham gia vào thì
trường sau đó giảm lại. Thị trường phải luôn có người thua, kẻ thắng.
Khi đối mặt với thị trường luôn thay đổi và theo suy nghĩ là chúng luôn đánh
lừa chúng ta, vậy thì làm sao chúng ta giải quyết được việc nhận định xu hướng

của thị trường?
Chìa khóa của câu hỏi sẽ được giải quyết trong cuốn sách này và chúng ta sẽ
hiểu được sự khác biệt giữa khái niệm market bias (xu hướng thị trường) và
trend. Trong cuốn sách này tôi sẽ dùng nó một cách linh hoạt nhưng cũng có đôi
chút khác biệt giữa chúng.
Trend tồn tại trên nhiều cấp độ khác nhau. Có thể là trend chính, trend
trung bình và trend thứ yếu. Trend tháng, trend tuần và trend ngàyvv. Việc cố
gắng tìm ra trend của tất cả các khung thời gian là không thể và cũng là vô nghĩa
trong việc giao dịch. Một con trend bắt đầu từ vài tháng trước hay thậm chí là vài
năm trước không mang lại ý nghĩa cho công việc giao dịch của chúng ta ngày hôm
nay. Và tương tự là những trend trên khung thời gian 1 phút có lẽ sẽ chẳng ảnh
hưởng gì đến những người giao dịch khung thời gian dài hạn từ daily trở đi. Để
đặt xu hướng thị trường trong mối quan hệ với trend chúng ta cần phát hiện
những cấp độ trend khác nhau mà phù hợp cho khung thời gian giao dịch của
chúng ta. Chúng ta phải luôn làm sáng tỏ xu hướng thị trường như một bản năng
trong giao dịch. Trend trong một khung thời gian có quan hệ mật thiết với việc
nhận định xu hướng thị trường của chúng ta. Công việc của chúng ta là nhận ra xu
hướng của thị trường và tập trung vào nó (có thể hiểu nôm na là trend tăng trong
khung thời gian H1 cũng có thể là xu hướng thị trường khi chúng ta giao dịch trên
khung H1, nhưng không thể là xu hướng thị trường với những người giao dịch
trên khung ngày hay khung tuần).
Trong tập này chúng ta sẽ học cách xác định xu hướng của thị trường. cách
của tôi là dùng thuần price action và quan sát các sóng thị trường với vẽ trend
lines. Bạn sẽ học được các bước cơ bản và các khái niệm trong quá trình tiến hành


5

đánh giá xu hướng của thị trường. Càng về cuối cuốn sách, các bạn sẽ càng sáng
tỏ và hiểu rõ từng vấn đề hỗ trợ cho các bạn trong việc nhận định, đánh giá xu

hướng của thị trường.

Chương 2: Sóng


6

Khi nhìn vào bất cứ một biểu đồ giá nào chúng ta cũng sẽ thấy giá không di
chuyển theo một đường thẳng cũng không di chuyển lên xuống theo một phương
thẳng đứng mà di chuyển theo những đợt và chúng ta gọi đó là sóng thị trường.

Hình 2.1: sóng thị trường trong xu hướng tăng
Hãy nhìn vào hình 2.1, ta thấy trong một xu hướng tăng, giá tăng lên với
một chuỗi các sóng lên và xuống. Theo một cách tự nhiên thì sóng tăng sẽ trội hơn
sóng giảm về độ dài. Ngược lại với thị trường giảm thì các sóng giảm sẽ lớn hơn
sóng tăng.
Do đó bằng cách quan sát sóng của thị trường, chúng ta có thể có cái nhìn
tổng thể về cấu trúc của thị trường và có được những manh mối về việc thị
trường phải chăng là đi lên hay xuống. Theo dõi sóng thị trường là bước đầu tiên
trong con đường giải mã thị trường.
Một cách khác nữa để nhìn sóng thị trường đó là xem biểu đồ ở khung thời
gian cao hơn, mỗi sóng có thể là một thanh nến ở khung thời gian cao hơn. Đó là
lý do tại sao nhiều trader dùng khung thời gian cao hơn để nhận định và ước
lượng xu hướng của thị trường. Giống như trước đây tôi học về chiến thuật supply


7

demand. Tác giả sử dụng cả khung tháng và khung tuần để nhận định xu hướng
thị trường và giao dịch trên khung D1. Có hai khó khăn sẽ gặp phải khi bạn nhận

định xu hướng thị trường bằng cách dùng khung thời gian cao hơn. Đó là:
Thứ nhất, sự lựa chọn khung thời gian cao hơn là tùy ý thích của người giao
dịch mà không có quy tắc nào thống nhất và phù hợp. Thường thì người ta sẽ
chọn khung thời gian lớn hơn khoảng 4 đến 5 lần khung thời gian giao dịch, chẳng
hạn bạn giao dịch khung H1 thì chọn khung H4 để nhận định xu hướng thị trường.
Thứ hai, bằng cách dùng khung thời gian cao hơn chúng ta phải tách sự chú
ý giữa hai khung thời gian đó. Đôi khi chúng sẽ làm ta phân tâm và bị nhiễu thông
tin giữa các khung thời gian khác nhau mang lại. Trong giao dịch tôi thích mình giữ
tập trung vào một chart mà ít khi chuyển lên khung thời gian cao hơn. Trừ khi tôi
muốn quay lên khung thời gian cao hơn để xác định các vùng supply và demand
tiềm năng.
Bằng cách phân tích sóng thị trường, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về
hành động giá mà không cần đến đồ thị giá khung thời gian cao hơn. Các bạn hãy
tập cách nhìn khung thời gian bạn thường giao dịch mà có thể ước lượng được
hành động giá trên khung thời gian cao hơn hay thấp hơn. Chẳng hạn khung thời
gian cao là một mẫu hình nến shooting star nhưng khung thời gian thấp hơn có
thể là mẫu hình nến dark cloud cover.
Do đó chúng ta chỉ cần tập trung vào một khung thời gian là có thể làm sáng
tỏ được xu hướng của thị trường

2.1- Xác định sóng thị trường
Trong lịch sử của phân tích kỹ thuật, William Gann tạo ra một quan điểm rất
kỳ lạ. Gann là một trader phát minh ra vô số các công cụ được tạo bằng các đường
thẳng, các góc, các đường tròn, hình lục giác và hình vuông. Ông ấy đã áp dụng


8

hình học vào giao dịch và phương pháp của ông có rất nhiều người phỉ báng và
cho rằng chúng là những thứ vô bổ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các công cụ mà

Gann tạo ra có hiệu quả nhất định và vẫn được chúng ta sử dụng cho đến ngày
hôm nay.
Ở đây chúng ta không quan tâm và bàn luận về các công cụ mà Gann tạo ra,
chúng ta chỉ quan tâm và chú ý đến sự đơn giản của Gann trong xác định xu
hướng thị trường.
Gann có toàn bộ những hướng dẫn về việc dùng sóng thị trường để giao
dịch theo xu hướng. Cách của Gann bao gồm 3 cấp độ sóng thị trường đó là: thứ
yếu, trung bình và chính.
Hành động giá đi từ những mảnh ghép nhỏ là những con sóng để tạo thành
một bức tranh toàn cảnh. Đó là lý do vì sao chúng ta chỉ tập trung vào những sóng
thứ yếu, phần nhỏ nhất của sóng thị trường, đó là những viên gạch cơ bản tạo
nên cấu trúc của thị trường.
Chúng ta không dùng phương pháp giao dịch của Gann mà chúng ta chỉ
mượn cách mà ông ấy để xác định sóng thị trường. Cách xác định sóng thị trường
của Gann là hoàn hảo với công việc phân tích hành động giá bởi vì chúng sử dụng
sự liên quan chặt chẽ giữa các nến với nhau. Nó tập trung vào mối quan hệ giữa
các nến cao và nến thấp.
Bước đầu tiên trong việc xác định hệ thống sóng của thị trường đó là phân
biệt từng nến vào một trong bốn loại sau đây:
1. Nến lên (up bars)  có giá thấp nhất và cao nhất cao hơn nến trước.
2. Nến xuống (down bars)  có giá thấp nhất và cao nhất thấp hơn nến
trước.
3. Inside bars  có giá thấp nhất và cao nhất nằm hoàn toàn trong vùng giá
của cây nến trước.
4. Outside bars  có giá cao nhất cao hơn giá cao nhất cây nến trước và giá
thấp nhất thấp hơn giá thấp nhất của cây nến trước.


9


Hình 2.2: Các loại nến sử dụng trong phân tích sóng

Lưu ý: Nếu cây nến chúng ta đang xác định mà có giá cao nhất và thấp nhất
bằng với cây nến trước thì chúng ta có thể coi nó là inside bar hoặc outside bar
đều được

Bạn có thể phân loại bất kỳ một cây nến đơn lẻ nào và chúng chỉ có thể
thuộc một trong bốn loại nến nêu như trên. Những phân loại nến này chỉ dựa vào
điểm giá cao nhất và thấp nhất của mỗi cây nến trong mối quan hệ với cây nến
trước. Bây giờ chúng ta hãy thực hành phân loại các cây nến còn lại trong ví dụ ở
hình 2.2 nêu trên nhé.
Đáp án: Bắt đầu từ cây nến thứ hai ta có up-out-in-up-up-up-down-up-in-out-inoutup-up-in-down-out-up-up-in-up. Quá dễ phải không các bạn


10

Chú ý giá đóng cửa của mỗi cây không có ý nghĩa trong việc phân loại nến
để xác định sóng của chúng ta. Một thanh nến lên có thể có giá đóng cửa thấp
hơn giá mở cửa, vì vậy nó có thể là một cây nến giảm chứ không nhất thiết là một
cây nến tăng.
Khi xác định sóng thì chúng ta sử dụng các thuật ngữ là nến lên, nến xuống,
outside và inside, còn bản chất từng cây nến để so với giá mở cửa và đóng cửa thì
chúng ta dùng thuật ngữ nến tăng, nến giảm hoặc là doji (giá mở cửa bằng giá
đóng cửa).
Khi bạn thành thạo trong việc phân loại nến và xác định sóng thì bạn có thể
dễ dàng nhận định được xu hướng của thị trường với 4 quy tắc dưới đây:
1. Một nến lên sẽ bắt đầu một sóng tăng và xác nhận việc kết thúc của sóng
giảm.
2. Một nến xuống sẽ bắt đầu một sóng giảm và xác nhận việc kết thúc của
sóng tăng.

3. Nến inside bar là nến không phá vỡ giá cao nhất và giá thấp nhất của cây
nến trước. Do đó chúng ta giữ nguyên sóng hiện tại. Ví dụ, đang trong
một sóng tăng với một vài cây nến lên và xuất hiện một nến inside bar
thì chúng ta vẫn xác định đang là sóng tăng. Tương tự là ngược lại với
sóng giảm.
4. Outside bar phá vỡ cả giá cao nhất và thấp nhất của cây nến trước, vì thế
mà nó cho chúng ta sự không chắc chắn, khó khăn trong việc xác định xu
hướng thì trường. Tôi sẽ đưa ra quy tắc phù hợp nhất cho việc xác định
sóng thị trường khi gặp mẫu nến Outside bar
4a/ Khi xuất hiện nến outside bar chúng ta vẫn giữ nguyên con sóng hiện
tại trừ các trường hợp nêu ở dưới.
4b/ Trong một sóng đang tăng mà xuất hiện outside bar có điểm giá thấp
nhất thấp hơn đáy gần nhất thì hình thành nên một sóng giảm.


11

4c/ Trong một sóng đang giảm mà xuất hiện outside bar có điểm giá cao
nhất cao hơn đỉnh gần nhất thì hình thành nên một sóng tăng.
Trong ví dụ tiếp theo tôi sẽ chứng minh cho các bạn thấy cách xác định sóng
thị trường thông qua mối quan hệ giữa các nến với nhau.

Hình 2.3 các nến bắt đầu và kết thúc một con sóng
Trong ví dụ trên tôi chỉ ra những cây nến làm thay đổi sóng thị trường. Đó
chủ yếu là nến lên và xuống. Các trường hợp của nến outside bar được trình bày
trong các ví dụ dưới đây


12


Hình 2.4-Outside bar phá vỡ đỉnh gần nhất tạo sóng tăng

Hình 2.5-Outside bar phá vỡ đáy gần nhất tạo sóng giảm


13

Những dạng sóng đặc biệt như trên là không nhiều và thể hiện sự thất
thường của price action. Do đó, khi chúng ta gặp phải những con sóng như vậy, tốt
nhất là đứng ngoài và chờ đợi cơ hội giao dịch khác.
Dưới đây là hai dạng sóng của một biểu đồ nến có outside bar

Dạng 1: Tách outside bar thành hai sóng riêng biệt


14

Dạng 2: Vẫn duy trì con sóng trước đó khi xuất hiện Outside bar
Như chúng ta thấy thì cách làm thứ hai sẽ dễ dàng, đơn giản mà hiệu quả
hơn so với cách thứ nhất. Chỉ khi nào nến outside bar quá lớn mà điểm thấp nhất
của nó phá vỡ vùng đáy cũ gần nhất thì lúc đó ta nên xem xét có một sóng xuống,
còn không chúng ta cứ tiếp tục con sóng tăng. Không có cách nào là sai cả và nếu
các bạn thấy cách thứ nhất phù hợp với các bạn thì hãy cứ sử dụng nó. Sự phá vỡ
đáy cây nến trước của nến outside bar chắc chắn sẽ tạo thành một sóng giảm trên
khung thời gian nhỏ hơn, nhưng công việc của chúng ta là nên kiên định với khung
thời gian mà chúng ta sẽ giao dịch.
Hãy so sánh hai ví dụ dưới đây để xem cái nào phù hợp và cái nào không
nhé.

Hình 2.6  Sóng không giống như khái niệm của chúng ta



15

Hình 2.7  Con sóng mà chúng ta cần xác định
Phần lớn các trường hợp thì chúng ta dễ dàng xác định sóng thị trường
bằng các nến lên và nến xuống. Những tình huống phức tạp như trên là ít gặp. Ở
hình 2.7 tôi có đánh dấu mũi tên chỉ cây nến outside bar. Bây giờ giả sử cây nến có
đánh dấu mũi tên sẽ trở thành như sau:


16

Hình 2.8  Cây nến được chỉnh sửa
Sau khi cây nến được chỉ mũi tên được chỉnh sửa thì đã có một bóng nến
phía trên dài và phá vỡ đỉnh gần nhất. Như vậy giờ đây các sóng thị trường sẽ
được xác định như sau:


17

Hình 2.9  Sóng đã được điều chỉnh trong tình huống mới
Như vậy là trong tình huống này sẽ hợp lý hơn nếu như chúng ta xác định
thêm một sóng tăng được hình thành bởi cây nến outside bar vì giá đã tạo một
đỉnh mới. Khi bạn đã hiểu được vấn đề thì chúng ta tiếp tục nhé.
Để tổng kết lại việc xác định các sóng tăng và giảm chúng ta cần:
Đối với sóng tăng chúng ta xác định:
- Nến lên
- Giá phá vỡ lên trên đỉnh gần nhất.
Có một trong các điều kiện trên chúng ta xác định là một sóng tăng.

Đối với sóng giảm chúng ta cần xác định:
- Nến xuống
- Giá phá vỡ xuống dưới đáy gần nhất
Có một trong các điều kiện trên chúng ta sẽ xác định là một sóng giảm.


18

Những con sóng thứ yếu của Gann cung cấp cho chúng ta một phương pháp
chắc chắn để những trader giao dịch hành động giá đi theo dòng chảy của thị
trường. Nó tập trung vào mỗi cây nến và không cần bất kỳ một tham số nào cho
việc xác định, chỉ đơn giản là giá cao nhất và thấp nhất của mỗi cây nến.
Không giống như tính phần trăm của các con sóng. Tính phần trăm của các
con sóng thì chúng ta không quan tâm đến mối quan hệ giữa các nến liên tiếp mà
chỉ tập trung vào những tham số để sàng lọc sự dao động giá. Ví dụ, nếu chúng ta
sử dụng ngưỡng là 1% để sàng lọc thì con sóng tăng sẽ kết thúc khi giá giảm hơn
1% chiều cao của con sóng đó. Khó khăn của chúng ta gặp phải đó là sử dụng bao
nhiêu % cho phù hợp với thị trường mà ta phân tích. Với phương pháp của Gann,
chúng ta không phải lo giải quyết vấn đề đó.
2.1.1. Bài tập xác định sóng
Tôi sẽ đưa cho bạn 5 biểu đồ nến và các bạn hãy đánh dấu các sóng theo
phương pháp mà chúng ta đã học ở trên. Sau đó các bạn kéo xuống và thấy ngay
đáp án tôi trình bày ở dưới. Nếu có chỗ nào bạn đánh dấu khác với kết quả thì hãy
xem lại các kiến thức mà tôi đã chia sẻ ở trên nhé.

Bài tập 1


19


Bài tập 2

Bài tập 3


20

Bài tập 4

Bài tập 5


21

Hãy hoàn thành các bài tập trên trước khi kéo xuống xem đáp án để đối
chiếu.

2.1.2. Đáp án bài tập
Sau đây sẽ là đáp án của các bài tập trên

Đáp án bài 1


22

Đáp án bài 2

Đáp án bài 3



23

Đáp án bài 4

Đáp án bài 5


24

Nếu bạn đã hiểu vì sao lại đánh dấu các sóng thị trường như trong đáp án
thì bạn đã nắm rõ được cách thức rồi đó. Chúc mừng bạn đã hoàn thành bước
đầu tiên trong việc xác định xu hướng của thị trường. Chúng ta hãy bước sang
phần tiếp theo, một phần vô cùng quan trọng.
2.2. Điểm chốt sóng
Các điểm chốt sóng là các điểm mà sóng đảo chiều. Điểm chốt sóng thị
trường như là một vùng quan trọng mà giá thường phản ứng xoay quanh chúng
không ít thì nhiều. Điểm chốt là nơi mà sóng tăng đảo chiều thành sóng giảm là
điểm cao của sóng và ngược lại sóng giảm đảo chiều thành sóng tăng là điểm thấp
của sóng.
Chúng ta đã học cách xác định thời điểm sóng bắt đầu và kết thúc ở chương
trên. Do đó, chúng ta có thể đánh dấu ra các điểm chốt sóng một cách dễ dàng. Ví
dụ sau tôi sẽ thể hiện cho các bạn các điểm sóng cao và sóng thấp nhé.

Hình 2.10: Các điểm sóng cao và sóng thấp
Vậy tại sao các điểm chốt lại quan trọng như vậy?


25

Các điểm chốt sóng là điểm mà giá đảo chiều xu hướng của thị trường. Các

điểm này không phải ngẫu nhiên mà có. Chúng thể hiện sự thay đổi về cung cầu.
Bên mua không thể đẩy thị trường lên cao hơn điểm sóng cao thậm chí là 1 pip.
Điều đó xảy ra có nghĩa rằng vào thời điểm đó không ai sẵn sàng mua ở vị trí mà
người ta nghĩ rằng nó đã quá cao khi ở mức giá tương đương điểm sóng cao trước
đó. Bản thân chúng ta cũng thế, sẽ rất sợ khi mua ở vùng tương đương với đỉnh
trước. Ngược lại với bên bán cũng thế.
Do đó, theo một thói quen thông thường, thị trường tăng thì các điểm sóng
cao sẽ như một vùng kháng cự và ngược lại với thị trường đi xuống, điểm sóng
thấp đóng vai trò như một vùng hỗ trợ.
Có thể nói rằng về mặt tâm lý, phần đông sẽ muốn bán khi giá đến điểm
sóng cao và muốn mua khi giá đến điểm sóng thấp.
Dưới đây là một số ví dụ về điểm sóng cao sẽ đóng vai trò một vùng kháng
cự và điểm sóng thấp đóng vai trò như một vùng hỗ trợ.

Hình 2.11: Các điểm sóng cao và thấp tạo thành vùng kháng cự và hỗ trợ