Công văn đề nghị chủ trương bổ sung chi ủy

(ĐCSVN) – Bạn đọc Nguyễn Thị Huyền ở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa hỏi: Chi bộ B còn 3 tháng nữa hết nhiệm kỳ thì đồng chí bí thư chi bộ chuyển công tác khác. Chi bộ quyết định bầu bổ sung bí thư chi bộ vào cuộc họp định kỳ. Cách làm của chi bộ B có đúng hay không?

Công văn đề nghị chủ trương bổ sung chi ủy

Ảnh minh họa. Nguồn: CPV

Trả lời:

Nội dung câu hỏi của bạn đọc Nguyễn Thị Huyền được quy định tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cụ thể, Khoản 3, Điều 24, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ:

“Đại hội chi bộ do chi ủy triệu tập năm năm hai lần; nơi chưa có chi ủy thì do bí thư chi bộ triệu tập. Khi được đảng ủy cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn những không quá sáu tháng”.

Cùng với đó, khoản 2, Điều 13, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam cũng quy định:

“Việc bổ sung cấp ủy viên thiếu do cấp ủy đề nghị, cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định...”.

Trường hợp chi bộ B như bạn đọc Nguyễn Thị Huyền nêu trong câu hỏi, do bí thư chi bộ chuyển công tác đi nơi khác nên việc bổ sung cấp ủy viên để kiện toàn chi ủy là cần thiết. Theo quy định của Điều lệ Đảng, chi bộ B có thể thực hiện theo 2 cách:

- Tiến hành đại hội chi bộ sớm hơn (3 tháng) để kiện toàn cấp ủy (Nếu được cấp ủy cấp trên đồng ý).

- Chi ủy đề nghị cấp ủy cấp trên chỉ định bí thư chi bộ để điều hành công việc của chi bộ.

Nếu chi ủy chi bộ B lãnh đạo bầu bổ sung bí thư chi bộ mà không báo cáo cấp trên là không đúng quy định của Điều lệ Đảng./.

Hiện nay chi bộ nơi tôi đang sinh hoạt và công tác có 23 Đảng viên tháng 8 năm 2018 có 1 đồng chí trong cấp ủy nghỉ chế độ hưu trí (hiện nay chi bộ có 1 bí thư, 1 Phó Bí thư và 2 chi ủy viên) xin hỏi quy trình thủ tục để tiến hành kiện toàn cấp ủy chi bộ tôi phải thực hiện như thế nào?

Câu trả lời:

Căn Cứ Điều 16.2 khoản 2, Điều 13 Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016 của Ban chấp hành Trung ương (khóa XII): Việc bổ sung cấp ủy viên thiếu do cấp ủy đề nghị, cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định “Khi cần bổ sung cấp ủy viên thiếu tập thể cấp ủy thảo luận, thống nhất đề nghị cấp ủy cấp trên ra quyết định bổ sung cấp ủy viên thiếu”.

Như vậy trường hợp đồng chí, chi ủy cần hội ý dự kiến nhân sự cụ thể, sau đó tổ chức hội nghị chi bộ để lấy phiếu giới thiệu, chi bộ làm văn bản báo cáo cấp ủy cấp trên; cấp ủy cấp trên xem xét, chỉ định bổ sung chi ủy viên

I- Việc bổ sung cấp ủy viên thiếu.

Điểm 16.2 tại Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) quy định việc bổ sung cấp uỷ viên thiếu do cấp uỷ đề nghị, cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định. Cụ thể:

1- Khi cần bổ sung cấp uỷ viên thiếu, tập thể cấp uỷ thảo luận, thống nhất đề nghị cấp uỷ cấp trên về số lượng, nhân sự cụ thể để cấp uỷ cấp trên ra quyết định. Trường hợp đặc biệt, nếu xét thấy cần, cấp uỷ cấp trên có thể ra quyết định bổ sung số cấp uỷ viên thiếu.

Quy trình thực hiện:

1.1 – Căn cứ vào nhu cầu công tác, tiêu chuẩn cán bộ và quy hoạch, cấp ủy thảo luận, dự kiến số lượng, nhân sự cần bổ sung để kiện toàn và làm văn bản báo cáo xin chủ trương cấp ủy cấp trên trực tiếp.

Lưu ý: Đối với chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ bộ phận thì cấp ủy chi bộ báo cáo đảng ủy bộ phận để đảng uỷ bộ phận đề nghị đảng uỷ cơ sở quyết định. Việc bổ sung cấp ủy viên thiếu ở chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ bộ phận do đảng ủy cơ sở quyết định nhưng nếu có liên quan đến tiêu chuẩn chính trị thì đảng ủy cơ sở phải báo cáo xin ý kiến của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối.

1.2- Sau khi có ý kiến thống nhất của đảng ủy cấp trên thì cấp ủy tổ chức hội nghị cấp ủy tiến hành lấy phiếu tín nhiệm nhân sự bổ sung và đề nghị đảng ủy cấp trên ra quyết định chỉ định bổ sung cấp ủy (đối với đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở thì tổ chức họp̣ đảng ủy để lấy phiếu tín nhiệm; đối với chi bộ thì chi ủy tổ chức họp̣ chi bộ lấy phiếu tín nhiệm nhân sự đề nghị bổ sung vào chi ủy), hồ sơ gồm có:

+ Tờ trình đề nghị bổ sung cấp ủy;

+ Biên bản hội nghị lấy phiếu tín nhiệm (phải có thể hiện kết quả lấy phiếu tín nhiệm);

+ Thông tin trích ngang nhân sự đề nghị chỉ định bổ sung vào cấp ủy.

2- Việc bổ sung cấp uỷ viên, uỷ viên thường vụ, bí thư, phó bí thư là đảng viên trong đảng bộ, chi bộ, nói chung thực hiện theo quy trình: chỉ định vào ban chấp hành đảng bộ, ban chấp hành đảng bộ bầu vào các chức danh cần thiết.

Quy trình thực hiện:

2.1- Thực hiện quy trình bổ sung cấp ủy viên thiếu ở mục 1 phía trên;

2.2- Sau khi có Quyết định chỉ định bổ sung của đảng ủy cấp trên, cấp ủy tổ chức hội nghị để bầu bổ sung vào các chức danh theo chủ trương; cụ thể:

+ Đối với đảng ủy cơ sở và đảng ủy bộ phận: Tổ chức hội nghị đảng ủy bầu bổ sung vào ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy theo chủ trương;

+ Đối với chi bộ: Tổ chức hội nghị đảng viên để chi bộ bầu bí thư, phó bí thư theo chủ trương.

Sau khi có kết quả bầu cử, cấp ủy đề nghị cấp ủy cấp trên chuẩn y, hồ sơ gồm có:

+ Tờ trình đề nghị chuẩn y;

+ Biên bản hội nghị bầu bổ sung các chức danh (phải có thể hiện kết quả bầu cử);

+ Thông tin trích ngang nhân sự bổ sung.

3- Cấp uỷ cấp trên trực tiếp có thể chỉ định đích danh đảng viên là cấp uỷ viên cấp trên vào chức danh bí thư, phó bí thư, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cấp dưới.

4- Khi cần thiết, cấp uỷ cấp trên có quyền điều động đảng viên từ đảng bộ khác chỉ định tham gia cấp uỷ và giữ các chức vụ uỷ viên thường vụ, phó bí thư, bí thư cấp uỷ, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.

Lưu ý: Điểm 15.2 và 15.3 tại Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) có nêu:

– Khi thật cần thiết, do không bầu được bí thư, cấp ủy cấp trên có thể chỉ định đảng viên trong hoặc ngoài đảng bộ, chi bộ tham gia cấp ủy và làm bí thư.

– Những đồng chí đã được đại hội hoặc hội nghị ban chấp hành giới thiệu vào danh sách bầu cử cấp ủy, ban thường vụ nhưng kết quả đạt không quá 50% số phiếu bầu thì việc xem xét bổ sung vào cấp ủy, ban thường vụ cần đánh giá, cân nhắc kỹ về uy tín, năng lực, cơ cấu cụ thể và chỉ thực hiện sau đại hội hoặc hội ban chấp hành ít nhất 12 tháng , đồng thời phải được ít nhất trên một nửa số cấp ủy viên đương nhiệm đồng ý.

II- Việc tăng thêm cấp uỷ viên

– Điểm 16.2 tại Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) quy định việc tăng thêm cấp uỷ viên:

Khi cần thiết, cấp uỷ cấp dưới thảo luận thống nhất đề nghị cấp uỷ cấp trên chỉ định tăng thêm một số cấp uỷ viên cấp dưới. So với số lượng cấp uỷ viên mà đại hội đã quyết định, số lượng cấp uỷ viên chỉ định tăng thêm không được quá 10% đối với cấp quận, huyện và tương đương trở lên, không quá 20% đối với cấp cơ sở.

– Điểm 15.5 tại Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XII) hướng dẫn việc tăng thêm cấp uỷ viên:

Việc chỉ định tăng thêm cấp uỷ viên ở đảng bộ cấp trên cơ sở quá 10%;cấp cơ sở quá 20% so với số lượng cấp uỷ viên mà đại hội đã quyết định thì cấp uỷ trực thuộc Trung ương đề nghị, Ban Tổ chức Trung ương trả lời bằng văn bản .