Cuộc khởi nghĩa nào làm cho nhà Tần sụp đổ

Trung Quốc dưới thời tần hán là giai đoạn đầu tiên của chế độ phong kiến mới được xác lập, hình thành. Trong giai đoạn này, có rất nhiều đặc điểm nổi bật thể hiện quyền của các giai cấp trong xã hội phong kiến. Vậy, Đặc điểm nổi bật nhất của thời Tần Hán ở Trung Quốc là gì? Quan hệ sản xuất và các chính sách của nhà Tần Hán được thể hiện như thế nào?

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan thời tần hán ở trung quốc.

Trong thời kỳ Tần Hán ở Trung Quốc đặc điểm nổi bật nhất là chế độ phong kiến được hình thành và bước đầu được củng cố.

Giai đoạn trước khi phong kiến được xác lập, Trung Quốc đang nằm trong tình trạng là các nước nhỏ thường xuyên có các cuộc giao tranh lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng và thôn tính lẫn nhau. Chính vì vậy, năm 221 trước công nguyên nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tần Thủy Hoàng và nhà tần đã tồn tại từ năm 221 trước công nguyên đến năm 206 trước công nguyên.

Tần Thủy Hoàng dùng pháp luật và những vật trừng trị để cai trị đất nước. Từ chính sách này đã gây ra nhiều mẫu thuẫn ở trong xã hội và những cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Năm 206 trước công nguyên, cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng đã làm sụp đổ nhà tần. Trên cơ sở đó, Lưu Bang đã lập ra nhà Hán tồn tại từ năm 206 trước công nguyên đến năm 220 sau công nguyên.

Quan hệ sản xuất phong kiến thời Tần Hán

Dưới thời kỳ nhà tần, lực lượng quý tộc do chiếm hữu được nhiều ruộng đất tư vì vậy để phát triển trở thành giai cấp địa chủ. Lực lượng nông dân công xã cũng bị phân hóa mạnh thành ba bộ phận gồm bộ phận nông dân giàu sở hữu nhiều ruộng đất trở thành giai cấp địa chủ, bộ phân nông dân tự canh giữ lại được một chút ruộng đất tự cày cấy, sản xuất và bộ phận nông dân nghèo không có ruộng đất để cày cấy, sản xuất, phải thuê mượn ruộng đất của địa chủ, nộp tô ruộng đất cho địa chủ trở thành nông dân lĩnh canh.

Như vậy, quan hệ sản xuất phong kiến đã xác lập một mối quan hệ bóc lột mới giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh về địa tô thay thế cho quan hệ bóc lột cũ trong xã hội cổ đại là quan hệ giữa quý tộc và nông dân công xã.

Tổ chức bộ máy nhà nước thời kỳ Tần Hán

Bộ máy nhà nước thời kỳ Tần Hán như sau: Ở trung ương: đứng đầu là Hoàng đế, giúp việc cho hoàn đế bao gồm quan văn (đứng đầu là thường tướng) và quan võ (đứng đầu là thái úy). Ở địa phương chia thành các quận (đứng đầu là thái thú) và các huyện (huyện lệnh). Như vậy, bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền chính thức được xác lập.

Để thể hiện uy quyền của mình Tần Thủy Hoàng đã cho xây dựng hệ thống lăng mộ ở phía bắc núi Lệ Sơn tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Đồng thời, Tần Thủy Hoàng cũng cho xây dựng Vạn lý trường thành, đây là công trình được coi là biểu tượng về lịch sử và văn hóa của nhân loại ngày nay

Chính sách đối ngoại thời kỳ Tần Hán

Khi bước vào thời kỳ phong kiến, nhà Tần Hán đã tiến hành hàng loạt các chính sách xâm lược ra bên ngoài để mở rộng lãnh thổ, trong đó có xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ. Lãnh thổ từ thời nhà tần sang thời nhà hán được mở rộng ra và có một phần lãnh thổ xâm chiếm của An Nam.

Dưới thời kỳ này, nhà Hán đã xác lập được thời kỳ thống trị 1000 năm đô hộ đối với dân tộc Việt Nam. Dưới ách đô hộ của phong kiến phương bắc, nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh. Tiêu biểu cho cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ trong thời kỳ này đó là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại thái thú Tô Định của nhà Hán. Hai bà đã phất cờ khởi nghĩa và dành quyền tự chủ trong hai năm, sau đó đã bị Mã Viện đưa quân trở lại và cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp thất bại.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến Đặc điểm nổi bật nhất của thời tần hán ở trung quốc là gì? Quan hệ sản xuất và các chính sách của nhà tần hán được thể hiện như thế nào? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Sự kiện: Bí ẩn về vị vua Tần Thủy Hoàng, Bí ẩn lịch sử thế giới

Kỳ đầu tiên

Cuộc khởi nghĩa nào làm cho nhà Tần sụp đổ
1
Cuộc khởi nghĩa nào làm cho nhà Tần sụp đổ
9 1011 12 13
Cuộc khởi nghĩa nào làm cho nhà Tần sụp đổ
45
Cuộc khởi nghĩa nào làm cho nhà Tần sụp đổ
Kỳ mới nhất

Cuộc khởi nghĩa nào làm cho nhà Tần sụp đổ

Triệu Cao là một trong những người thân cận nhất với Tần Thủy Hoàng.

Theo trang mạng Qulishi (Trung Quốc), Triệu Cao là một hoạn quan, người có tầm ảnh hưởng chính trị rất lớn trong cả giai đoạn hình thành và diệt vong của nhà Tần.

Triệu Cao sinh ra tại Triệu quốc, là hậu duệ của quý tộc nước Triệu. Với xuất thân cao quý như vậy, Triệu Cao xứng đáng được hưởng cuộc sống xa hoa, an lành.

Nhưng vào năm 228 TCN, Tần Thủy Hoàng khởi binh tiêu diệt nước Triệu. Vương công đại thần của Triệu quốc từ đó đều trở thành tù binh, bao gồm cả Triệu Cao.

Hạ sát Tần Thủy Hoàng?

Sau khi bị đưa về nước Tần, do mẹ Triệu Cao phạm pháp nên cả gia tộc bị vạ lây, bản thân Triệu Cao bị hoạn và phải vào cung.

Mặc dù trong tâm trí, Triệu Cao căm thù nhà Tần đến tận xương tủy, nhưng bề ngoài, hoạn quan này vẫn luôn mỉm cười trước mặt Tần Thủy Hoàng. Tất cả chỉ nhằm che giấu âm mưu ám sát Tần Thủy Hoàng, lật đổ nhà Tần.

Sau khi trở thành thái giám, Triệu Cao âm thầm học tập văn thư, luật lệ của Tần quốc. Nhờ có tài xử án, lại cơ trí hơn người, ông dần được Tần Thủy Hoàng chú ý.

Nhờ xuất thân quý tộc, am hiểu lễ nghi hoàng thất, lại thông minh, khéo léo, Triệu Cao được đề bạt làm thầy dạy công tử Hồ Hợi, con thứ của Tần Thủy Hoàng.

Cuộc khởi nghĩa nào làm cho nhà Tần sụp đổ

Triệu Cao kiểm tra xem Tần Thủy Hoàng đã chết thật hay chưa. Ảnh minh họa.

Với vị trí này, Triệu Cao từng bước tiếp cận sâu hơn vào hoàng tộc nhà Tần. Ông chiếm lấy sự tin tưởng của Hồ Hợi, biến công tử nước Tần thành con rối Một mặt tìm cách đưa Hồ Hợi lên nối ngôi, mặt khác, Triệu Cao âm thầm bành trướng thế lực cho riêng mình.

Cho đến nay, các học giả, nhà sử học Trung Quốc chưa thể tìm thấy bằng chứng lý giải chính xác cái chết của Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, một loạt các cuộc chính biến ngay sau Tần Thủy Hoàng qua đời khiến người ta không thể không nghi ngờ Triệu Cao.

Một vài học giả cho rằng, Triệu Cao đã chủ động kết liễu Tần Thủy Hoàng, nhằm nắm thế chủ động.

Không nằm ngoài dự đoán, khi Tần Thủy Hoàng băng hà, ông đã để lại di chiếu truyền ngôi cho Thế tử Phù Tô. Theo Sử ký, của Tư Mã Thiên, Triệu Cao đã bất tuân mệnh, không công bố thánh chỉ mà lôi kéo Thừa tướng Lý Tư để cùng chỉnh sửa di chiếu, đưa Hồ Hợi lên ngôi vua, gọi là Tần Nhị Thể.

Mặt khác, Triệu cao mượn danh nghĩa Tần Thủy Hoàng chỉ trích Phù Tô làm con mà bất hiếu, Đại tướng Mông Điềm làm thần tử mà bất trung, bắt hai người phải tự sát. Khi nắm được tin tức chính xác là Phù Tô đã tự sát, Hồ Hợi, Triệu Cao, Lý Tư mới lệnh cho đội xa giá chở thi thể Tần Thủy Hoàng trở về thành Hàm Dương.

Có thể nói, cái chết của Tần Thủy Hoàng đã giúp Triệu Cao hoàn thành một nửa âm mưu phá hoại nhà Tần.

Một tay khiến nhà Tần sụp đổ

Chỉ sau một năm, Triệu Cao tiếp tục bước đi tiếp theo trong kế hoạch hủy hoại nhà Tần, bằng cách tàn sát trung thần.

Cuộc khởi nghĩa nào làm cho nhà Tần sụp đổ

Nhân vật Triệu Cao trong phim truyền hình Trung Quốc.

Người tiếp theo trở thành nạn nhân của hoạn quan này không ai khác chính là Lý Tư, Thừa tướng từng đồng lõa cùng Triệu Cao.

Lý Tư phát giác được âm mưu của Triệu Cao liền viết thư tố giác lên hoàng đế. Tần Nhị Thế không những thiên vị Triệu Cao lại còn trị tội Lý Tư, xử tử ông tại Hàm Dương, theo Sử ký - Lý Tư liệt truyện.

Triệu Cao nghiễm nhiên được phong làm Thừa tướng, do là hoạn quan, nên có thể tùy ý ra vào cung cấm.

Âm mưu trả thù của họ Triệu này chưa dừng lại ở đó. Trở thành Thừa tướng, Triệu Cao khiến nền chính trị của Tần quốc vốn đã hà khắc, nay lại càng trở nên dã man, phi nhân tính.

Quan binh lạm dụng nhục hình đối với dân chúng, Hoàng đế lại bị hoạn quan che mắt, nhà Tần sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Sự chuyên quyền của hoạn quan này đã khiến dân chúng rơi vào cảnh lầm than, khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi.

Tuy nhiên, hoạn quan họ Triệu này tìm mọi cách lấp liếm, tấu lên triều đình rằng dân chúng vẫn đang an cư lạc nghiệp. Hồ Hợi những tưởng nước Tần vẫn quốc thái dân an, tiếp tục dung túng để Triệu Cao làm điều xằng bậy.

Cho tới khi biết được thảm cảnh thực sự, hoàng đế nhà Tần mới cuống cuồng tìm Triệu Cao chất vấn. Nhận thấy mạng sống của bản thân bị đe dọa, Triệu Cao đã lên kế hoạch hạ sát hoàng đế.

Cuộc khởi nghĩa nào làm cho nhà Tần sụp đổ

Triệu Cao là tác nhân chính khiến nhà Tần sụp đổ nhanh chóng.

Theo Tần Thủy Hoàng bản kỉ, không lâu sau Triệu Cao sai con rể của mình đem binh mã hàng nghìn người, giả làm đạo tặc, xông vào Vọng Di cung, ép Hồ Hợi tự sát.

Hồ Hợi đã cố gắng khẩn cầu nhưng Diêm Lạc trả lời: “Thần nhận mệnh của thừa tướng, vì thiên hạ mà phải giết người”. Sau cái chết của Hồ Hợi, Triệu Cao luôn đeo ngọc tỷ bên mình, vờ hứa cho người trong hoàng tộc nhà Tần là Tử Anh lên ngôi.

Nhưng Triệu Cao cũng muốn giết nốt Tần Tử Anh để chiếm ngôi hoàng đế, bằng cách chần chừ không giao ấn, còn buộc Tử Anh phải ăn chay 5 ngày.

Tần Tử Anh biết được âm mưu của Triệu Cao, cáo ốm mấy lần không đi, khiến Triệu Cao sốt ruột, phải đích thân đến tận nơi.

Nhưng Triệu Cao đến nơi đã bị hoạn quan Đàm Hàm cầm giáo đâm chết. Bấy giờ, Tử Anh liền triệu tập quần thần, liệt kê tội trạng của Triệu Cao, hạ lệnh xử án tru di tam tộc.

Theo các học giả Trung Quốc, Triệu Cao tuy không giết được Tần Tử Anh, nhưng những gì mà hoạn quan này gây ra đã khiến cho nhà Tần lụn bại, không còn cách nào có thể đảo ngược.

Sau khi Triệu Cao chết, Tần Tử Anh chỉ tại vị được 46 ngày. Đến năm 206 TCN, nhà Tần diệt vong bởi cuộc khởi nghĩa do Lưu Bang lãnh đạo, chỉ sau 15 năm sau khi Tần Thủy Hoàng trở thành hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa.

_____________

Bài viết xuất bản ngày 2.5 sẽ khai thác vị tướng đánh giá cao nhất thời Chiến Quốc, người đặt nên tảng cho thành công và cũng đem đến rắc rối cho Tần Thủy Hoàng sau này.

Kỳ đầu tiên

Cuộc khởi nghĩa nào làm cho nhà Tần sụp đổ
1
Cuộc khởi nghĩa nào làm cho nhà Tần sụp đổ
9 1011 12 13
Cuộc khởi nghĩa nào làm cho nhà Tần sụp đổ
45
Cuộc khởi nghĩa nào làm cho nhà Tần sụp đổ
Kỳ mới nhất