Công việc của ngành kí sinh trùng là gì

nay chưa được quan tâm và thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bởi vậy, rất nhiều người dân khi đi khám bệnh lần đầu thường gặp nhiều khó khăn và đặt ra rất nhiều câu hỏi. Sau đây, Khoa Khám bệnh chuyên khoa Ký sinh trùng xin phép được trả lời một số câu hỏi thường gặp, để người dân hiểu rõ hơn về quy trình khám chữa bệnh tại Khoa.

Câu hỏi: Địa chỉ Khoa Khám bệnh chuyên khoa Ký sinh trùng ở đâu?

Trả lời:

Khoa Khám bệnh chuyên khoa Ký sinh trùng thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.Hồ Chí Minh, tọa lạc tại địa chỉ:

685 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

(Góc ngã tư giao giữa đường Nguyễn Biểu và đường Trần Hưng Đạo)

Công việc của ngành kí sinh trùng là gì

Câu hỏi: Thời gian làm việc, thời gian khám và trả kết quả xét nghiệm tại Khoa như thế nào?

Trả lời:

  • Thời gian làm việc:

Từ thứ 2 - thứ 7 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định nhà nước)

Buổi sáng: 7h30 - 11h30

Buổi chiều: 13h30 - 16h30

  • Thời gian khám bệnh:

Bệnh nhân sau khi đăng ký và đóng tiền khám bệnh sẽ được phát số để vào phòng bác sĩ theo thứ tự loa thông báo, tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà thời gian khám bệnh sẽ khác nhau dao động từ 5-15 phút (hoặc hơn).

  • Thời gian trả kết quả:

Tùy theo từng loại chỉ định cận lâm sàng mà thời gian trả kết quả sẽ khác nhau và được nhân viên y tế đóng mộc hẹn, ghi trên phiếu thu tiền xét nghiệm.

Công việc của ngành kí sinh trùng là gì

Thông thường, phòng xét nghiệm sẽ trả kết quả thành 2 đợt trong ngày, vào lúc 10h30 và 14h:

Thời gian lấy máu

Thời gian trả kết quả

07h30 - 08h30

10h30

8h31 - 11h00

14h00

Sau 11h00

10h30 ngày hôm sau

Soi da/móng/lông, tóc; soi phân tìm trứng và ấu trùng: có kết quả sau khoảng 30 phút. Nếu bệnh nhân có xét nghiệm máu, kết quả soi sẽ được trả cùng kết quả xét nghiệm máu.

Siêu âm ổ bụng: có kết quả ngay sau khi siêu âm.

Định danh ký sinh trùng: không xác định. Thời gian trả kết quả định danh ký sinh trùng tùy thuộc vào mẫu vật, thông thường, Khoa Khám bệnh sẽ trả kết quả sau 30 phút. Nếu phải gửi tới Khoa Côn trùng của Viện để định danh thì thời gian sẽ kéo dài hơn và tốn chi phí hơn.

Câu hỏi: Khi nào tôi cần đi khám ký sinh trùng?

Trả lời:

Xét nghiệm ký sinh trùng nên được thực hiện định kỳ 3-6 tháng/lần đối với người sống và làm việc trong môi trường có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Khám bệnh khi cảm thấy có một trong các triệu chứng sau:

  • Ngứa, nổi mề đay hoặc thấy ấu trùng di chuyển ở da
  • Đau đầu, chóng mặt, nôn ói, sốt… không rõ nguyên nhân
  • Đau cơ, đau khớp tay chân không rõ nguyên nhân
  • Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng
  • Ngứa vùng quanh hậu môn, đi ngoài ra giun hoặc đốt sán
  • Trẻ giảm cân, chậm tăng cân
  • Mắt mờ hoặc mất thị lực, viêm mắt, thấy ấu trùng di chuyển ở mắt

Câu hỏi: Tôi có cần đăng ký khám bệnh trước qua tổng đài không?

Trả lời:

Hiện tại, Khoa Khám bệnh ký sinh trùng không nhận đăng ký trước qua tổng đài. Anh/chị sẽ đăng ký khám trực tiếp tại quầy Lễ tân và được phát số thứ tự khám bệnh sau khi đóng tiền khám.

Tuy nhiên, trước khi tới khám, anh/chị có thể liên hệ để được tư vấn qua các kênh:

Tổng đài: (028)39239940 - (028)39239946

Facebook: https://vi-vn.facebook.com/Phongkham.kysinhtrung.Bo.Y.Te/

Công việc của ngành kí sinh trùng là gì

Zalo: 0902967788

Công việc của ngành kí sinh trùng là gì

Câu hỏi: Trẻ em có thể khám ký sinh trùng được không?

Trả lời:

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên có thể mắc các bệnh về ký sinh trùng nhưng tỉ lệ nhiễm không cao. Đối với bệnh nhi 12 tháng - 24 tháng tuổi nên đến khoa Nhi của các bệnh viện đa khoa hoặc bệnh viện Nhi đồng khám các bệnh lý khác trước, nếu không phát hiện ra bệnh lý nào hoặc được bác sĩ nhi khoa đề xuất mới nên qua khám ký sinh trùng.

Trong trường hợp bệnh nhi có nhiễm ký sinh trùng, cũng sẽ được cân nhắc trì hoãn điều trị, bởi vì có những bé tuy đủ tháng nhưng không đủ cân nặng để uống thuốc, hoặc có những loại thuốc được khuyến cáo không dùng cho trẻ em dưới 4 tuổi.

Câu hỏi: Có cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm không?

Trả lời:

Chẩn đoán các bệnh ký sinh trùng chủ yếu dựa trên kết quả xét nghiệm miễn dịch. Xét nghiệm này không đòi hỏi phải nhịn ăn trước khi lấy máu, vì thế anh/chị có thể ăn uống bình thường.

Câu hỏi: Chi phí xét nghiệm là bao nhiêu?

Trả lời:

Căn cứ trên tình trạng thăm khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ ra chỉ định thích hợp. Thông thường, chi phí sẽ rơi vào khoảng 500.000 - 1.500.000 đồng.

Anh/chị có thể tham khảo Bảng giá khám bệnh và các kỹ thuật y tế áp dụng tại Khoa và Bảng giá dịch vụ Phục hồi chức năng

Câu hỏi: Khoa Khám bệnh có điều trị bệnh không?

Trả lời:

Khoa Khám bệnh có điều trị các bệnh ký sinh trùng. Bệnh nhân sau khi nhận các kết quả cận lâm sàng được chỉ định sẽ được phát số thứ tự để quay lại phòng bác sĩ khám, tư vấn, kê toa thuốc nếu cần thiết. Ngoài ra, Khoa Khám bệnh còn điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau nhiễm ký sinh trùng.

Làm sao để biết mình bị nhiễm ký sinh trùng?

Nhiễm ký sinh trùng: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, cách điều trị và phòng bệnh.

Bị ngứa da, nổi mề đay..

Đường tiêu hóa kém..

Xuất hiện cảm giác ngứa ở hậu môn..

Suy nhược cơ thể.

Thường xuyên có cảm giác thèm ăn..

Nghiến răng..

Cơ thể thiếu máu..

Có sự thay đổi về tính cách..

Chuyên khoa ký sinh trùng là gì?

Ký sinh trùng y học là lĩnh vực nghiên cứu những ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh ở người. Ký sinh trùng ở người có nhiều hình thức ký sinh như: Ký sinh hoàn toàn: còn gọi là ký sinh bắt buộc suốt đời như giun đũa, giun tóc, giun móc.

Xét nghiệm ký sinh trùng hết bao nhiêu tiền?

Bảng giá xét nghiệm ký sinh trùng dao động từ 100.000 đồng cho đến 2.000.000 đồng tùy từng loại xét nghiệm. Thời gian trả kết quả xét nghiệm sau 1 buổi trong giờ hành chính. Bệnh ký sinh trùng là một trong những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay.

Ký sinh trùng là gì ví dụ?

Những bệnh ký sinh trùng thường gặp. Giun đũa, giun móc, giun tóc, sán lá phổi, sán lá gan, ấu trùng sán lợn, sán dây là những ký sinh trùng gây bệnh cho người thường gặp. Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể người qua thực phẩm, đất hoặc vật nuôi, gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.