Mối quan hệ giữa quản trị tài chính và thị trường tài chính

Quan hệ tài chính doanh nghiệp là gì? Chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp?                         Khái niệm quan hệ tài chính doanh nghiệp (Corporate financial relations) là gì?

Quan hệ tài chính doanh nghiệp là gì? Chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp? Các mối quan hệ trong tài chính doanh nghiệp: Giữa Doanh nghiệp với Nhà nước, với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác, người lao động,...

Tài chính đối với một doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng. Bởi lẽ, mọi vấn đề đều phát sinh trong hoạt động kinh doanh đều liên quan đến tài chính. Ở một mối quan hệ khác nhau thì bản chất tài chính và phương thức điều chỉnh sẽ khác nhau. Vậy, quan hệ tài chính doanh nghiệp là gì? Chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp là gì? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

1. Quan hệ tài chính doanh nghiệp là gì?

Trước khi hiểu về khái niệm quan hệ tài chính doanh nghiệp là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp là gì?

Thứ nhất, doanh nghiệp được hiểu là một tố chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích tao ra các khoản lợi nhuận.

Thứ hai, tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là một phạm trù khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định, đó là một tiền đề cần thiết. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, đã phát sinh các luồng tiền tệ gắn liền với hoạt động đầu tư vào các hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp, các luồng tiền tệ đó bao hàm các luồng tiền tệ đi vào và các luồng tiền tệ đi ra khỏi doanh nghiệp, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính của doanh nghiệp.

Theo đó, quan hệ tài chính được hiểu là các mối quan hệ phát sinh giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế hoặc với Nhà nước Bản chất của các quan hệ tài chính này chính là việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa doanh nghiệp với các tổ chức có liên quan đến tài chính. Tùy theo từng mục đích mà sẽ phát sinh các mối quan hệ mang những đặc điểm  khác nhau, nhưng tất cả đều tuân theo những khuôn khổ mà pháp luật quy định.

2. Quan hệ tài chính doanh nghiệp tiếng Anh là gì?

Quan hệ tài chính doanh nghiệp tiếng Anh là Corporate financial relations

Các thuật ngữ tiếng Anh có liên quan khác:

Quan hệ tài chính doanh nghiệp Corporate financial relations
Nhà nước Government
Chủ thể Subject
Kinh tế Economy
Các tổ chức xã hội Social organizations
Người lao động

3. Các mối quan hệ trong tài chính doanh nghiệp

Thứ nhất, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước

Quan hệ này được thể hiện trong việc doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước như nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách..

Thứ hai, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác

Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác rất đa dạng và phong phú được thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khi doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhau (bao gồm cả các dịch vụ tài chính).

Ngoài quan hệ tài chính với các chủ thể kinh tế khác, doanh nghiệp có thể có quan hệ tài chính với các tổ chức xã hội khác, ví dụ như doanh nghiệp thực hiện tài trợ cho các tổ chức xã hội

Thứ ba, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp

Mối quan hệ này thể hiện trong việc các chủ sở hữu thực hiện việc đầu tư, góp vốn hay rút vốn ra khỏi doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

Thứ tư, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp

Mối quan hệ này thể hiện trong việc các chủ sở hữu thực hiện việc đầu tư, góp vốn hay rút vốn ta khỏi doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

Thứ năm, quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp

Đây là mối quan hệ thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp, cũng như khi phân phối kết quả kinh doanh và thực hiện hạch toán nội bộ doanh nghiệp.

4. Chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp

Thứ nhất, chức năng của tài chính doanh nghiệp                            

Tạo vốn và luân chuyển vốn: Là để bảo đảm vốn hoạt động của doanh nghiệp luôn có đủ và ổn đinh, đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh

Phân phối lại thu nhập: Nhằm cân đối lại nguồn vốn cho hợp lý, biết cách sử dụng đồng tiền lời sao cho có hiệu quả nhất, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Kiểm tra giám sát quá trình luân chuyển vốn: Nhờ có chức năng này mà bộ phận tài chính doanh nghiệp có thể đưa ra được các đề xuất thích hợp tới người quản lý công ty liên quan đến các vấn đề nâng cao tính hiệu quả trong việc kiểm soát đồng vốn.

Thứ hai, vai trò của tài chính  doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp huy động vốn để đảm bảo hoạt động bình thường

Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Quá trình kinh doanh thường tạo ra nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như đầu tư vào phát triển kinh doanh.

Vai trò của tài chính là tổ chức huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh và đầu tư được thực hiện thường xuyên và liên tục. Từ đó quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của một công ty.

  • Cải thiện hiệu quả trong kinh doanh

Tài chính giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Bên cạnh đó việc huy động nguồn vốn kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng thời cơ trong kinh doanh.

Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn phù hợp có thể giảm chi phí sử dụng vốn. Điều này góp phần rất lớn vào việc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đặc biệt là đòn bẩy tài chính phù hợp là những yếu tố làm tăng đáng kể tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Việc huy động tối đa vốn hiện có trong kinh doanh có thể tránh được tổn thất do đình trệ vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm số lượng cho vay. Từ đó giảm các khoản thanh toán lãi, góp phần lớn vào việc tăng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.

  • Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả

Việc tổ chức sử dụng vốn một cách hiệu quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, các yêu cầu của luật kinh tế đã đặt ra các tiêu chuẩn rất khắt khe cho mọi doanh nghiệp.

Sản xuất kết hợp với bán các sản phẩm mà thị trường cần và chấp nhận, không bán những gì họ có. Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà quản lý doanh nghiệp phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả.

Công cụ hữu ích để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình huy động và chuyển đổi hình thức vốn tiền tệ. Thông qua tình hình thu chi hàng ngày, tình hình thực hiện chi tiêu tài chính và báo cáo tài chính có thể kiểm soát kịp thời và tổng thể hoạt động của doanh nghiệp.

Đó là cơ sở để nhanh chóng phát hiện những thiếu sót và tiềm năng chưa được khai thác, đưa ra quyết định phù hợp để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

  • Vai trò của tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thậm chí còn quan trọng hơn, bởi vì:
  • Hoạt động tài chính doanh nghiệp liên quan và ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động kinh doanh.
  • Quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn ngày càng tăng.
  • Thị trường tài chính đang phát triển nhanh chóng với nhiều công cụ tài chính để huy động vốn.
  • Thông tin tài chính cung cấp một cơ sở đáng tin cậy để các nhà quản lý kiểm soát và điều hành các hoạt động trực tiếp trong doanh nghiệp.

5. Quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường;

Quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp. Hầu hết mọi quyết định khác đều dựa trên những kết quả rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp;

Trong hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, có nhiều vấn đề tài chính nảy sinh đòi hỏi các nhà quản lý phải đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và tổ chức thực hiện các quyết định ấy một cách kịp thời và khoa học, có như vậy doanh nghiệp mới đứng vững và phát triển;

Để tồn tại và phát triển trong hoạt động kinh doanh thì các hoạt động của doanh nghiệp phải được đặt trên cơ sở về mặt chiến lược và mặt chiến thuật, về mặt chiến lược, phải xác định ra mục tiêu kinh doanh, các hoạt đông dài hạn nhằm phát triển doanh nghiệp và chính sách tài chính của doanh nghiệp.

Ví dụ: việc quyết định đưa ra thị trường sản phẩm mới vào một thời điểm nào đó, việc tham ra liên doanh, việc sử dụng vốn cổ phần của công ty thay vì sử dụng nguồn vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, việc quyết định phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn góp đều là những quyết định có tính chiến lược;

Về mặt chiến thuật, phải xác định công việc trong thời hạn ngắn những tác nghiệp thể để phục vụ cho kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp. Ví dụ việc đưa ra những quyết định thay thế một tài sản cố định mới, việc lựa chọn địa điểm thuê cửa hàng, việc xem xét giữa đi thuê hay mua một căn nhà, xem xét giá cả của hàng hoá lúc mới bán ra ở thời điểm đầu vụ, việc hạ giá theo mùa đều là những quyết định về mặt chiến thuật.

Các quyết định về mặt chiến lược và chiến thuật được lựa chọn chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích, cân nhắc về mặt tài chính.

=> Từ những vấn đề trên có thể rút ra:

Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị tài chính đối với các quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất  kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.

Quản trị tài chính doanh nghiệp được hình thành để nghiên cứu, phân tích và sử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, hình thành những công cụ quản lý tài chính và đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và có hiệu quả.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về quan hệ tài chính doanh nghiệp là gì và vai trò, chức năng của tài chính doanh nghiệp. Trường hợp quý khách hàng thắc mắc với nội dung trên xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.