Cục trưởng Cục quản lý phía Nam Bộ Xây dựng

Ngày 8/8, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh vừa ký thay Thủ tướng ban hành Nghị định 52 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng thay thế cho Nghị định 81/2017.

Nghị định nêu rõ, Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

Bộ Xây dựng có 19 cơ quan trực thuộc, trong đó có 15 cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm 7 vụ, 6 cục, văn phòng, thanh tra; 4 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ gồm: Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, Báo Xây dựng, Tạp chí Xây dựng, Trung tâm Thông tin.

7 vụ của Bộ Xây dựng gồm: Vụ Quy hoạch - Kiến trúc, Vụ Vật liệu xây dựng, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ.

6 cục gồm: Cục Kinh tế xây dựng, Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Cục Phát triển đô thị, Cục Hạ tầng kỹ thuật, Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản.

So với Nghị định 81/2017, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng giảm 6 cơ quan gồm: Vụ Quản lý doanh nghiệp; Cục Công tác phía Nam; 4 Viện: Kinh tế xây dựng, Khoa học công nghệ xây dựng, Kiến trúc quốc gia, Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.

Tuy nhiên, ngoài cơ cấu tổ chức quy định rõ trong nghị định, Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra bộ, đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị khác thuộc bộ theo quy định của pháp luật.

Nghị định cũng quy định rõ, Cục Công tác phía Nam tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cho đến khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng.

Cục trưởng Cục quản lý phía Nam Bộ Xây dựng

Bộ GTVT đề xuất bỏ Tổng cục, sáp nhập ba cơ quan tham mưu để giảm đầu mối, giảm khâu trung gian nhưng đảm bảo mục tiêu để phát triển, quản lý trong giai đoạn này.

Cục trưởng Cục quản lý phía Nam Bộ Xây dựng

Đại diện Bộ Nội vụ khẳng định, việc tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường bộ cao tốc Việt Nam xét về mặt đối tượng thì không có sự chồng chéo.

Cục trưởng Cục quản lý phía Nam Bộ Xây dựng

Lưu ý bộ máy bên trong các bộ ngành còn cồng kềnh, tầng nấc, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng dứt khoát phải sắp xếp lại cục, tổng cục.

Cục trưởng Cục quản lý phía Nam Bộ Xây dựng

Đó là đề nghị của đại biểu (ĐB) Lê Thanh Vân tại phiên thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa vào chiều 10/6.

Thứ sáu,13/09/2019 11:10

Cục trưởng Cục quản lý phía Nam Bộ Xây dựng
Từ viết tắt
Cục trưởng Cục quản lý phía Nam Bộ Xây dựng
Cục trưởng Cục quản lý phía Nam Bộ Xây dựng
Xem với cỡ chữ

Vị trí, chức năng:Cục Công tác phía Nam là tổ chức thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong việc phối hợp triển khai các nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam; đại diện cho Bộ Xây dựng trong các hoạt động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tại các tỉnh, thành phố phía Nam theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Bộ trưởng; phối hợp với Văn phòng Bộ trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; đảm bảo các điều kiện, phương tiện làm việc cho lãnh đạo Bộ khi đi công tác tại các tỉnh phía Nam.Cục Công tác phía Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Theo dõi, tổng hợp và phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc triển khai các nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam bao gồm 06 tỉnh miền Đông Nam Bộ và 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ (sau đây gọi là các tỉnh phía Nam), cụ thể là:

1.1. Tham gia với các đơn vị thuộc Bộ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển và quản lý có hiệu quả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trên địa bàn các tỉnh phía Nam;

1.2. Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáp dục pháp luật và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trên địa bàn các tỉnh phía Nam.

Phối hợp với Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản tổ chức điều tra, tổng hợp thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn các tỉnh khu vực phía Nam.

Phối hợp với Cục Phát triển đô thị định kỳ làm việc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực phát triển đô thị tại địa phương;

1.3. Tổ chức tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức ở các tỉnh phía Nam về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ; phối hợp với các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất phương hướng, biện pháp xử lý các phản ánh, kiến nghị đó;

1.4. Phối hợp với Thanh tra Bộ tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức ở các tỉnh phía Nam theo quy định của pháp luật;

1.5. Phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền của ngành Xây dựng trên địa bàn các tỉnh phía Nam;

1.6. Trực tiếp hoặc phối hợp với các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ giải quyết, xử lý kịp thời một số vụ việc có tính chất đột xuất, cấp bách thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ;

1.7. Theo dõi, phối hợp với các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc cập nhật thông tin và báo cáo kịp thời với Bộ trưởng về tình hình phát triển các loại thị trường thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn các tỉnh phía Nam; tham gia nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm bình ổn, điều tiết và thúc đẩy sự phát triển bền vững các loại thị trường thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn các tỉnh phía Nam;

1.8. Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng của các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch- Kiến trúc, Ủy ban nhân dân các tỉnh phía Nam; kịp thời báo cáo Bộ trưởng hoặc phản ánh với các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Bộ.

1.9. Hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động giám định xây dựng, giám định tư pháp xây dựng; hướng dẫn giải quyết sự cố công trình xây dựng, sự cố mất an toàn trong thi công xây dựng; tổ chức giám định nguyên nhân sự cố trong thi công xây dựng và trong quá trình khai thác, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật trên địa bàn các tỉnh phía Nam.

2. Thực hiện công tác của cơ quan chuyên môn về xây dựng, bao gồm:

2.1. Tổ chức sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân và chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho các tổ chức trên địa bàn các tỉnh phía Nam theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Cục Quản lý hoạt động xây dựng và các đơn vị liên quan trong việc quản lý cơ sở dữ liệu, cập nhật đăng tải và cung cấp thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân do Cục tổ chức sát hạch và cấp chứng chỉ.

2.2. Thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công theo phân cấp và theo quy định của pháp luật đối với công trình cấp I là nhà hoặc kết cấu dạng nhà có quy mô đến 30 tầng hoặc chiều cao không quá 100m.

Thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án từ nhóm B trở xuống; thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng đối với các công trình thuộc dự án nhóm B trở xuống sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách trên địa bàn các tỉnh phía Nam thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng.

2.3. Kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các công trình quy định tại điểm 2.2 Khoản 2 Điều này và các công trình khác theo ủy quyền của Bộ trưởng.

2.4. Kiểm tra về công tác an toàn trong thi công xây dựng và giải quyết các sự cố đối với các công trình quy định tại điểm 2.3 Khoản 2 Điều này.

3. Đại diện cho Bộ Xây dựng trong các hoạt động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tại các tỉnh, thành phố phía Nam theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Bộ trưởng.

4. Tổng hợp chương trình, kế hoạch công tác, đảm bảo các điều kiện, phương tiện làm việc cho lãnh đạo Bộ và các đoàn cán bộ, công chức của khối cơ quan Bộ khi đi công tác tại các tỉnh phía Nam.

5. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.

6. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ, thực hiện quản lý các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật và của Bộ Xây dựng.

7. Làm chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở vật chất của Bộ ở thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định của Bộ.

8. Cục trưởng Cục Công tác phía Nam được quyền:

8.1. Đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ trên địa bàn các tỉnh phía Nam cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các lĩnh vực công tác của đơn vị;

8.2. Ký một số văn bản hành chính, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nhân danh Cục trưởng và sử dụng con dấu của Cục theo quy định pháp luật;

8.3. Được Bộ trưởng uỷ quyền ký một số văn bản về các lĩnh vực công tác của Cục theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng.

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng giao.

Cơ cấu tổ chức:

1. Các đơn vị trực thuộc:

1.1. Văn phòng;

1.2. Phòng Quản lý xây dựng;

1.3. Phòng Quản lý đô thị;

1.4. Trung tâm Tư vấn xây dựng và phát triển đô thị phía Nam.

Trung tâm Tư vấn xây dựng và phát triển đô thị phía Nam là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục, được khắc con dấu theo mẫu quy định để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo sự uỷ quyền, phân cấp quản lý tài chính kế toán của Cục trưởng Cục Công tác phía Nam và các quy định của pháp luật.

Các đơn vị trực thuộc Cục có cấp trưởng, một số cấp phó và các công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ.

Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh cấp trưởng, cấp phó các đơn vị trực thuộc Cục Công tác phía Nam do Bộ trưởng quyết định theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công tác phía Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

2. Lãnh đạo Cục:

2.1. Cục Công tác phía Nam có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng;

2.2. Cục trưởng và Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của Đảng và pháp luật;

2.3. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Công tác phía Nam, Cục trưởng có trách nhiệm lập kế hoạch công tác cho từng giai đoạn, xác định nhu cầu biên chế của Cục; xây dựng và ban hành quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi đơn vị, cá nhân trong Cục và báo cáo Bộ trưởng;

2.4. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.


Trung tâm Thông tin
Nguồn: Quyết định 1148/QĐ-BXD; Quyết định 768/QĐ-BXD